Đối thoại với Thủ tướng: Có doanh nghiệp bị kiểm tra 3 lần trong tháng

VOV.VN - Có doanh nghiệp ở Đồng Nai phản ánh 1 tháng bị thanh tra, kiểm tra 3 lần, có doanh nghiệp ở địa phương khác bị thanh tra 12 lần/1 năm.

Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra ngày 17/5, báo cáo tóm tắt công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trong hơn 1 năm qua, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, có giải pháp cụ thể thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao.

Rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khai khoáng, năng lượng, giao thông, công nghiệp phụ trợ. Tập trung phát triển doanh nghiệp, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; hệ thống bán buôn, bán lẻ; thương mại điện tử…

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. (Ảnh: VGP)
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Trong đó vẫn còn những quy định pháp luật, cơ chế chính sách chưa thực sự tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, làm phát sinh những thủ tục không cần thiết, không hơp lý.

Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn chồng chéo, kéo gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điển hình ví dụ có doanh nghiệp ở Đồng Nai phản ánh 1 tháng bị thanh tra, kiểm tra 3 lần, có doanh nghiệp ở địa phương khác bị thanh tra 12 lần/1 năm.

Việc tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp, nhất là DNNVV còn hạn chế, trong đó thủ tục cho vay phức tạp, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; thủ tục hành chính về đất đai còn rườm rà; việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp ở một số bộ ngành, địa phương còn chậm, chưa thực sự cầu thị, chưa đáp ứng yêu cầu kiến tạo phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Để tiếp tục hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đưa ra 6 nhóm giải pháp cơ bản. Một là triển khai hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp tư nhân. Tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo đột phá trong thể chế về đầu tư kinh doanh, đất đai, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp.

Hai là các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị tập trung nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, cơ chế chính sách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm giải trình. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, đề nghị chú trọng đổi mới quản trị doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Ba là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Người đứng đầu các ngành các cấp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm sâu sát, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính; phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính; kiên quyết loại bỏ “lợi ích nhóm” để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Bốn là nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân theo phân cấp quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra thực hiện và đối thoại với người dân, doanh nghiệp.

Năm là đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử. Các Bộ ngành, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết 36a; khẩn trương hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Danh mục được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Sáu là đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Tổ công tác kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhất là về cơ chế chính sách và thực thi.

Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, pháp luật về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Kịp thời đưa tin về những mô hình tốt, cách làm hay cũng như những sai phạm trong thực thi chính sách, pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Băn khoăn về tính khả thi của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Băn khoăn về tính khả thi của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật còn quy định chung chung nên khó đảm bảo tính khả thi để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Băn khoăn về tính khả thi của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Băn khoăn về tính khả thi của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật còn quy định chung chung nên khó đảm bảo tính khả thi để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Doanh nghiệp kiến nghị xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp kiến nghị xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng kiến nghị Chính phủ sớm hoàn thiện dự Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp kiến nghị xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp kiến nghị xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng kiến nghị Chính phủ sớm hoàn thiện dự Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hỗ trợ doanh nghiệp vẫn "trên nóng dưới lạnh"
Hỗ trợ doanh nghiệp vẫn "trên nóng dưới lạnh"

VOV.VN - Tinh thần cải cách theo Nghị quyết 35 chưa lan tỏa xuống các cán bộ, công chức hàng ngày trực tiếp làm việc với người dân và doanh nghiệp. 

Hỗ trợ doanh nghiệp vẫn "trên nóng dưới lạnh"

Hỗ trợ doanh nghiệp vẫn "trên nóng dưới lạnh"

VOV.VN - Tinh thần cải cách theo Nghị quyết 35 chưa lan tỏa xuống các cán bộ, công chức hàng ngày trực tiếp làm việc với người dân và doanh nghiệp.