Cổ phần hóa Tổng công ty 36:

Mô hình mới trong quản lý các doanh nghiệp quân đội

VOV.VN -  Tổng Công ty 36 được Thủ tướng chính phủ đồng ý cho cổ phần hóa, lộ trình từ nay đến hết 2015.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về Đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2013-2015, Tổng Công ty 36, Bộ Quốc Phòng, một trong hai doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng tiến hành cổ phần hóa, đang tích cực triển khai thực hiện lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

Nhân dịp này, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Đại tá Nguyễn Đăng Giáp, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty 36 Bộ Quốc Phòng, về những thuận lợi cũng như thách thức trong quá trình cổ phần hóa.

PV: Thưa đồng chí! Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xin đồng chí cho biết Tổng Công ty 36 đã có những bước chuẩn bị như thế nào để chuyển đổi mô hình, đáp ứng nhu cầu thị trường, cạnh tranh bình đẳng?

Đại tá Nguyễn Đăng Giáp: Đối với bất cứ một nền kinh tế của quốc gia nào, doanh nghiệp luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng như hiện nay, doanh nghiệp càng không thể đứng ngoài. Đối với chúng tôi, Tổng công ty 36 đã chuẩn bị cho mình một lộ trình để sẵn sàng hội nhập, tuy chưa đầy đủ nhưng đã có hướng đi rõ ràng. Tổng công ty 36 khác so với các đơn vị khác, trong khi các đơn vị doanh nghiệp trong quân đội là hình thành từ sư đoàn, binh đoàn, trung đoàn, được thừa hưởng trên một tài sản hiện có của quân đội, thì Tổng công ty 36 thừa kế trên con số âm.

Năm 2006, 36 là đơn vị đầu tiên trong toàn quân thí điểm thành công mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên. Giai đoạn 10 năm (2003-2013), Tổng công ty 36 đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Tổng công ty 36 đã biết biến thách thức thành cơ hội và doanh thu của Tổng công ty 36 từ chỗ vài chục tỷ giờ lên 3.000 tỷ đồng.

Đây là một bước phát triển vững chắc và toàn diện. Chúng tôi đã có một hướng đi chắc chắn và đến giờ phút này có thể nói những thành tựu đạt được trong 10 năm qua đã chứng minh sự đi lên và trưởng thành của Tổng Công ty 36.

PV: Là đơn vị xây dựng kinh tế gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng, thương hiệu 36 đã được khẳng định gắn với mức tăng trưởng cấp số nhân. Vậy khi cổ phần hóa, Tổng Công ty 36 có những thuận lợi và khó khăn gì, thưa đồng chí?

Đại tá Nguyễn Đăng Giáp: Trong thời kỳ hội nhập sâu với quốc tế, chúng ta không thể hội nhập mà đi theo lối mòn mãi mà phải có những bước hòa nhập. Ví dụ như tới đây Việt Nam chúng ta sẽ tham gia Hiệp định Hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Vậy nếu muốn tham gia cuộc chơi này thì chúng ta phải có những cải tiến nhất định. Tôi cho rằng nền kinh tế đất nước cần phải có sự bứt phá. Thứ hai nữa là cần phải thay đổi quan điểm về quản trị kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam trong tình hình mới cũng như xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu.

Vừa qua, Tổng Công ty 36 được Thủ tướng chính phủ cũng như Bộ Quốc phòng đồng ý cho cổ phần hóa, lộ trình từ nay đến hết 2015. Tôi nghĩ đây là một cuộc cách mạng và có cả sự hy sinh. Bởi khi chuyển đổi cổ phần hóa nghĩa là chuyển đơn sở hữu thành đa sở hữu, do vậy bao giờ thách thức và cơ hội cũng đan xen lẫn nhau.

Thách thức thứ nhất là cổ phần Tổng công ty mẹ là điều chưa từng có tiền lệ. Trong Bé Quèc phßng việc bán cổ phần không phải là chuyện đơn giản.

Tuy nhiên, chúng tôi đã có bước chuẩn bị, trước hết sẽ mời các chuyên gia đầu ngành đến để chuyển tải thông tin, quán triệt tinh thần để mỗi thành viên trong tổng công ty hiểu được mục đích t¸i c¬ cÊu doanh nghiÖp, theo sự phát triển tất yếu của lịch sử.

 Dù muốn hay không, các doanh nghiệp Việt Nam phải đi theo lộ trình cổ phần hóa và nhà nước chỉ giữ cổ phần ít và ở những đơn vị đặc thù.

Tôi cho rằng, Tổng công ty 36 đi tiên phong cổ phần hóa và được tiếp luồng sinh khí mới từ Thủ tướng chính phủ, đây là một tư duy cực kỳ tiến bộ. Đây là hướng đi đúng đắn tích cực, phải làm càng sớm càng tốt, để bảo toµn và phát triÓn được đồng vốn nhà nước. Hơn thế, để Việt Nam xây dựng được mô hình quản trị tiên tiến, khoa học, hợp với lòng dân, đặc biệt là tạo ra sự minh bạch, c«ng khai søc khoÎ doanh nghiÖp.  

PV: Trong nhiệm vụ kinh tế thời bình, là doanh nghiệp quân đội chủ trương làm kinh tế kết hợp với đảm bảo quốc phòng an ninh, đặc biệt là những địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo. Vậy Tổng công ty 36 đã phát huy vai trò nòng cốt xây dựng các hệ thống các khu kinh tế - quốc phòng ở những địa bàn chiến lược này như thế nào, thưa đồng chí?

Đại tá Nguyễn Đăng Giáp: Thực tế các công trình của Tổng công ty 36 nằm rải rác trên 52 tỉnh thành và nước bạn Lào. Tổng công ty 36 có một chiến lược phát triển là càng ở những vùng sâu, vùng xa thì Tổng Công ty 36 càng phải có những phương tiện hiện đại, con người có sức khỏe, trí tuệ, sức bền bỉ.

Về văn hóa doanh nghiệp, Tổng Công ty 36 đã tạo dựng được văn hóa của mình ở những nơi biên ải, kết hợp với đoàn thanh niên địa phương, xây nhà tình nghĩa ở địa bàn đóng quân để tăng cường quan hệ quân dân. Đặc biệt, một điều quan trọng nữa là Tổng Công ty 36 sử dụng được nguồn nhân lực tại chỗ, cần sự lao động phổ thông của con em đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa.

Những công trình của Tổng công ty 36 thời gian qua là minh chứng và tôi cho rằng chỉ có sức trẻ, tâm huyết hết lòng vì nhân dân phục vụ thì mới làm được như vậy. Sự đam mê, sự bền bỉ và đặc biệt là không đi vào lối mòn của bất cứ doanh nghiệp, Tổng Công ty 36 đã có được thành công như ngày hôm nay.

Nhưng không phải vì thế mà chúng tôi bằng lòng với những gì đã có mà chúng tôi luôn biết điều chỉnh mình, tìm hướng đi riêng cho mình. Đó là cổ phần hóa, huy động mọi thành phần xã hội tham gia và để làm cho thương hiệu doanh nghiệp của mình luôn tỏa sáng.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

Tổng Công ty 36 - Bộ Quốc phòng là một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của Quân đội hiện nay, được thành lập ngày 23/9/2003 tiền thân là Xí nghiệp 36. Tổng công ty 36 đã có sự phát triển vượt bậc, là đơn vị đầu tiên trong toàn quân thí điểm thành công mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên từ năm 2006. 

Hiện nay, với thương hiệu mạnh, bao gồm 15 công ty con và 6 đầu mối trực thuộc, hơn 2000 cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng và gần 10.000 lao động trong hợp đồng, khi thực hiện thành công cổ phần hóa, Tổng công ty 36 sẽ mở ra một mô hình mới trong quản lý các doanh nghiệp quân đội./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mất bao lâu để cổ phần hóa MobiFone?
Mất bao lâu để cổ phần hóa MobiFone?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng nếu để 3 năm là quá dài. 

Mất bao lâu để cổ phần hóa MobiFone?

Mất bao lâu để cổ phần hóa MobiFone?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng nếu để 3 năm là quá dài. 

Thủ tướng chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone trong năm 2014
Thủ tướng chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone trong năm 2014

VOV.VN -Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng phương án cổ phần hóa Cty MobiFone để thực hiện trong năm nay.

Thủ tướng chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone trong năm 2014

Thủ tướng chỉ đạo cổ phần hóa MobiFone trong năm 2014

VOV.VN -Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng phương án cổ phần hóa Cty MobiFone để thực hiện trong năm nay.

Giao việc cụ thể để đẩy nhanh cổ phần hóa
Giao việc cụ thể để đẩy nhanh cổ phần hóa

Thông báo số 146/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ đã giao việc cụ thể cho nhiều lãnh đạo bộ ngành để thúc đẩy cổ phần hóa.

Giao việc cụ thể để đẩy nhanh cổ phần hóa

Giao việc cụ thể để đẩy nhanh cổ phần hóa

Thông báo số 146/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ đã giao việc cụ thể cho nhiều lãnh đạo bộ ngành để thúc đẩy cổ phần hóa.

Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1
Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1

VOV.VN -Hơn một nửa số doanh nghiệp đấu giá là Tổng Công ty lớn và có đến 12 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1

Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1

VOV.VN -Hơn một nửa số doanh nghiệp đấu giá là Tổng Công ty lớn và có đến 12 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

“Hậu thế” của Vinashin sẽ cổ phần hóa năm tới
“Hậu thế” của Vinashin sẽ cổ phần hóa năm tới

SBIC, tiền thân là Vinashin sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trong năm 2015. 

“Hậu thế” của Vinashin sẽ cổ phần hóa năm tới

“Hậu thế” của Vinashin sẽ cổ phần hóa năm tới

SBIC, tiền thân là Vinashin sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trong năm 2015. 

Khó định giá Vietnam Airlines để cổ phần hóa
Khó định giá Vietnam Airlines để cổ phần hóa

Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho rằng rất khó định giá hãng hàng không quốc gia này theo các quy định hiện hành.

Khó định giá Vietnam Airlines để cổ phần hóa

Khó định giá Vietnam Airlines để cổ phần hóa

Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho rằng rất khó định giá hãng hàng không quốc gia này theo các quy định hiện hành.