Doanh nghiệp cần chính sách thuế, phí ổn định

VOV.VN - Việc duy trì lâu dài và ổn định các chính sách thuế, phí là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong công nghiệp ô tô.

Liên quan đến chính sách thuế, phí và lệ phí đối với ngành công nghiệp ô tô, bà Nguyễn Hồng Phương, Trưởng phòng pháp chế và quan hệ chính phủ của Công ty Ford Việt Nam cho rằng, việc duy trì lâu dài và ổn định các chính sách thuế phí là vô cùng quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô.

Điều này cũng phù hợp với các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia kí kết như WTO, TPP…khi trong các hiệp định này đều quy định rất rõ là Việt Nam phải đảm bảo tính ổn định, dễ dự đoán và không phân biệt đối xử trong phát triển chính sách.

 

Bà Nguyễn Hồng Phương kiến nghị một số vấn đề
trong chính sách thuế và phí.
Chính vì lẽ đó, khi ban hành chính sách thuế, phí cần phải được các cơ quan nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng. Đặc biệt, khi Bộ Tài chính ban hành dự thảo về chính sách thuế, phí trong đó có việc tăng, giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô, đề xuất mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao từ 240% – 300% đối với một số chủng loại xe.

“Kế hoạch sản xuất kinh doanh đều được các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tính toán và xây dựng trước hàng năm trên cơ sở các chính sách đang được thực thi. Do đó, khi đột ngột có các chính sách thuế, phí thay đổi sẽ khiến các doanh nghiệp lúng túng trong việc thay đổi chiến lược và quy mô sản xuất kinh doanh, điều này vô hình chung sẽ “bóp chết” doanh nghiệp”, bà Phương nói.

Hoặc như việc Bộ Tài chính quy định tăng các loại phí về cầu đường trên Quốc lộ 5 từ 10.000 đồng lên 30.000 đồng/lượt, bà Phương cho đây là mức tăng quá cao, Bộ Tài chính cần phải nghiên cứu tính toán thật kỹ, cụ thể hóa về số liệu khi tăng phí là để đảm bảo tăng ngân sách cho nhà nước hay tăng phí là để duy trì việc khai thác vận hành. Quá trình tăng, giảm phí và lệ phí luôn phải được xem xét, đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đề xuất về mức thuế đối với ngành công nghiệp ô tô, bà Phương cho rằng chính phủ cần cân nhắc giảm thuế nhập khẩu một số phụ tùng linh kiện trong nước không sản xuất được, ví dụ như động cơ xe và hộp số.

Đối với những phụ tùng đơn giản hơn có thể nội địa hóa được như thân vỏ xe, các bộ phận bằng nhựa, kính…chính phủ cũng cần phải có chế độ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, các nhà sản xuất ô tô trong việc tăng cường nội địa hóa sản phẩm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một chiếc ô tô phải chịu bao nhiêu loại thuế, phí khi lưu hành?
Một chiếc ô tô phải chịu bao nhiêu loại thuế, phí khi lưu hành?

Do phải đóng nhiều khoản thuế, phí, giá xe ô tô ở Việt Nam cao gấp 2,5 lần so với Mỹ.

Một chiếc ô tô phải chịu bao nhiêu loại thuế, phí khi lưu hành?

Một chiếc ô tô phải chịu bao nhiêu loại thuế, phí khi lưu hành?

Do phải đóng nhiều khoản thuế, phí, giá xe ô tô ở Việt Nam cao gấp 2,5 lần so với Mỹ.

Loạn giá thị trường ô tô vì đề xuất thu thuế, phí, lệ phí
Loạn giá thị trường ô tô vì đề xuất thu thuế, phí, lệ phí

Trước sự cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu ôtô, một hy vọng về sở hữu ôtô giá rẻ với đông đảo người tiêu dùng Việt Nam. Rất tiếc, hy vọng đó đang mỗi ngày một xa với những đề xuất về các loại thuế, phí..

Loạn giá thị trường ô tô vì đề xuất thu thuế, phí, lệ phí

Loạn giá thị trường ô tô vì đề xuất thu thuế, phí, lệ phí

Trước sự cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu ôtô, một hy vọng về sở hữu ôtô giá rẻ với đông đảo người tiêu dùng Việt Nam. Rất tiếc, hy vọng đó đang mỗi ngày một xa với những đề xuất về các loại thuế, phí..

Thuế, phí chiếm 50% giá ôtô tại Việt Nam
Thuế, phí chiếm 50% giá ôtô tại Việt Nam

VOV.VN -Theo tính toán của Viện Nghiên cứu chiến lược, hiện nay các loại thuế, phí đang chiếm 40-50% giá ôtô tại Việt Nam. 

Thuế, phí chiếm 50% giá ôtô tại Việt Nam

Thuế, phí chiếm 50% giá ôtô tại Việt Nam

VOV.VN -Theo tính toán của Viện Nghiên cứu chiến lược, hiện nay các loại thuế, phí đang chiếm 40-50% giá ôtô tại Việt Nam. 

Xăng “cõng” hơn 50% thuế, phí... Người tiêu dùng có chịu thiệt?
Xăng “cõng” hơn 50% thuế, phí... Người tiêu dùng có chịu thiệt?

Giá xăng dầu nhập về trong 9 tháng đầu năm 2015 giảm 35,8%, tuy nhiên giá xăng bán lẻ trong nước vẫn cao so với đầu năm. Li&ecirc%3ḅu người tiêu dùng chịu thi&ecirc%3ḅt?

Xăng “cõng” hơn 50% thuế, phí... Người tiêu dùng có chịu thiệt?

Xăng “cõng” hơn 50% thuế, phí... Người tiêu dùng có chịu thiệt?

Giá xăng dầu nhập về trong 9 tháng đầu năm 2015 giảm 35,8%, tuy nhiên giá xăng bán lẻ trong nước vẫn cao so với đầu năm. Li&ecirc%3ḅu người tiêu dùng chịu thi&ecirc%3ḅt?