Doanh nghiệp du lịch đường thủy kêu than vì thiếu bến bãi neo đậu

VOV.VN - Hiện TP HCM có khoảng 34 doanh nghiệp đang kinh doanh khai thác vận chuyển và phục vụ du lịch đường thủy.

Chiều 28/11, Sở Giao thông Vận tải, Sở Du lịch và một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận tải hành khách du lịch đường thủy, làng nghề ven sông của TP HCM đã có buổi tọa đàm nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực cho sự phát triển đường thủy gắn với sản phẩm du lịch.
Hiện TP HCM có khoảng 34 doanh nghiệp đang kinh doanh khai thác vận chuyển và phục vụ du lịch đường thủy. Nhiều mô hình giao thông thủy đang có, như: tàu cao tốc, taxi thủy, tàu nhà hàng trên sông... đã phát huy tốt hoạt động gắn với du lịch đường sông.
Buổi tọa đàm.
Tuy nhiên, hiện nay bến bãi ngày càng bị thu hẹp, nếu có thì giá thành cập bến rất cao làm tăng chi phí, hạn chế khả năng thu hút. Trao đổi tại buổi tọa đàm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch đường thủy bức xúc: Hiện bến Bạch Đằng đã đóng cửa cách đây 3 năm, nhiều tàu thuyền phải sang thuê bến để neo tại Cảng Sài Gòn, cảng này có chiều dài 1.800m, nhưng hiện lại được chuyển đổi mục đích sử dụng và chủ đầu tư chỉ để lại 300m cầu cảng đủ để đón tàu lớn quốc tế đường biển, như vậy hàng chục phương tiện du lịch thủy nội địa sẽ không có chỗ để đậu phục vụ kinh doanh phát triển du lịch. 
Một số ý kiến khác khẳng định, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp thành phố đủ khả năng để cùng phát triển thành phố. Các doanh nghiệp đề nghị những sở ngành có liên quan cần xem việc quy hoạch quản lý bến bãi cho du lịch là chiến lược. Công tác phát triển giao thông thủy gắn với du lịch đường thủy cần có thêm Sở Quy hoạch kiến trúc tham gia, việc quy hoạch bến bãi nên có cả hai bên bờ sông và gắn với những điểm đến tâm linh, làng nghề văn hóa, du lịch sinh thái... Bến bãi nay đã ít thì những địa điểm đang có cần giữ lại để phục vụ cho sự phát triển lâu dài.
Ông Nguyễn Hải Linh, Giám đốc Công ty Dịch vụ nhà hàng nổi du lịch ELisa.
Ông Nguyễn Hải Linh, Giám đốc Công ty Dịch vụ nhà hàng nổi du lịch ELisa cho rằng: "
Vấn đề đang mâu thuẫn là chủ trương chúng ta đang đẩy mạnh việc phát triển du lịch đường sông nhưng lại không có cầu bến cho tàu thuyền neo đậu thì đó là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần nhìn nhìn nhận lại việc này một cách hết sức thấu tháo, nghiêm túc để giữ lại bằng được cầu cảng Sài Gòn hoặc đàm phán với chủ đầu tư sao tránh xung đột quyền lợi phải để lại thêm ít nhất 800m cầu cảng phục vụ cho du lịch"./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng tham dự sự kiện Không gian văn hóa-du lịch Hà Giang
Thủ tướng tham dự sự kiện Không gian văn hóa-du lịch Hà Giang

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự sự kiện Không gian văn hóa-du lịch gắn với trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang.

Thủ tướng tham dự sự kiện Không gian văn hóa-du lịch Hà Giang

Thủ tướng tham dự sự kiện Không gian văn hóa-du lịch Hà Giang

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự sự kiện Không gian văn hóa-du lịch gắn với trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang.

Quá tải giao thông đường thủy ở Tiền Giang
Quá tải giao thông đường thủy ở Tiền Giang

VOV.VN - Hệ thống sông rạch ở tỉnh Tiền Giang đang bộc lộ những bất cập, chưa phát huy hết vai trò, khả năng phục vụ con người.

Quá tải giao thông đường thủy ở Tiền Giang

Quá tải giao thông đường thủy ở Tiền Giang

VOV.VN - Hệ thống sông rạch ở tỉnh Tiền Giang đang bộc lộ những bất cập, chưa phát huy hết vai trò, khả năng phục vụ con người.

Vụ Chủ tịch Bắc Ninh bị đe dọa: Cục Đường thủy nội địa lên tiếng
Vụ Chủ tịch Bắc Ninh bị đe dọa: Cục Đường thủy nội địa lên tiếng

VOV.VN - Từ đầu tháng 12 năm 2016 đến nay nhà đầu tư chưa được phép hoạt động và cũng không được Bộ GTVT cấp phép triển khai dự án.

Vụ Chủ tịch Bắc Ninh bị đe dọa: Cục Đường thủy nội địa lên tiếng

Vụ Chủ tịch Bắc Ninh bị đe dọa: Cục Đường thủy nội địa lên tiếng

VOV.VN - Từ đầu tháng 12 năm 2016 đến nay nhà đầu tư chưa được phép hoạt động và cũng không được Bộ GTVT cấp phép triển khai dự án.