Lập “siêu ủy ban” quản lý khối tài sản 100 tỷ USD của DN Nhà nước

Siêu ủy ban sẽ quản lý vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp lên tới 1,2 triệu tỷ đồng, giá trị tài sản là hơn 3,1 triệu tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo nghị định về các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Theo đó, Chính phủ sẽ thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) nhằm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Một máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines.

Cơ quan này có nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, tập trung nguồn vốn nhà nước đang đầu tư tại doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện các chủ trương, định hướng về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Ủy ban sẽ thực hiện đầu tư và quản lý danh mục tài sản, vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp trên nguyên tắc bảo toàn và tối đa hóa giá trị tài sản, vốn đầu tư nhà nước được giao quản lý.

Ủy ban trực thuộc Chính phủ và chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả và hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Chịu sự đánh giá, giám sát của Chính phủ, của Quốc hội, các cơ quan có liên quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ làm đại diện chủ sở hữu nhà nước, các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo toàn, phát triển và tối đa hóa giá trị tài sản và vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Theo đó, danh sách dự kiến doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp chuyển giao cho Ủy ban quản lý gồm 30 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Trong đó có 9 tập đoàn gồm: Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt.

Các tổng công ty lớn khác như: Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Dược Việt Nam, Tổng công ty Rượu- Bia - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp lên tới 1,2 triệu tỷ đồng, giá trị tài sản là hơn 3,1 triệu tỷ đồng. Như vậy, đây sẽ là một siêu cơ quan quản lý khối tài sản lớn nhất Việt Nam.

Về cơ cấu tổ chức, Ủy ban có chủ tịch và các phó chủ tịch do chính Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các ban chuyên môn như: Ban Đầu tư tài chính; Ban Phân tích, dự báo, kế hoạch và đầu tư chiến lược; Ban Đầu tư phát triển hạ tầng và năng lượng; Ban Công nghệ thông tin và truyền thông; Ban Công nghiệp chế tác; Ban Đầu tư và Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp.

Theo đó, Uỷ ban sẽ xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch 5 năm và hằng năm của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Thực hiện cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo phương án được Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng danh mục đầu tư; thiết lập thông tin đánh giá danh mục đầu tư, giá trị vốn đầu tư, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước; người đại diện tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Ủy ban thực hiện chức năng giám sát thông qua người đại diện đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước.

Khi phát hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, phải cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp. Chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp nhà nước vẫn làm nhiều thứ không nên làm
Doanh nghiệp nhà nước vẫn làm nhiều thứ không nên làm

VOV.VN - Theo TS. Nguyễn Đình Cung, doanh nghiệp nhà nước vẫn làm nhiều thứ không nên làm dẫn đến đầu tư dàn trải, phân tán. 

Doanh nghiệp nhà nước vẫn làm nhiều thứ không nên làm

Doanh nghiệp nhà nước vẫn làm nhiều thứ không nên làm

VOV.VN - Theo TS. Nguyễn Đình Cung, doanh nghiệp nhà nước vẫn làm nhiều thứ không nên làm dẫn đến đầu tư dàn trải, phân tán. 

Gỡ vướng trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Gỡ vướng trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, DN kém hấp dẫn, IPO thành công ít, thì cần linh hoạt hơn để tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.

Gỡ vướng trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Gỡ vướng trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, DN kém hấp dẫn, IPO thành công ít, thì cần linh hoạt hơn để tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thoái vốn, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Lại “lỗi hẹn”
Thoái vốn, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Lại “lỗi hẹn”

VOV.VN - Thoái vốn, cổ phần hóa chậm được chỉ ra bởi hàng loạt nguyên nhân như thiếu tính quyết liệt, một vài thủ tục còn vướng mắc, phức tạp…

Thoái vốn, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Lại “lỗi hẹn”

Thoái vốn, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Lại “lỗi hẹn”

VOV.VN - Thoái vốn, cổ phần hóa chậm được chỉ ra bởi hàng loạt nguyên nhân như thiếu tính quyết liệt, một vài thủ tục còn vướng mắc, phức tạp…