Định giá VND cao đã “báo hại” 5 ngành ở Việt Nam?

VOV.VN -Các ngành đó là: nông nghiệp, khai khoáng, chế biến nông nghiệp, công nghiệp nhẹ thâm dụng lao động và công nghiệp nặng.

Nói về tác động của biến động tỷ giá ở Việt Nam gần đây, TS Nguyễn Đức Thành, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: ở nước ta, quy mô dự trữ ngoại hối thấp, độ mở lớn, biến động tỷ giá và thị trường tài chính kém phát triển khiến lạm phát và tính phi hiệu quả của nền kinh tế. Bên cạnh đó, do an sinh xã hội chưa phát triển, tầng lớp lao động dễ tổn thương. Do đó, “cần lựa chọn mức tỷ giá phù hợp”.

Phân tích rõ hơn, TS Nguyễn Đức Thành lấy ví dụ từ việc hiệu chỉnh trọng số thương mại với Trung Quốc cho thấy, từ năm 2011 đến nay, tỷ giá ở nước ta theo xu hướng tăng, mặc dù lạm phát được giữ ổn định. Biểu hiện là trong điều kiện quốc tế thuận lợi nhờ chương trình QE làm cho đồng USD thấp; đồng Nhân dân tệ mạnh lên. Nguyên nhân, theo TS Thành, do tốc độ điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa thấp (2-3%/năm). Nếu lấy năm 2012 làm gốc, đồng nội tệ VND đang bị định giá cao 14,5%. Sau khi hiệu chỉnh quy mô thương mại phi chính thức với Trung Quốc, đồng nội tệ định giá cao 13%.

Cùng với đó, tỷ giá thực có xu hướng tăng nhanh từ quý II/2014 do chương trình QE kết thúc, đồng USD tăng giá mạnh khiến neo tỷ giá với đồng USD sẽ khiến đồng VND tăng giá.

Cuối năm 2013, VND được định giá cao hơn 7-11% so với mức cân bằng. “Đáng chú ý đây cũng là mức lệch tỷ giá cao nhất so với các nước trong khu vực.  Ngoại trừ Phillipines, Việt Nam là nước duy nhất có đồng nội tệ được định giá cao trong giai đoạn 2012-2013”- TS Thành nhấn mạnh.

Việc định giá VND cao, theo TS Thành, đã khiến 5 ngành bị tác động tiêu cực là: Nông nghiệp, khai khoáng, chế biến nông nghiệp, công nghiệp nhẹ thâm dụng lao động và công nghiệp nặng. Chỉ hai ngành hưởng lợi từ VND cao là ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng vốn và ngành dịch vụ.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu của VEPR

Chẳng hạn, soi sự tác động này tới ngành công nghiệp nhẹ thâm dụng lao động sẽ thấy ngành này chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc tỷ giá thiếu sức cạnh tranh. Nếu VND định giá cao 10% thì sản lượng giảm 7,65%, xuất khẩu giảm 11,64%. Công nghiệp thâm dụng vốn hưởng lợi do đầu vào nhập khẩu giảm. Do đó, kim ngạch nhập khẩu tăng lên 33,17% nếu VND được định giá cao hơn 10%. Tỷ giá cao có tác động đẩy mạnh tiêu dùng, sản lượng và kim ngạch nhập khẩu ngành dịch vụ.

Thực tế này cho thấy, “tỷ giá cao bất lợi cho các ngành sử dụng nhiều yếu tố đầu vào sản xuất nội địa và hỗ trợ cho các ngành tiêu dùng và sản xuất sử dụng đầu vào nhập khẩu”.

Từ thực tế này, TS Nguyễn Đức Thành nhận định: VND có xu hướng lên giá trong giai đoạn 2011-2014 và đang được định giá cao 7-11% tác động tiêu cực đến đến các ngành sử dụng đầu vào trong nước (nông nghiệp, chế biến nông nghiệp, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ thâm dụng lao động và khai khoáng). Đây là những ngành tạo việc làm và tiến bộ năng suất của nền kinh tế.

Do đó, TS Thành khuyến nghị: “Những thay đổi đột ngột trong lượng khách du lịch tới Việt Nam gần đây, nhập siêu đang trở lại nhanh chóng, đều cần được xem xét dưới tác động của chính sách tỷ giá hiện nay. Cần một lộ trình phù hợp để đạt được mức tỷ giá cạnh tranh hơn cho Việt Nam, tối thiểu tiến về mức tỷ giá cân bằng. Mức điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa nên lớn hơn khoảng cách giữa lạm phát của Việt Nam và thế giới. Bởi vì trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều hạ giá đồng nội tệ của họ để thúc đẩy xuất khẩu. Nhưng Việt Nam vẫn đang giữ tỷ giá rất chặt, và giữ ổn định mức cao.

TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, việc giữ tỷ giá ổn định như hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, theo ông Doanh, điều chỉnh tỷ giá cần hết sức cân nhắc đến việc nó sẽ tác động như thế nào đến nợ công của Việt Nam.

Còn ông Huỳnh Thế Du, giảng viên chương trình Kinh tế Fulbright, cũng cho rằng, "trong các thứ mạnh lên, mọi người đều đáng mừng, riêng sự mạnh lên của đồng tiền thì không. Đồng tiền của một quốc gia mạnh lên thì cạnh tranh với quốc tế bị ảnh hưởng, sức cạnh tranh của quốc gia bị ảnh hưởng nhiều. Vì hội nhập thương mại, các quốc gia muốn có sự cạnh tranh của mình tăng lên thì thường không muốn đồng tiền của mình mạnh lên so với ngoại tệ. Ngay như Nhật Bản, Hàn Quốc hướng đến xuất khẩu nên họ hạ thấp đồng nội tệ của mình so với ngoại tệ để kích thích xuất khẩu, gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Cách làm này họ đã thành công".

Ông Du còn cho rằng, không nên lo lắng việc tiền yếu sẽ làm khó cho khả năng trả nợ nước ngoài. Vì nợ bằng ngoại tệ thì phải trả bằng ngoại tệ. Việc định giá thấp tiền nội tệ, hỗ trợ xuất khẩu thì thu được nhiều ngoại tệ hơn. Khi đó bức tranh nền kinh tế có lợi nhiều hơn, sẽ có cơ sở để có nhiều ngoại tệ phục vụ trả nợ. Nó cũng đồng thời tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỷ giá vọt tăng lên tới trên 21.840 đồng/USD
Tỷ giá vọt tăng lên tới trên 21.840 đồng/USD

VOV.VN -8h20 sáng 15/5, tỷ giá USD/VND tại nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục được niêm yết tăng mạnh so với cùng thời điểm sáng qua.

Tỷ giá vọt tăng lên tới trên 21.840 đồng/USD

Tỷ giá vọt tăng lên tới trên 21.840 đồng/USD

VOV.VN -8h20 sáng 15/5, tỷ giá USD/VND tại nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục được niêm yết tăng mạnh so với cùng thời điểm sáng qua.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng tiếp tục tăng
Tỷ giá USD tại các ngân hàng tiếp tục tăng

VOV.VN -Ngày 20/5, các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng tỷ giá VND/USD, vượt mức trần mua vào và tiến sát mức trần bán ra.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng tiếp tục tăng

Tỷ giá USD tại các ngân hàng tiếp tục tăng

VOV.VN -Ngày 20/5, các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng tỷ giá VND/USD, vượt mức trần mua vào và tiến sát mức trần bán ra.

Tỷ giá lại vọt tăng
Tỷ giá lại vọt tăng

VOV.VN -10h30 ngày 25/5, tỷ giá USD/VND tại nhiều ngân hàng được niêm yết vọt tăng so với tuần trước từ 20-40 đồng/USD.

Tỷ giá lại vọt tăng

Tỷ giá lại vọt tăng

VOV.VN -10h30 ngày 25/5, tỷ giá USD/VND tại nhiều ngân hàng được niêm yết vọt tăng so với tuần trước từ 20-40 đồng/USD.

Phó Thống đốc: Tỷ giá năm 2015 tăng tối đa không quá 2%
Phó Thống đốc: Tỷ giá năm 2015 tăng tối đa không quá 2%

VOV.VN - Điều này đồng nghĩa với việc từ nay tới cuối năm NHNN sẽ gần như không điều chỉnh tỷ giá.

Phó Thống đốc: Tỷ giá năm 2015 tăng tối đa không quá 2%

Phó Thống đốc: Tỷ giá năm 2015 tăng tối đa không quá 2%

VOV.VN - Điều này đồng nghĩa với việc từ nay tới cuối năm NHNN sẽ gần như không điều chỉnh tỷ giá.

Tỷ giá tiếp tục tăng
Tỷ giá tiếp tục tăng

VOV.VN -Sáng 14/5, tỷ giá USD/VND tại nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng, mức tăng khoảng 30-40 đồng/USD so với phiên 12/5.

Tỷ giá tiếp tục tăng

Tỷ giá tiếp tục tăng

VOV.VN -Sáng 14/5, tỷ giá USD/VND tại nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng, mức tăng khoảng 30-40 đồng/USD so với phiên 12/5.

Thao túng tỷ giá, 6 ngân hàng lớn bị phạt gần 6 tỉ USD
Thao túng tỷ giá, 6 ngân hàng lớn bị phạt gần 6 tỉ USD

Đó là các ngân hàng Citigroup (Mỹ), JP Morgan (Mỹ), Barclays (Anh), Royal Bank of Scotland (RBS, Scotland), UBS (Thụy Sĩ) và Bank of America (Mỹ).

Thao túng tỷ giá, 6 ngân hàng lớn bị phạt gần 6 tỉ USD

Thao túng tỷ giá, 6 ngân hàng lớn bị phạt gần 6 tỉ USD

Đó là các ngân hàng Citigroup (Mỹ), JP Morgan (Mỹ), Barclays (Anh), Royal Bank of Scotland (RBS, Scotland), UBS (Thụy Sĩ) và Bank of America (Mỹ).