Cổ phần hóa doanh nghiệp: Tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp

VOV.VN - Hiện số doanh nghiệp cổ phần hóa đạt 96,3% nhưng phần vốn Nhà nước bán ra rất thấp, chỉ đạt 8% là một tỉ lệ ngược.

Liên quan đến các giải pháp cụ thể cũng như biện pháp của Chính phủ trong việc tập trung đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó trọng tâm là tăng tỉ lệ vốn Nhà nước bán ra sau cổ phần hóa, tại buổi họp báo Chính phủ thường kì tháng 1/2017, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho rằng, chủ trương cổ phần hóa DNNN năm 2017 sẽ khác với mọi năm với tinh thần Thủ tướng chỉ đạo phải rất quyết liệt.

“Mặc dù hiện nay, số doanh nghiệp cổ phần hóa đạt 96,3% nhưng phần vốn Nhà nước bán ra rất thấp (chỉ đạt 8%), đây là một tỉ lệ ngược với số doanh nghiệp được cổ phần hóa. Từ thực tế này, Chính phủ yêu cầu nguyên tắc bắt buộc, đó là sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa phải niêm yết trên sàn chứng khoán. Nếu doanh nghiệp cổ phần hóa không lên sàn chứng khoán, Chính phủ sẽ yêu cầu các cơ quan bộ, ngành xem xét đánh giá người đứng đầu Tập đoàn, DNNN”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ rõ.

Toàn cảnh buổi họp báo Chính phủ thường kì tháng 1/2017.
Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trên tinh thần chỉ đạo, ngoài những DNNN cần nắm giữ phần vốn Nhà nước là những doanh nghiệp chủ đạo của nền kinh tế; những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng… còn lại những doanh nghiệp không cần nắm giữ vốn Nhà nước sẽ được bán 100%.

“Có thể bán cả lô, bán cả gói cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài với tinh thần công khai minh bạch và lựa chọn theo đấu thầu tư vấn, đấu thầu cạnh tranh và lựa chọn nhà đầu tư. Tinh thần là đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, tránh thất thoát, tránh lợi ích nhóm, tránh tiêu cực trong vấn đề cổ phần hóa DNNN”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.

Người phát ngôn của Chính phủ cũng thông tin, Thủ tướng đã thành lập một Ban Chỉ đạo tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành. Trong các phiên họp thường kỳ Chính phủ cũng đều bàn, đưa ra vấn đề tiến độ cổ phần hóa, bán cổ phần vốn của Nhà nước nắm giữ.

Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân

Với quyết tâm đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, coi doanh nghiệp, doanh nhân là một trong những chủ thể quan trọng, là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, gắn liền với thông điệp của Thủ tướng Chính phủ: “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp”, ngày 16/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, để đạt được mục tiêu như Nghị quyết đã đề ra, Chính phủ đã chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; giảm chi phí kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Cụ thể là ngay từ năm 2016, Chính phủ đã tập trung vào công tác xây dựng thể chế, đặc biệt là các cơ chế chính sách nhằm tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ ít nhất 2 lần/năm tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp để nhận diện vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. (Ảnh: VGP)
Đồng thời, thiết lập và công khai đường dây nóng điện thoại, website để trực tiếp nhận ý kiến phản ánh và giải đáp cho doanh nghiệp; ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; xây dựng và đưa vào hoạt động Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp điều hành.

“Đây là một kênh thông tin kết nối giữa Chính phủ với doanh nghiệp, góp phần tăng cường hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như hạn chế các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đến nay, thông qua hệ thống này đã tiếp nhận và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý hàng trăm kiến nghị của doanh nghiệp. Nhiều kiến nghị khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, giải quyết kịp thời”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, bước sang năm 2017, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Hoàn chỉnh, trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh; hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017…

“Đây là sự khẳng định mạnh mẽ của Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, thể hiện sự đồng hành, sát cánh của Chính phủ, góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà
Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

VOV.VN - CPH phải xin ý kiến nhiều cơ quan có thẩm quyền về xác định giá trị tài sản, pháp lý, xử lý định giá doanh nghiệp liên quan đến bất động sản

Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

VOV.VN - CPH phải xin ý kiến nhiều cơ quan có thẩm quyền về xác định giá trị tài sản, pháp lý, xử lý định giá doanh nghiệp liên quan đến bất động sản

Thủ tướng: Không để thất thoát tài sản Nhà nước khi cổ phần hóa
Thủ tướng: Không để thất thoát tài sản Nhà nước khi cổ phần hóa

VOV.VN -Thủ tướng đặt vấn đề trách nhiệm cá nhân với lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước cố tình chậm trễ cổ phần hóa; yêu cầu không để thất thoát vốn, tài sản.

Thủ tướng: Không để thất thoát tài sản Nhà nước khi cổ phần hóa

Thủ tướng: Không để thất thoát tài sản Nhà nước khi cổ phần hóa

VOV.VN -Thủ tướng đặt vấn đề trách nhiệm cá nhân với lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước cố tình chậm trễ cổ phần hóa; yêu cầu không để thất thoát vốn, tài sản.

​Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá
​Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá

VOV.VN - Dẫn chứng điển hình về doanh nghiệp "ăn nên làm ra" sau cổ phần hoá là Vinamilk, Vinaseed, Petrolimex...

​Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá

​Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” sau cổ phần hoá

VOV.VN - Dẫn chứng điển hình về doanh nghiệp "ăn nên làm ra" sau cổ phần hoá là Vinamilk, Vinaseed, Petrolimex...