Hàng không Hải Âu vì đâu thành thua lỗ?

VOV.VN - Mặc dù có hướng đi mới tích cực nhưng thiếu vùng hoạt động nên sau 1 năm Hàng không Hải Âu đang rơi vào cảnh thua lỗ rất nặng.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có Công văn gửi Bộ GTVT về việc gia hạn giảm giá dịch vụ hàng không cho Công ty Cổ phần hàng không Hải Âu (Hàng không Hải Âu) tại các cảng hàng không sân bay. Hiện Hàng không Hải Âu đang được Bộ GTVT cho phép áp dụng chính sách giảm giá cho các hãng hàng không mới tham gia thị trường vận chuyển đường không.

Vùng hoạt động bị hạn chế

Trong công văn, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị Bộ GTVT xem xét gia hạn giảm giá dịch vụ hàng không cho Hàng không Hải Âu đến hết ngày 30/9/2016, với mức giá bằng 50% mức giá dịch vụ hạ cất cánh tàu bay; điều hành bay đi đến theo quy định tại Quyết định số 1992/QĐ-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính về ban hành mức giá, khung giá một số dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

Hàng không Hải Âu là hãng hàng không Việt Nam mới tham gia thị trường từ ngày 1/10/2014, Trong gần 1 năm qua, công ty đã xin khai thác dịch vụ bay du lịch tại 8 khu vực gồm Quảng Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Cần Thơ, An Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa và Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng mới chỉ 2 khu vực được hoạt động là giữa Hà Nội - Hạ Long và TP HCM - Mũi Né.

Việc Hãng Hàng không Hải Âu ra đời với sản phẩm dịch vụ bay ngắm cảnh cùng thủy phi cơ được đánh giá là một hướng đi mới tích cực, đầy tiềm năng cho ngành Hàng không Việt Nam nói riêng và ngành Du lịch trong nước nói chung. Tuy nhiên chỉ sau 1 năm hoạt động, lãnh đạo Hải Âu đã phải ngậm ngùi thừa nhận đang thua lỗ rất nặng.

Hàng không Hải Âu triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng thủy phi cơ đến Bình Thuận tháng 1/2015. (Ảnh: Việt Quốc)
Theo tính toán của doanh nghiệp, mức độ cấp phép bay cho Hải Âu tại hai vùng này chỉ đủ để khai thác 1 máy bay, trong khi hãng đã đầu tư số lượng gấp 3. “Còn 2 máy bay và nhân lực đi kèm phải nằm chờ gần 1 năm nay làm cho hãng bị thua lỗ rất nặng nề”, Tổng giám đốc Lương Hoài Nam thừa nhận.

Cũng theo Tổng giám đốc Lương Hoài Nam, thời gian qua công ty đã tính đến việc bán hoặc cho thuê bớt máy bay ra nước ngoài nhằm giảm máy bay thừa, giảm lỗ. Tuy nhiên, ông Lương Hoài Nam cho biết vẫn hy vọng khó khăn liên quan đến cấp phép bay sẽ được các nhà chức trách tháo gỡ, nhằm sớm đưa thủy phi cơ trở về phục vụ cho ngành hàng không và du lịch trong nước.

Cấp phép bay khó khăn

Được biết, vướng mắc cơ bản nhất đối với hoạt động hàng không chung tại Việt Nam là thiếu quy hoạch, phân chia không phận ra các vùng không phận được kiểm soát và không phận phi kiểm soát; thiếu quy chế bay tầm thấp với cơ chế điều hành bay (trách nhiệm thuộc cơ quan điều hành không lưu bay) hoặc cơ chế hỗ trợ bay (trách nhiệm thuộc người điều khiển phương tiện bay), tương ứng với thủ tục xin phép bay hoặc thông báo bay.

Chia sẻ với những khó khăn của Hải Âu, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - Võ Huy Cường cho biết, hiện tại, những đường bay nằm ngoài đường bay hàng không dân dụng đều phải xin phép Bộ Quốc phòng mới được bay. Điều này có nghĩa là Cục Hàng không Việt Nam dù có muốn cấp phép hay không cũng đều phải chờ ý kiến của Bộ Quốc phòng.

Trước những khó khăn của hãng hàng không Hải Âu, ông Cường cũng cho biết, trong thời gian tới Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Quốc phòng, rà soát lại những quy định liên quan và có những đề xuất cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động hàng không nói chung và hoạt động kinh doanh của Hải Âu nói riêng.

Hải Âu hãng hàng không được thành lập hồi năm 2011, là công ty hàng không tư nhân thứ sáu, nhưng là hãng tư nhân đầu tiên khai thác dịch vụ thủy phi cơ với tuyến đầu tiên từ Hà Nội đi Hạ Long khai trương tháng 9/2014. Giá vé được doanh nghiệp công bố cho một chiều tuyến Hà Nội - Hạ Long là 250 USD, tương đương 5,2 triệu đồng, đắt hơn nhiều so với di chuyển đường bộ. Bù lại, thời gian di chuyển chỉ 30 phút, tiết kiệm so với 3-4 tiếng đi xe như thông thường.  

Ngoài ra, hãng cũng cung cấp riêng các gói bay ngắm cảnh với giá 5 triệu đồng cho chuyến bay 25 phút, 7 triệu đồng cho chuyến bay dài 40 phút. Tại thời điểm chuẩn bị khai thác, Hàng không Hải Âu đã phải chi khoảng 10 triệu USD để đưa 3 chiếc thủy phi cơ đầu tiên về Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai trương dịch vụ thủy phi cơ du lịch Hà Nội - Hạ Long
Khai trương dịch vụ thủy phi cơ du lịch Hà Nội - Hạ Long

VOV.VN - Mỗi ngày sẽ  có 1-3 chuyến bay khứ hồi giữa Hà Nội và Hạ Long và 5-10 chuyến bay ngắm cảnh trên vịnh Hạ Long.

Khai trương dịch vụ thủy phi cơ du lịch Hà Nội - Hạ Long

Khai trương dịch vụ thủy phi cơ du lịch Hà Nội - Hạ Long

VOV.VN - Mỗi ngày sẽ  có 1-3 chuyến bay khứ hồi giữa Hà Nội và Hạ Long và 5-10 chuyến bay ngắm cảnh trên vịnh Hạ Long.

Cận cảnh 2 thủy phi cơ đầu tiên về Việt Nam
Cận cảnh 2 thủy phi cơ đầu tiên về Việt Nam

Hãng Hàng không Hải Âu vừa đón nhận hai chiếc máy bay thủy phi cơ đầu tiên mang nhãn hiệu Cessna Grand Caravan EX tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) sáng 21/8.

Cận cảnh 2 thủy phi cơ đầu tiên về Việt Nam

Cận cảnh 2 thủy phi cơ đầu tiên về Việt Nam

Hãng Hàng không Hải Âu vừa đón nhận hai chiếc máy bay thủy phi cơ đầu tiên mang nhãn hiệu Cessna Grand Caravan EX tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) sáng 21/8.

Bình Thuận đón 14 khách du lịch bằng thủy phi cơ
Bình Thuận đón 14 khách du lịch bằng thủy phi cơ

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng  thủy phi cơ  được triển khai tại Bình Thuận.  

Bình Thuận đón 14 khách du lịch bằng thủy phi cơ

Bình Thuận đón 14 khách du lịch bằng thủy phi cơ

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng  thủy phi cơ  được triển khai tại Bình Thuận.  

Thêm hãng hàng không tư nhân thứ 3 tại Việt Nam
Thêm hãng hàng không tư nhân thứ 3 tại Việt Nam

Dự kiến, Hãng Hàng không Mekong sẽ đi vào khai thác từ năm 2010, với hơn 10 máy bay vận tải gồm các chủng loại Bombadier, Embraer hoặc ATR72 có số ghế dưới 100 chỗ.

Thêm hãng hàng không tư nhân thứ 3 tại Việt Nam

Thêm hãng hàng không tư nhân thứ 3 tại Việt Nam

Dự kiến, Hãng Hàng không Mekong sẽ đi vào khai thác từ năm 2010, với hơn 10 máy bay vận tải gồm các chủng loại Bombadier, Embraer hoặc ATR72 có số ghế dưới 100 chỗ.

Hãng vận tải hàng không tư nhân đầu tiên hoạt động
Hãng vận tải hàng không tư nhân đầu tiên hoạt động