Khẩn cấp chữa bệnh “sạch xuất khẩu, bẩn để dùng”

VOV.VN - Các doanh nghiệp hiện nay vẫn chú trọng sản xuất sản phẩm sạch nhưng lại không phải để tiêu thụ trong nước mà là để…xuất khẩu.

Chưa khi nào vấn nạn thực phẩm bẩn lại gây bức xúc như hiện nay. Mặc dù đã có quá nhiều cuộc hội thảo, hội nghị nhằm bàn bạc, hiến kế những giải pháp để giảm thiểu vấn nạn này, song trên thực tế thực phẩm bẩn vẫn từng ngày từng giờ len lỏi vào bữa ăn của người tiêu dùng. 

Một phần của nguyên nhân này là do thực phẩm sạch dù được các doanh nghiệp chú trọng sản xuất nhưng lại không phải để tiêu thụ trong nước mà là để…xuất khẩu.

Tôm bơm tạp chất là một điển hình của việc doanh nghiệp không coi trọng uy tín chất lượng sản phẩm. (Ảnh minh họa: KT)
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, để xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, cá tra, tôm, cá ba sa… bao giờ cũng phải đảm bảo các yêu cầu rất khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó ở trong nước, chất lượng thực phẩm hầu như bị bỏ ngỏ. Do đó, thị trường nội địa vẫn phải “hứng” các sản phẩm nhiễm bẩn.

Điều này cũng có nghĩa, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chú trọng xuất khẩu hơn là thị trường trong nước. Và như vậy, vô hình chung, người tiêu dùng trong nước vẫn luôn luôn phải đối diện với vấn nạn thực phẩm bẩn.

Nhận định về thực tế chất lượng các sản phẩm nông sản hiện nay, PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM cho rằng, có một “căn bệnh” các doanh nghiệp đang mắc phải hiện nay đó là, cái gì tốt thì xuất khẩu đi, còn không đủ “chuẩn” thì để lại nhà dùng.

“Giống như người nông dân có sản phẩm gì ngon nhất thì dành để bán, con cái ở nhà thì phải ăn của thừa, đồ hỏng”, bà Lan nhận định.  

Do đó theo bà Lan, nếu các doanh nghiệp không thay đổi ngay tư duy sẽ không bao giờ có thể loại bỏ được vấn nạn thực phẩm bẩn. Để thay đổi được tư duy “sạch thì xuất, bẩn để dùng”, bản thân chính mỗi người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi nhận thức trong tiêu dùng.

Đó là cần phải chịu bỏ ra một số tiền lớn hơn để có thể mua được một sản phẩm sạch, an toàn, Còn nếu vẫn tư duy ưa đồ rẻ thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ chỉ có thể mua được những sản phẩm chất lượng kém./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tương lai nông nghiệp Việt Nam: Chất lượng sản phẩm là “cứu cánh“
Tương lai nông nghiệp Việt Nam: Chất lượng sản phẩm là “cứu cánh“

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, mấu chốt phải là tăng chất lượng nông sản, tăng lợi ích cho người làm nông nghiệp. 

Tương lai nông nghiệp Việt Nam: Chất lượng sản phẩm là “cứu cánh“

Tương lai nông nghiệp Việt Nam: Chất lượng sản phẩm là “cứu cánh“

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, mấu chốt phải là tăng chất lượng nông sản, tăng lợi ích cho người làm nông nghiệp. 

Doanh nghiệp Việt: Dồn sức tăng chất lượng sản phẩm để cạnh tranh
Doanh nghiệp Việt: Dồn sức tăng chất lượng sản phẩm để cạnh tranh

VOV.VN -Có tới 75,1% số DN cho rằng nâng cao chất lượng sản phẩm là chiến lược được ưu tiên hàng đầu trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế. 

Doanh nghiệp Việt: Dồn sức tăng chất lượng sản phẩm để cạnh tranh

Doanh nghiệp Việt: Dồn sức tăng chất lượng sản phẩm để cạnh tranh

VOV.VN -Có tới 75,1% số DN cho rằng nâng cao chất lượng sản phẩm là chiến lược được ưu tiên hàng đầu trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế. 

2 sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thoát thuế chống bán phá giá
2 sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thoát thuế chống bán phá giá

VOV.VN - Sau kết luận điều tra, sản phẩm pin khô AA và tháp gió xuất khẩu sang Ấn Độ và Hoa Kỳ không phải chịu thuế chống bán phá giá.

2 sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thoát thuế chống bán phá giá

2 sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thoát thuế chống bán phá giá

VOV.VN - Sau kết luận điều tra, sản phẩm pin khô AA và tháp gió xuất khẩu sang Ấn Độ và Hoa Kỳ không phải chịu thuế chống bán phá giá.

Khi nào đồ gỗ trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực?
Khi nào đồ gỗ trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực?

VOV.VN - Sản phẩm gỗ phải cải tiến, sáng tạo, đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc mới có thể mở rộng và phát triển thêm thị trường xuất khẩu.

Khi nào đồ gỗ trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực?

Khi nào đồ gỗ trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực?

VOV.VN - Sản phẩm gỗ phải cải tiến, sáng tạo, đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc mới có thể mở rộng và phát triển thêm thị trường xuất khẩu.