Doanh nghiệp dệt may muốn Chính phủ giảm thuế sợi về 0%

VITAS đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương bỏ quy định tăng mức thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester...

Dựa trên nhiều phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may.

VITAS đưa ra hàng loạt kiến nghị như đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương bỏ quy định tăng mức thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester do các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu là chủ yếu và sản xuất trong nước do nhiều nguyên nhân đến nay chưa đáp ứng được, thậm chí có doanh nghiệp đã ngừng hoạt động như nhà máy xơ sợi Đình Vũ. 

Doanh nghiệp Dệt may có nhiều kiến nghị lên Thủ tướng.

Tại văn bản này, VITAS cũng kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi Thông tư 49/2015/TT-BCT theo hướng bỏ quy định khi sản xuất hoặc gia công xuất khẩu quân trang, quân phục cho nước ngoài phải “xác định về đơn vị/cơ quan/tổ chức sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam”. 
“Đây là quy định mà khách hàng nước ngoài đặt gia công quan trang, quân phục cho rằng họ khó có thể đáp ứng”, đại diện VITAS cho biết. 
Bên cạnh đó, VITAS kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu để các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước gia công xuất khẩu vì theo luật thuế nhập khẩu có hiệu lực từ 1/9/2016 thì nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu sẽ được miễn thuế thay vì hoàn thuế như trước đây.
Ngoài ra, Hiệp hội này còn đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông sớm tham mưu cho Chính phủ sửa đổi nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định điều kiện cấp phép nhập khẩu máy in trên sản phẩm dệt may xuất khẩu là “chủ doanh nghiệp phải có bằng cấp từ cao đẳng trở lên về ngành in hoặc được Bộ Thông tin truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”. Đến nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức họp lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, đề nghị đẩy nhanh quá trình ra văn bản sửa đổi.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 của ngành dệt may ước đạt 14,1 tỷ USD tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016, trong khi kim ngạch nhập khẩu ước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 16,27% so với cùng kỳ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất bán hết hơn 2.600 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt may
Đề xuất bán hết hơn 2.600 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt may

6 bộ ngành Trung ương vừa được Văn phòng Chính phủ gửi công văn lấy ý kiến về đề xuất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Đề xuất bán hết hơn 2.600 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt may

Đề xuất bán hết hơn 2.600 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt may

6 bộ ngành Trung ương vừa được Văn phòng Chính phủ gửi công văn lấy ý kiến về đề xuất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Ngành dệt may bình chân với cách mạng 4.0
Ngành dệt may bình chân với cách mạng 4.0

VOV.VN - Ngành dệt may sẽ chịu nhiều tác động của cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc chưa mấy quan tâm tới vấn đề này.

Ngành dệt may bình chân với cách mạng 4.0

Ngành dệt may bình chân với cách mạng 4.0

VOV.VN - Ngành dệt may sẽ chịu nhiều tác động của cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc chưa mấy quan tâm tới vấn đề này.

Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu
Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu

VOV.VN - Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa làm việc với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, truyền đạt 6 nội dung Thủ tướng giao Vinatex cần quan tâm..

Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu

Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu

VOV.VN - Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa làm việc với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, truyền đạt 6 nội dung Thủ tướng giao Vinatex cần quan tâm..