Doanh nghiệp cần liên kết để cùng phát triển

VOV.VN-Doanh nghiệp cần liên kết lại với nhau trong sản xuất, kinh doanh để giảm chi phí, chuyên môn hóa từng công đoạn. 

Sáng nay (21/2), tại TP HCM, Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo "Kinh tế Việt Nam 2014 - Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp”. 

Theo các chuyên gia, năm 2014 kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi và các doanh nghiệp cần tìm giải pháp để tận dụng các cơ hội, tránh rủi ro, đem lại hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo: năm 2014 kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi. Ở Việt Nam từ đầu năm đến nay, kinh tế cũng có những tín hiệu phát triển đáng mừng.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 5,8% trong năm nay, Chính phủ Việt Nam tiếp tục có những giải pháp tích cực để cải cách thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên là: đầu tư công, tái cơ cấu ngân hàng thương mại, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất kỳ vọng vào các chính sách này của Chính phủ để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.  

Tại hội thảo, nhiều  đại biểu cho rằng, cùng với những nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp muốn giữ mức tăng trưởng tốt, tránh được những rủi ro thì phải tập trung vào các giá trị cốt lõi của ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Tức là, các doanh nghiệp phải kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, đồng thời xây dựng thương hiệu mạnh. Doanh nghiệp cũng cần liên kết lại với nhau trong sản xuất,  kinh doanh để giảm chi phí và chuyên môn hóa từng công đoạn. 

Ông Đặng Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty TNHH Kim Bôi nêu ý kiến: “Chúng ta phải làm sao sản phẩm có chất lượng đạt được yêu cầu của quốc tế, quản lý giá thành tốt để cạnh tranh. Bản thân doanh nghiệp tôi cũng liên kết với các cơ sở khác. Thực hiện liên kết để phân công, đi vào chuyên môn hóa. Khi kết hợp lại, sản phẩm có giá thành tốt hơn mà chất lượng lại đảm bảo hơn".

Tuy đã có những chuyển biến nhưng các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vẫn đang đứng trước những thách thức gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đó là, nền công nghiệp chủ yếu dựa vào gia công, lao động giá rẻ, giá trị gia tăng thấp, mất sức cạnh tranh khi hội nhập kinh tế. Cho nên, để kinh tế tăng trưởng tốt, chúng ta phải khắc phục được những hạn chế này và có những giải pháp đột phá hơn nữa về thể chế kinh tế.

Doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt những chuyển động của kinh tế trong nước và thế giới để có những bước đi thích hợp, tận dụng được cơ hội và tránh rủi ro. Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp cần lưu ý: Quan hệ đầu tư, thương mại chặt chẽ với thế giới và tận dụng được chính sách của Chính phủ để giảm bớt khó khăn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế Việt Nam vẫn có nguy cơ sẽ đi ngang nhiều năm?
Kinh tế Việt Nam vẫn có nguy cơ sẽ đi ngang nhiều năm?

VOV.VN-Theo HSBC, tình trạng này sẽ xảy ra nếu không có những tiến bộ đáng kể để giải quyết vướng mắc về cơ cấu nền kinh tế.

Kinh tế Việt Nam vẫn có nguy cơ sẽ đi ngang nhiều năm?

Kinh tế Việt Nam vẫn có nguy cơ sẽ đi ngang nhiều năm?

VOV.VN-Theo HSBC, tình trạng này sẽ xảy ra nếu không có những tiến bộ đáng kể để giải quyết vướng mắc về cơ cấu nền kinh tế.

10 điểm nhấn kinh tế Việt Nam năm 2013
10 điểm nhấn kinh tế Việt Nam năm 2013

VOV.VN-VOV online điểm lại 10 sự kiện kinh tế quan trọng và nổi bật nhất Việt Nam trong năm 2013.

10 điểm nhấn kinh tế Việt Nam năm 2013

10 điểm nhấn kinh tế Việt Nam năm 2013

VOV.VN-VOV online điểm lại 10 sự kiện kinh tế quan trọng và nổi bật nhất Việt Nam trong năm 2013.

Vào TPP, kinh tế Việt Nam được- mất gì?
Vào TPP, kinh tế Việt Nam được- mất gì?

VOV.VN -TPP là Hiệp định thương mại tự do lớn với phạm vi và mức độ cam kết rộng và sâu nhất mà Việt Nam từng tham gia cho đến nay

Vào TPP, kinh tế Việt Nam được- mất gì?

Vào TPP, kinh tế Việt Nam được- mất gì?

VOV.VN -TPP là Hiệp định thương mại tự do lớn với phạm vi và mức độ cam kết rộng và sâu nhất mà Việt Nam từng tham gia cho đến nay

Năm 2014, kinh tế Việt Nam sẽ "mã đáo thành công"
Năm 2014, kinh tế Việt Nam sẽ "mã đáo thành công"

Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam có nền kinh tế thị trường và hội nhập đúng nghĩa, năm 2014 sẽ mã đáo thành công.

Năm 2014, kinh tế Việt Nam sẽ "mã đáo thành công"

Năm 2014, kinh tế Việt Nam sẽ "mã đáo thành công"

Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam có nền kinh tế thị trường và hội nhập đúng nghĩa, năm 2014 sẽ mã đáo thành công.

Kịch bản nào cho triển vọng kinh tế Việt Nam 2014?
Kịch bản nào cho triển vọng kinh tế Việt Nam 2014?

VOV.VN - Nếu kinh tế được giải quyết tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014 có thể đạt 5,67%; chỉ số CPI đạt khoảng 7%.

Kịch bản nào cho triển vọng kinh tế Việt Nam 2014?

Kịch bản nào cho triển vọng kinh tế Việt Nam 2014?

VOV.VN - Nếu kinh tế được giải quyết tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014 có thể đạt 5,67%; chỉ số CPI đạt khoảng 7%.

Nhận định kinh tế Việt Nam 2014
Nhận định kinh tế Việt Nam 2014

Kinh tế thế giới năm 2014 đi vào giai đoạn tăng trưởng sẽ giúp cho các nước mới nổi trong đó có Việt Nam được hưởng lợi.   

Nhận định kinh tế Việt Nam 2014

Nhận định kinh tế Việt Nam 2014

Kinh tế thế giới năm 2014 đi vào giai đoạn tăng trưởng sẽ giúp cho các nước mới nổi trong đó có Việt Nam được hưởng lợi.   

Kinh tế Việt Nam sẽ sáng hơn trong năm 2014
Kinh tế Việt Nam sẽ sáng hơn trong năm 2014

Đó là khẳng định của ông Simon Andrew, Giám đốc khu vực của IFC tại  Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào.

Kinh tế Việt Nam sẽ sáng hơn trong năm 2014

Kinh tế Việt Nam sẽ sáng hơn trong năm 2014

Đó là khẳng định của ông Simon Andrew, Giám đốc khu vực của IFC tại  Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào.