Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng mạnh – có đáng lo ngại?

VOV.VN - Doanh nghiệp phá sản phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không thích hợp với quá trình hội nhập, không thể cạnh tranh trên thị trường.

Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều hành động cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, qua đó, môi trường kinh doanh được đánh giá là đã tốt lên nhiều. Tuy vậy, trong quý 1 năm nay, số lượng doanh nghiệp giải thể và khó khăn tạm ngừng hoạt động lại tăng mạnh. Tỷ lệ doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trên số doanh nghiệp thành lập mới lên tới 96,6%.

Tình trạng phá sản doanh nghiệp giải thể nhiều là chuyện không tránh khỏi khi nền kinh tế thế giới suy giảm, trong đó có kinh tế Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 3 tháng đầu năm nay, cả nước có 2.919 doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là 20.044 doanh nghiệp, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước.

Với một nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp phá sản, đặc biệt đối với Việt Nam, khi yêu cầu có một môi trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài thì việc có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt và tạm dừng hoạt động trong một quý gây ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh trong nước. Mặt khác, khi doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động cũng dẫn tới một loạt những hệ lụy về mặt xã hội như người lao động bị mất việc làm, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, hiện tượng doanh nghiệp phá sản là hết sức bình thường, bởi thực tiễn quốc tế, việc doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường là một đặc trưng khách quan về tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, tình trạng phá sản doanh nghiệp giải thể nhiều là chuyện không tránh khỏi khi nền kinh tế thế giới suy giảm, trong đó có kinh tế Việt Nam.

“Trong kinh tế thị trường, đấy không phải hiện tượng xấu, một doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán, mất khả năng thanh toán thì họ có quyền hoặc là đến xin tòa cho phá sản hoặc tòa tuyên bố phá sản để khi họ phá sản rồi thì họ có thể làm lại, xây dựng lại doanh nghiệp của họ. Do đó, việc phá sản chúng ta phải xem như là một hiện tượng bình thường,” chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.

Tuy nhiên, nhìn những con số thống kê của một số quốc gia lại cho thấy, tình hình doanh nghiệp gia nhập, rút lui khỏi thị trường quá nhiều như ở nước ta là đáng lo ngại. Tại Vương quốc Anh, năm 2014, có 533.000 doanh nghiệp thành lập mới, trong khi chỉ có 332.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chiếm tỷ lệ 62,2%. Tại New Zealand, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 3 năm hoạt động là dưới 50%. Trong khi đó, tại Việt Nam, quý 1 năm nay, cả nước có thêm 23.767 doanh nghiệp thành lập mới, trong khi tổng số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động lên tới 22.963 doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia kinh tế, có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể hay phá sản; trong đó, nguyên nhân khách quan là do kinh tế thế giới suy giảm, trong khi kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên doanh nghiệp Việt gặp khó khăn trong đầu ra nên phải giải thể, ngừng hoạt động.

Ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế tài chính, Học viện tài chính cho biết: “Trong thời gian gần đây, nền kinh tế vẫn đang phục hồi nhưng tốc độ phục hồi vẫn đang có xu hướng chậm lại, chẳng hạn tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp vẫn tăng trưởng dương nhưng nó không mạnh như trước đây, xuất siêu trên 700 triệu USD, điều đấy cho thấy là quy mô đầu tư vào nền kinh tế không mạnh như trước đây”.

Về chủ quan, phần lớn những doanh nghiệp giải thể là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng (chiếm 93% trên tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động). Điều này phần nào cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam có sức chống chọi với khó khăn thấp hơn hẳn so với những doanh nghiệp có quy mô lớn.

Theo ông Nguyễn Quang Thái, Tổng thư ký Hội khoa học kinh tế Việt Nam, việc doanh nghiệp đóng cửa, phá sản không chỉ thuần túy là không có đầu ra mà nó liên quan đến toàn bộ chất lượng hoạt động nội bộ của hệ thống doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng của quản trị, công nghệ… Những khó khăn mà khu vực doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt đã khiến khu vực này khó phát triển và nếu không có lực lượng sản xuất trong nước đủ mạnh thì Việt Nam rất khó cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

“Doanh nghiệp phá sản phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không thích hợp với quá trình hội nhập và quy mô lớn nên cho nên thị trường hạn hẹp, không thể cạnh tranh nổi, cho nên phải điều chỉnh để đưa đến những doanh nghiệp có chất lượng cao hơn,” ông Thái cho hay.

Trên thực tế, thời gian qua, các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh cũng như nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ khu vực doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận các nguồn lực ưu đãi từ vốn, đất đai tới công nghệ... đã được đưa ra, song khu vực doanh nghiệp vẫn khó khăn trong tiếp cận những ưu đãi này.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các cơ quan chức năng cần xem xét cụ thể những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, từ đó, có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn để thúc đẩy các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và ổn định phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

54.000 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động trong 9 tháng
54.000 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động trong 9 tháng

VOV.VN - 9 tháng qua, cả nước ta đã có trên 68.000 doanh nghiệp được thành lập mới, nhưng cũng có tới trên 54.000 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động.

54.000 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động trong 9 tháng

54.000 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động trong 9 tháng

VOV.VN - 9 tháng qua, cả nước ta đã có trên 68.000 doanh nghiệp được thành lập mới, nhưng cũng có tới trên 54.000 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động.

Số doanh nghiệp giải thể tăng lên, liệu có đáng lo ngại?
Số doanh nghiệp giải thể tăng lên, liệu có đáng lo ngại?

VOV.VN - Số doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động trong 9 tháng qua lên tới 54.000, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Liệu con số này có đáng lo?

Số doanh nghiệp giải thể tăng lên, liệu có đáng lo ngại?

Số doanh nghiệp giải thể tăng lên, liệu có đáng lo ngại?

VOV.VN - Số doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động trong 9 tháng qua lên tới 54.000, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Liệu con số này có đáng lo?

Hơn 71.000 doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động vẫn là ít
Hơn 71.000 doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động vẫn là ít

VOV.VN - Đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả và phải giải thể là bình thường và con số này vẫn là thấp.

Hơn 71.000 doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động vẫn là ít

Hơn 71.000 doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động vẫn là ít

VOV.VN - Đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả và phải giải thể là bình thường và con số này vẫn là thấp.

Gần 4.000 doanh nghiệp giải thể trong 5 tháng qua
Gần 4.000 doanh nghiệp giải thể trong 5 tháng qua

VOV.VN - Trong số 3.884 doanh nghiệp giải thể, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2014, phần lớn là doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.

Gần 4.000 doanh nghiệp giải thể trong 5 tháng qua

Gần 4.000 doanh nghiệp giải thể trong 5 tháng qua

VOV.VN - Trong số 3.884 doanh nghiệp giải thể, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2014, phần lớn là doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.

Sắp xếp, sáp nhập, giải thể 11 tổ chức tài chính trong năm 2015
Sắp xếp, sáp nhập, giải thể 11 tổ chức tài chính trong năm 2015

VOV.VN - Trong năm 2015, 11 tổ chức tài chính đã được sắp xếp, sáp nhập, giải thể để nâng cao tính minh bạch, tăng cường quản trị rủi ro.

Sắp xếp, sáp nhập, giải thể 11 tổ chức tài chính trong năm 2015

Sắp xếp, sáp nhập, giải thể 11 tổ chức tài chính trong năm 2015

VOV.VN - Trong năm 2015, 11 tổ chức tài chính đã được sắp xếp, sáp nhập, giải thể để nâng cao tính minh bạch, tăng cường quản trị rủi ro.