5 nhà thầu chiếm dụng hơn 17 tỷ đồng tiền tạm ứng

Đến nay đường sắp hoàn thiện nhưng các doanh nghiệp vẫn đang chiếm dụng hơn 17 tỉ đồng ngân sách nhà nước.

Ngày 1/5, ông Võ Văn Hùm - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Đắk Nông cho biết, ngày 9/4 Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật quốc lộ 28 đoạn qua Đắk Nông. Hiện các hạng mục như xây dựng cọc tiêu, biển báo, bờ taluy... đang tiếp tục được hoàn thiện.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công đã xảy ra nhiều sai sót dẫn đến việc 5 nhà thầu chiếm dụng hơn 17 tỉ đồng tạm ứng khiến công trình chậm tiến độ. Sở GTVT kiện năm doanh nghiệp này ra TAND huyện Đắk G’Long (Đắk Nông) để đòi tiền.

“Riêng Công ty cổ phần phát triển hạ tầng và bất động sản Thái Bình Dương (TP.HCM, nợ 800 triệu đồng) đã thanh toán trước 200 triệu đồng và hứa trả nên sở đã rút đơn” - ông Hùm nói.

Đòi lại tiền bằng mọi giá

Về việc tại sao để các nhà thầu ứng một số tiền lớn nhưng không thi công, ông Nguyễn Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Nông khẳng định, các thủ tục cho các nhà thầu ứng tiền là đúng quy định, đầy đủ thủ tục.

“Theo quy định lúc bấy giờ, mỗi nhà thầu được ứng đến 80% giá trị hợp đồng. Rất may lúc này Bộ GTVT đang kẹt vốn nên chỉ cho mỗi nhà thầu ứng 20%, nếu không số tiền bị chiếm dụng sẽ còn nhiều hơn” - ông Viện bộc bạch.

Quốc lộ 28 đang thi công đoạn qua xã Đắk Som (Đắk G’Long). (Ảnh: TTO)
Cũng theo ông Viện, thời điểm khởi công dự án đúng vào lúc kinh tế cả nước khó khăn nên Bộ GTVT đã giãn tiến độ dự án đến hết năm 2014 (ban đầu dự kiến dự án hoàn thành trong năm 2012).Vào thời điểm này các nhà thầu cũng gặp khó khăn nên việc thi công ì ạch. Sau nhiều lần đôn đốc, sở quyết định cắt hợp đồng một số đơn vị để giao lại cho các nhà thầu khác thi công.

“Về nguyên tắc, các cán bộ, lãnh đạo của Ban quản lý dự án 1 (Ban 1, Sở GTVT) phải đôn đốc các nhà thầu thi công, sau khi cắt hợp đồng phải quyết liệt trong thu hồi vốn. Tuy nhiên, do có phần chủ quan, chưa bám sát nên để xảy ra tình trạng thi công ì ạch, nợ tiền dai dẳng. Sở đã có các quyết định kỷ luật, kiểm điểm các cán bộ, lãnh đạo liên quan” - ông Viện giãi bày.

Cũng theo ông Viện, trong các doanh nghiệp bị khởi kiện có 3 doanh nghiệp đã hứa trả, riêng Công ty TNHH xây dựng Yến Ngân vẫn tiếp tục cù nhầy.

“Nếu đến ngày 30-6 (theo yêu cầu của UBND tỉnh Đắk Nông) mà đơn vị này vẫn không hoàn trả tiền, sở sẽ chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh Đắk Nông đề nghị điều tra. Phải thu hồi ngân sách nhà nước bằng mọi giá” - ông Viện thông tin.

“Sai phạm là do Ban 1 và giám đốc cũ”

Ông Trương Quang Lương - giám đốc Công ty TNHH xây dựng Yến Ngân - khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí.

“Hiện công ty đã đề nghị Công an tỉnh Đắk Nông điều tra hành vi chiếm dụng tiền đối với ông Nguyễn Hữu Điền, nguyên giám đốc công ty, nên tôi không đến tòa án làm việc chứ không lẩn tránh” - ông Lương nói.

Theo ông Lương, công ty vay tiền Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Đắk Lắk (BIDV Đắk Lắk) nên trong hợp đồng ký với chủ đầu tư, ngân hàng này có vai trò bảo lãnh.

Tuy nhiên, không biết ông Điền quan hệ thế nào mà lãnh đạo Ban 1 đã ký xác nhận khối lượng, cho ứng tiền nhưng không trả về BIDV Đắk Lắk theo quy định. Số tiền này được chuyển sang một ngân hàng khác - nơi có tài khoản riêng của ông Điền.

“Hiện BIDV Đắk Lắk phong tỏa hết tài sản, phương tiện, trong khi đó số tiền đã ứng lại không chuyển về nên công ty bị “nợ kép”. Đã vậy, chúng tôi còn mang tiếng chiếm dụng ngân sách, thi công ì ạch” - ông Lương giãi bày.

Ông Lương cho rằng trong việc Công ty Yến Ngân chiếm dụng ngân sách thì lỗi của chủ đầu tư là không giám sát việc thi công lại cho ứng tiền, gây ra thất thoát. “Nếu Ban 1 chuyển tiền vào BIDV - đơn vị bảo lãnh - thì tiền sẽ được giữ lại để thu hồi nợ và việc thi công vẫn đảm bảo, công ty vẫn có lời chứ không phải tiền chảy vào túi riêng người khác”, ông Lương bức xúc.

Được biết, ông Điền vốn là con rể ông Lương (nay đã ly dị) và được ông Lương giao quyền làm giám đốc với 30% vốn. Theo ông Lương, đến nay bằng cách ứng vốn, nghiệm thu khống ở nhiều công trình, ông Điền đã gây ra khoản nợ lên đến nhiều tỉ đồng. Toàn bộ tài sản, máy móc, cả nhà riêng ông Lương cũng bị đem thế chấp, công ty bên bờ vực phá sản.

Phóng viên đã nhiều lần cố gắng nhưng vẫn không liên lạc được với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 874 và Công ty xây dựng công trình giao thông 875, Công ty cổ phần xây dựng 189 (Hà Nội) để trao đổi thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đắk Lắk: Dân “nợ” tiền làm sổ đỏ gần 600 tỷ đồng
Đắk Lắk: Dân “nợ” tiền làm sổ đỏ gần 600 tỷ đồng

VOV.VN - Nguyên nhân của sự việc này không chỉ vì dân nghèo, mà một phần đến từ những văn bản hành chính của nhà nước.

Đắk Lắk: Dân “nợ” tiền làm sổ đỏ gần 600 tỷ đồng

Đắk Lắk: Dân “nợ” tiền làm sổ đỏ gần 600 tỷ đồng

VOV.VN - Nguyên nhân của sự việc này không chỉ vì dân nghèo, mà một phần đến từ những văn bản hành chính của nhà nước.

Tháng 12/2012, Bianfishco sẽ trả hết nợ tiền cá
Tháng 12/2012, Bianfishco sẽ trả hết nợ tiền cá

Trong tháng 9, công ty đã trả nợ tiền cá, dứt điểm những món dưới 1 tỷ đồng

Tháng 12/2012, Bianfishco sẽ trả hết nợ tiền cá

Tháng 12/2012, Bianfishco sẽ trả hết nợ tiền cá

Trong tháng 9, công ty đã trả nợ tiền cá, dứt điểm những món dưới 1 tỷ đồng

Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi
Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi

(VOV) -Đây là các khoản phát sinh trước ngày 1/7/2007. Đối tượng áp dụng là các hộ gia đình và doanh nghiệp Nhà nước.

Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi

Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi

(VOV) -Đây là các khoản phát sinh trước ngày 1/7/2007. Đối tượng áp dụng là các hộ gia đình và doanh nghiệp Nhà nước.