Doanh nghiệp phải biết “lột xác” để phát triển

(VOV)-Càng khó khăn, DN càng phải biết tự đứng lên, không ỷ lại vào hỗ trợ từ nhà nước, và cần phải biết chấp nhận rủi ro để tiến lên...

Năng lực yếu kém, phá sản là tất yếu

Ông Lê Quang Mạnh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Tính đến 31/12/2012 có 475.700 doanh nghiệp đang hoạt động, riêng năm 2012 có 69.874 doanh nghiệp thành lập mới. Bên cạnh số doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là 54.261 doanh nghiệp (con số này cao hơn so với năm 2011 có 53.922 doanh nghiệp).

Còn dẫn số liệu tính chung cho cả năm 2011 và 2012, Tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Vinh, Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hòa), cho biết cả nước có khoảng 100.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc phá sản, bằng 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong suốt 20 năm qua.

Những DN trụ vững và phát triển trong khó khăn thể hiện sức cạnh tranh tốt

Hơn nữa, theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/1/2013 tăng 21,5% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước là: Sản xuất thiết bị truyền thông 374%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ  62,6%; sản xuất xi măng 35,7%; sản xuất dây, cáp điện 34,1%; may trang phục 23,3%; sản xuất mô tô, xe máy 20,7%; sản xuất bia 19,5%; sản xuất thuốc lá 19,1%; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa 19%; sản xuất đường 18,2%; sản xuất sắt, thép, gang 17%; chế biến và bảo quản thuỷ sản 15,8%; sản xuất các cấu kiện kim loại 13,7%...

Thực trạng này, tại nhiều diễn đàn gần đây, nhiều chuyên gia đánh giá, tồn kho do có sự tích tụ từ thời gian trước, khi một số ngành không được định hướng rõ hoặc không tuân thủ quy hoạch chung như ngành thép, xi măng, bất động sản… Và nhiều DN phá sản, ngừng hoạt động cũng vì tồn kho sản phẩm.

PGS, TS Trương Đình Chiến, Trưởng khoa Marketing của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, các DN sản xuất trong nước đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, gần như không thể cạnh tranh được với hàng nước ngoài, đặc biệt là hàng lậu. Nguyên nhân khách quan là do môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định dẫn đến giảm sức mua giảm sút, người dân hạn chế tiêu dùng, lượng tiêu thụ sản phẩm giảm sút.

Còn nguyên nhân chủ quan, theo TS Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương), do trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp trong nước đã tăng trưởng rất mạnh về số lượng, phát triển theo phong trào, trong khi đó chất lượng và năng lực cạnh tranh của DN lại rất thấp. Trong số các DN phải giải thể hoặc ngừng hoạt động tăng mạnh năm 2011 và 2012, bên cạnh một phần do nền kinh tế khó khăn, còn do nhiều DN có năng lực quá kém nên phải phá sản, mà yếu kém mà phá sản thì đó là tất yếu.

Không “lột xác”, khó cạnh tranh

Bên cạnh các giải pháp vĩ mô đã và đang được thúc đẩy, các chuyên gia cho rằng, vấn đề cốt lõi để DN thoát hiểm trong năm 2013 và các năm tiếp theo, trước hết DN phải tự tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình.

Khẳng định mấu chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN hiện nay là cả một vấn đề lớn, TS Lê Quốc Phương đề nghị: DN phải chủ động để chuyển từ yếu kém và thành lập theo phong trào, sang thành các DN có khả năng cạnh tranh.

Mặc dù Nghị quyết 13/2012 và Nghị quyết 02/2013 của Chính phủ đều đưa ra những giải pháp để gỡ khó cho DN, chẳng hạn như giãn thuế, giảm thuế, hỗ trợ mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng, hay hỗ trợ trực tiếp cho DN... Song, theo TS Lê Quốc Phương, thực tiễn triển khai hiệu quả vẫn chưa cao.

Muốn phát triển, trước hết DN phải tự tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình


Để thực sự giúp DN vượt khó và dần phát triển, TS Lê Quốc Phương cho rằng, “muốn hỗ trợ DN cho đúng thì phải phân loại DN ra, xem DN nào phá sản là do kém thực sự, còn DN nào phá sản do khách quan quá khó khăn. Việc làm này không hề dễ, nhưng phải làm. Nếu không, sẽ hỗ trợ cho những DN không đáng”.

Tuy nhiên, TS Lê Quốc Phương cũng nhấn mạnh: “Đúng ra, DN thì phải thực lực, nhà nước hỗ trợ chỉ là phần nào thôi, nếu ỷ lại, trông vào hỗ trợ DN không có năng lực cạnh tranh. Tất nhiên, vai trò của nhà nước vẫn cần có sự hỗ trợ DN, nhưng chủ yếu phải là tạo ra môi trường và pháp lý kinh doanh thuận lợi, đây là điểm quan trọng nhất. Còn việc hỗ trợ tài chính cũng có, nhưng không nên nhiều bởi vì như vậy sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại cho DN”.

Cũng với quan điểm muốn vượt khó, doanh nghiệp phải biết tự đứng lên và bước đi bằng đôi chân của mình, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khẳng định: DN phải biết lột xác, phải rũ bỏ những gì là ảo, là sai lầm, thậm chí phải hoàn toàn chuyển hướng sang một cách thức sản xuất kinh doanh mới. Nếu vẫn thực hiện cách làm cũ, DN phải có nhìn nhận rất căn bản liên quan 4 điểm: Thứ nhất, DN phải học được công cụ để giảm thiểu những bất định do các cú sốc trên thị trường về chính sách, giá cả. Thứ hai, DN phải gắn với dòng tiền. Tức là không chỉ biết nhìn nhận đúng hơn các dòng tiền, tài sản của mình, mà còn biết chơi với hệ thống tài chính ngân hàng. Bởi hệ thống tài chính NH hiện nay rất phức tạp, tinh vi, phải hiểu được nó thì mới chơi được.

Thứ ba, DN phải học cạnh tranh và học kết nối. Bởi thế giới hiện nay là thế giới của cạnh tranh rất quyết liệt, nhưng cũng là thế giới của hợp tác, và là sản xuất kinh doanh dựa vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị.

Thứ tư, DN phải có ý tưởng mới để phát triển. Theo xu thế mới, DN cần gắn sản xuất kinh doanh với tài chính, môi trường, trách nhiệm xã hội... Các việc này không phải là khẩu hiệu làm đẹp DN mà nó là sự sống còn sản phẩm của DN.

TS Võ Trí Thành còn lưu ý một yếu tố nữa rất quan trọng là DN Việt Nam phải biết hấp dẫn để mời DN nước ngoài, không né tránh mà phải biết học hỏi, biết cạnh tranh với họ và biết chiến thắng họ.

PGS, TS Trương Đình Chiến thì nhấn mạnh giải pháp DN phải tự tái cấu trúc, phát triển sản phẩm mới, phải quan tâm chăm sóc khách hàng để khách hàng thực sự tin và dùng hàng Việt chứ không thể bằng vận động, kêu gọi. Còn về quản lý nhà nước, “chúng ta hoàn toàn có đủ sức mạnh kể cả về luật pháp lẫn lực lượng quản lý để ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, đặc biệt là những hàng kém chất lượng. Vấn đề là hệ thống quản lý hành chính này có làm đúng chức trách hay không, và muốn làm tốt, hệ thống quản lý nhà nước cần phải có sự thay đổi, luật pháp cần phải nghiêm minh”.

Phải biết chấp nhận rủi ro...

Bà Thái Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc công ty Deloitte Việt Nam (chuyên về lĩnh vực kiểm toán và tư vấn doanh nghiệp) cho rằng, các DN không nên ngồi chờ chính sách hay trợ giúp từ bên ngoài mà phải biết chủ động tìm ra giải pháp tồn tại cho mình. Một trong những giải pháp quan trọng là DN phải biết đến những rủi ro của doanh nghiệp mình. Nếu không biết mình sẽ gặp rủi ro gì, doanh nghiệp không thể ứng phó khi xảy ra rủi ro.

Theo bà Hải, những rủi ro vốn không thể tránh, nó đang tồn tại cũng trở nên một sự bình thường của môi trường kinh doanh. Đơn cử, chuyện lạm phát, khủng hoảng hiện tại của nhiều quốc gia đã trở thành chuyện bình thường. Vì thế, “các DN cần chấp nhận các rủi ro nhất định để có được lợi thế cạnh tranh. Không thể loại trừ tất cả các rủi ro, thay vào đó, DN cần xác định rủi ro nào nên chấp nhận và chấp nhận với mức độ bao nhiêu là phù hợp với năng lực hiện tại của DN”- bà Hải nhấn mạnh.

Giải thích các rủi ro đi kèm tiềm năng về lợi ích, bà Hải chỉ ra gồm: xâm nhập vào thị trường mới, xây dựng và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới, phát triển và áp dụng các quy trình, mô hình kinh doanh mới, các liên minh, sáp nhập, và mua lại…

Bên cạnh đó, lâu nay không ít doanh nghiệp thực hiện kiểm soát nội bộ kém. Đó là hình thức quản trị kiểm soát theo thói quen, theo kiến thức được học một cách thụ động mà chưa tìm cách kiểm soát cho riêng mình. Bởi theo bà Hải, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những rủi ro khác nhau, do đó phải có cách kiểm soát rủi ro khác nhau.

Đồng thời, DN cần chú ý đến hoạt động kiểm soát nội bộ. Theo đó, không phải cứ khó khăn là nghĩ ngay đến giảm nhân lực, cắt giảm chi tiêu, cơ cấu lại tài chính mà quan trọng hơn là cần chú ý đến tăng cường chức năng của các bộ phận. Vấn đề không phải là tăng hay giảm nhân lực mà phải là hiệu quả sử dụng nhân lực.

Do đó, có thể nhận thấy, thời buổi khó khăn, không phải lúc nào cũng là ngõ cụt cho doanh nghiệp. Việc giảm giá sản phẩm, cắt giảm nhân sự… không phải lúc nào cũng là giải pháp tối ưu cho DN. Bởi theo bà Hải, DN cần biết tìm ra rủi ro nào có thể mang lại lợi ích cho mình, từ đó phải chấp nhận nó. Rủi ro mới có thể là cơ hội tạo ra lợi ích mới cho DN. Thực tế đã chứng minh, nhiều DN thành công, đạt lợi ích lớn trong bối cảnh khó khăn vì dám chấp nhận rủi ro./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh do lãi suất quá cao
Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh do lãi suất quá cao

Nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất.  

Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh do lãi suất quá cao

Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh do lãi suất quá cao

Nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất.  

Doanh nghiệp phá sản vì sống nhờ ngân hàng
Doanh nghiệp phá sản vì sống nhờ ngân hàng

Không vay được cũng chết mà vay được cũng chết, đó là tình trạng của các DN do tín dụng bị siết chặt và lãi suất quá cao hiện nay.

Doanh nghiệp phá sản vì sống nhờ ngân hàng

Doanh nghiệp phá sản vì sống nhờ ngân hàng

Không vay được cũng chết mà vay được cũng chết, đó là tình trạng của các DN do tín dụng bị siết chặt và lãi suất quá cao hiện nay.

Doanh nghiệp tìm cách giữ chân người lao động sau Tết
Doanh nghiệp tìm cách giữ chân người lao động sau Tết

(VOV) -Việc chăm lo đời sống cho công nhân trong dịp Tết là cách được các doanh nghiệp áp dụng. 

Doanh nghiệp tìm cách giữ chân người lao động sau Tết

Doanh nghiệp tìm cách giữ chân người lao động sau Tết

(VOV) -Việc chăm lo đời sống cho công nhân trong dịp Tết là cách được các doanh nghiệp áp dụng. 

Doanh nghiệp phá sản tăng bất thường trong 20 năm qua
Doanh nghiệp phá sản tăng bất thường trong 20 năm qua

Từ đầu năm đến nay, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và chờ phá sản đã lên tới 48.800 doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phá sản tăng bất thường trong 20 năm qua

Doanh nghiệp phá sản tăng bất thường trong 20 năm qua

Từ đầu năm đến nay, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và chờ phá sản đã lên tới 48.800 doanh nghiệp.

Khoảng 100 doanh nghiệp nợ thuế đã bỏ trốn
Khoảng 100 doanh nghiệp nợ thuế đã bỏ trốn

Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết thông tin này.

Khoảng 100 doanh nghiệp nợ thuế đã bỏ trốn

Khoảng 100 doanh nghiệp nợ thuế đã bỏ trốn

Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết thông tin này.

Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản
Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản

Đến thời điểm này, tại tỉnh Thanh Hóa đã có trên 2.500 doanh nghiệp buộc phải phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản

Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản

Đến thời điểm này, tại tỉnh Thanh Hóa đã có trên 2.500 doanh nghiệp buộc phải phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Bổ sung 500.000 euro phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bổ sung 500.000 euro phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa

(VOV) - Đây là vốn viện trợ không hoàn lại của UNIDO cho dự án phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

Bổ sung 500.000 euro phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bổ sung 500.000 euro phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa

(VOV) - Đây là vốn viện trợ không hoàn lại của UNIDO cho dự án phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

Khoảng 100.000 DN đã ngừng hoạt động hoặc phá sản
Khoảng 100.000 DN đã ngừng hoạt động hoặc phá sản

(VOV) - Theo TS Đỗ Thị Thanh Vinh, số liệu này tổng hợp của năm 2011 và 2012, bằng 50% tổng số DN rút khỏi thị trường trong 20 năm qua.

Khoảng 100.000 DN đã ngừng hoạt động hoặc phá sản

Khoảng 100.000 DN đã ngừng hoạt động hoặc phá sản

(VOV) - Theo TS Đỗ Thị Thanh Vinh, số liệu này tổng hợp của năm 2011 và 2012, bằng 50% tổng số DN rút khỏi thị trường trong 20 năm qua.

67 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
67 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

(VOV) -Thủ tướng Quyết định tặng 17 Giải Vàng và 50 Giải Bạc Chất lượng Quốc gia năm 2012 cho 67 doanh nghiệp.

67 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

67 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

(VOV) -Thủ tướng Quyết định tặng 17 Giải Vàng và 50 Giải Bạc Chất lượng Quốc gia năm 2012 cho 67 doanh nghiệp.