Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp

VOV.VN - Những đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020 có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và cần thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.

Nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT Quốc gia sau năm 2020.

Phương án thi này dự kiến sẽ có một số điểm điều chỉnh so với kỳ thi THPT quốc gia hiện hành nhất là phương thức tổ chức thi, chuẩn hóa đề thi...

Các chuyên gia cho rằng, những điểm thay đổi này có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và thực hiện thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.

Các chuyên gia cho rằng, những điểm thay đổi này có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và thực hiện thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2021 – 2025, chủ trương của Bộ cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 nhưng có thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Cụ thể, kỳ thi vẫn vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa cung cấp dữ liệu tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng tuyển sinh. Những học sinh đã học xong chương trình lớp 12 đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng trường THPT, hoặc Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.

Học sinh nào có nhu cầu dự thi để được cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ đăng kí tham gia kì thi THPT quốc gia. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12. Phương thức thi trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi. Thí sinh chọn hình thức thi trên máy tính thì có thể tham dự một số đợt thi trong năm.

Nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT Quốc gia sau năm 2020. Phương án thi này dự kiến sẽ có một số điểm điều chỉnh so với kỳ thi THPT quốc gia hiện hành nhất là phương thức tổ chức thi, chuẩn hóa đề thi...

Về mặt tổ chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ yếu đảm nhiệm  ngân hàng câu hỏi, còn việc tổ chức thi là của địa phương. Các cơ sở giáo dục đại học chỉ tham gia một số khâu như thanh tra, kiểm tra, giám sát trong tổ chức thi, chấm thi theo sự điều động của Bộ.

Nêu quan điểm về phương án đề xuất lộ trình thi giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều chuyên gia cho rằng, đây là kỳ thi mở, phù hợp với Luật Giáo dục (sửa đổi) khi cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông cho học sinh. Nếu tổ chức tốt sẽ giảm áp lực cho xã hội rất nhiều. Nguyên Phó Chủ tịch nước, Giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan cho rằng, để thực hiện được kỳ thi theo phương án tổ chức mà Bộ đã đề xuất thì cần chuẩn bị kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất và đề thi.

“Thứ nhất là về cơ sở hạ tầng, gồm 2 vấn đề một là địa điểm, hai là cơ sở hạ tầng về trang thiết bị và chúng ta phải có những quyết định để các doanh nghiệp đầu tư vào. Ngân hàng đề, các đối tượng tham gia vào ngân hàng đề đừng bó gọn trong chỉ có các thầy giáo, cô giáo. Đối tượng làm ngân hàng đề phải mở ra, có thể huy động các chuyên gia, có thể huy động ngay học sinh vừa tốt nghiệp, hoặc là các học sinh giỏi. Rất quan trọng nữa đó là năng lực của cán bộ tổ chức các kỳ thi này và thầy giáo, cô giáo...”, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan nói.

Một số ý kiến cũng băn khoăn, đối với những học sinh được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông mà chưa có bằng tốt nghiệp THTP khi muốn tham gia các kỳ thi để học liên thông thì sẽ phải giải quyết như thế nào.

Đồng tình với phương án đưa công nghệ vào kỳ thi để giảm bớt sự can thiệp của con người, hạn chế được tiêu cực, gian lận trong thi cử, nhưng Giáo sư Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng cần phải có lộ trình phù hợp và tính toán tới điều kiện của các vùng miền khác nhau:

“Việc chúng ta đặt ra lộ trình là cần thiết. Tất cả chúng ta cứ nói Nga, nói Mỹ, nói Pháp, nói Đức nhưng thực tế chỗ nào người ta cũng làm có lộ trình. Phải có thí điểm rút kinh nghiệm, đánh giá nghiêm túc sau đó mới triển khai đại trà. Chúng ta đang ở thời đại 4.0 nhưng chúng ta đang ở đất nước Việt Nam, điều này là điều không bao giờ chúng ta thoát ly được. Những chỗ “phên dậu” của tổ quốc thì chúng ta không thể đòi hỏi tập trung làm như ở Hà Nội được. Ta phải nhìn rất là thực tế. Công nghệ không thể thay được những thứ khác trong giai đoạn ban đầu”, Giáo sư Nguyễn Văn Minh phân tích.

Về tổ chức thi, Phó Giáo sư- Tiến sỹ Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng, về lâu dài thì phương án mà Bộ đề xuất là giao cho các địa phương tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại địa phương mình là hợp lý, còn các trường đại học chỉ thực hiện việc xét tuyển chứ không phải tham gia sâu vào kỳ thi như hiện nay. Tuy vậy bà Bùi Thị An băn khoăn về lộ trình thực hiện giao quyền tổ chức thi cho địa phương:

“Tôi nghĩ là chỉ khi nào các địa phương không cục bộ, không địa phương, không hình thức, không lấy thành tích là chính, khách quan hoàn toàn thì lúc bấy giờ tôi nghĩ mới có thể trao cho địa phương thi tuyển trung học được. Khi nào địa phương đạt được yêu cầu ấy thì tôi nghĩ không biết là 3 năm, 5 năm thậm chí là lâu hơn nữa bởi vì tôi sợ rằng đến lúc ấy vẫn chưa đạt thì không nên giao”, Phó Giáo sư- Tiến sỹ Bùi Thị An có ý kiến.

Một số ý kiến cũng băn khoăn, đối với những học sinh được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông mà chưa có bằng tốt nghiệp THTP khi muốn tham gia các kỳ thi để học liên thông thì sẽ phải giải quyết như thế nào.

Bộ cũng nên cân nhắc vai trò của Bộ và địa phương trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để đảm bảo kỳ thi công bằng, minh bạch cho tất cả các thí sinh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phổ điểm các môn thi THPT Quốc gia 2019 ở Hà Giang so với toàn quốc
Phổ điểm các môn thi THPT Quốc gia 2019 ở Hà Giang so với toàn quốc

VOV.VN - Hà Giang - nơi xảy ra gian lận thi cử chấn động năm 2018 nằm trong số 10 địa phương có điểm trung bình các môn thi thấp nhất năm 2019.

Phổ điểm các môn thi THPT Quốc gia 2019 ở Hà Giang so với toàn quốc

Phổ điểm các môn thi THPT Quốc gia 2019 ở Hà Giang so với toàn quốc

VOV.VN - Hà Giang - nơi xảy ra gian lận thi cử chấn động năm 2018 nằm trong số 10 địa phương có điểm trung bình các môn thi thấp nhất năm 2019.

Thí sinh cần lưu ý về quy định làm tròn điểm thi THPT Quốc gia 2019
Thí sinh cần lưu ý về quy định làm tròn điểm thi THPT Quốc gia 2019

VOV.VN -Thí sinh đạt điểm thi THPT Quốc gia 2019 từ 4,991 đến 4,994 sẽ được làm tròn thành 4,99 điểm. Chỉ từ 4,995 đến 4,999 mới được cộng tròn thành 5 điểm.

Thí sinh cần lưu ý về quy định làm tròn điểm thi THPT Quốc gia 2019

Thí sinh cần lưu ý về quy định làm tròn điểm thi THPT Quốc gia 2019

VOV.VN -Thí sinh đạt điểm thi THPT Quốc gia 2019 từ 4,991 đến 4,994 sẽ được làm tròn thành 4,99 điểm. Chỉ từ 4,995 đến 4,999 mới được cộng tròn thành 5 điểm.

Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình “đội sổ” điểm thi THPT Quốc gia 2019
Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình “đội sổ” điểm thi THPT Quốc gia 2019

VOV.VN -Ba địa phương này luôn ở vị trí cuối trong 63 tỉnh thành về điểm trung bình các môn Toán, Ngoại ngữ, Sử, Địa.

Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình “đội sổ” điểm thi THPT Quốc gia 2019

Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình “đội sổ” điểm thi THPT Quốc gia 2019

VOV.VN -Ba địa phương này luôn ở vị trí cuối trong 63 tỉnh thành về điểm trung bình các môn Toán, Ngoại ngữ, Sử, Địa.

Đạt bao nhiêu điểm thi THPT quốc gia mới được xét tuyển ngành Sư phạm?
Đạt bao nhiêu điểm thi THPT quốc gia mới được xét tuyển ngành Sư phạm?

VOV.VN- Chiều 20/7, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố mức điểm sàn ngành Sư phạm năm 2019. Theo đó, mức điểm dao động từ 14-18 điểm. 

Đạt bao nhiêu điểm thi THPT quốc gia mới được xét tuyển ngành Sư phạm?

Đạt bao nhiêu điểm thi THPT quốc gia mới được xét tuyển ngành Sư phạm?

VOV.VN- Chiều 20/7, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố mức điểm sàn ngành Sư phạm năm 2019. Theo đó, mức điểm dao động từ 14-18 điểm. 

Xuất hiện trang web giả công bố điểm thi THPT Quốc gia 2019
Xuất hiện trang web giả công bố điểm thi THPT Quốc gia 2019

Tâm lý mong chờ điểm thi THPT quốc gia 2019, nhiều thí sinh Cà Mau vào trang web lạ để tra điểm, xem xong, các em càng lo lắng, hoang mang với kết quả quá thấp.

Xuất hiện trang web giả công bố điểm thi THPT Quốc gia 2019

Xuất hiện trang web giả công bố điểm thi THPT Quốc gia 2019

Tâm lý mong chờ điểm thi THPT quốc gia 2019, nhiều thí sinh Cà Mau vào trang web lạ để tra điểm, xem xong, các em càng lo lắng, hoang mang với kết quả quá thấp.

Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2019: Môn Lịch sử vẫn “lẹt đẹt” ở cuối
Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2019: Môn Lịch sử vẫn “lẹt đẹt” ở cuối

VOV.VN - Theo phổ điểm thi chung của cả nước, điểm thi cao nhất là Giáo dục công dân với 7, 37 điểm, môn có điểm thi trung bình thấp nhất là Lịch sử, 4,3 điểm.

Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2019: Môn Lịch sử vẫn “lẹt đẹt” ở cuối

Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2019: Môn Lịch sử vẫn “lẹt đẹt” ở cuối

VOV.VN - Theo phổ điểm thi chung của cả nước, điểm thi cao nhất là Giáo dục công dân với 7, 37 điểm, môn có điểm thi trung bình thấp nhất là Lịch sử, 4,3 điểm.

Lạng Sơn đạt tỷ lệ 90,34% đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia 2019
Lạng Sơn đạt tỷ lệ 90,34% đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia 2019

VOV.VN - Lạng Sơn đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 là 90,34%, có 83 thí sinh có bài thi bị dưới 1 điểm.

Lạng Sơn đạt tỷ lệ 90,34% đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Lạng Sơn đạt tỷ lệ 90,34% đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia 2019

VOV.VN - Lạng Sơn đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 là 90,34%, có 83 thí sinh có bài thi bị dưới 1 điểm.

Thi THPT quốc gia 2019: Bất ngờ vì 1.265 bài thi Ngữ văn bị điểm liệt
Thi THPT quốc gia 2019: Bất ngờ vì 1.265 bài thi Ngữ văn bị điểm liệt

VOV.VN -Điều khiến nhiều người bất ngờ đó là ở môn Ngữ văn, dù điểm thi trung bình tăng so với năm ngoái nhưng số thí sinh bị điểm liệt lại tăng gần gấp đôi.

Thi THPT quốc gia 2019: Bất ngờ vì 1.265 bài thi Ngữ văn bị điểm liệt

Thi THPT quốc gia 2019: Bất ngờ vì 1.265 bài thi Ngữ văn bị điểm liệt

VOV.VN -Điều khiến nhiều người bất ngờ đó là ở môn Ngữ văn, dù điểm thi trung bình tăng so với năm ngoái nhưng số thí sinh bị điểm liệt lại tăng gần gấp đôi.