Xử lý gần 10 tỷ chưa trả lãi của Vietcombank thế nào?

Việc truy vấn số liệu từ nhiều năm trước để tính toán cụ thể trong vụ Vietcombank chưa trả đủ lãi tiền gửi suốt 16 năm là không dễ.

Mới đây, thông tin Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) không trả đủ gần 10 tỷ đồng tiền lãi cho khách hàng trong năm 2015 đã nhận được sự quan tâm của dư luận. 

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước cho biết từ 2001 đến nay, các khoản lãi phát sinh hàng tháng của tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000 đồng hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ tại ngân hàng đã không được hệ thống phần mềm tính và hạch toán đầy đủ.

Thống kê khoản lãi Vietcombank không chi trả trong năm 2015.
(Ảnh: KTNN.)
Theo kết quả phân tích, trong năm 2015, Vietcombank vẫn còn phải chi trả cho khách hàng 9.766.135.153 đồng tiền lãi.

Ngay sau đó, đại diện Vietcombank đã lên tiếng về sự việc. Ngân hàng khẳng định không có động cơ vụ lợi trong sự việc và Kiểm toán Nhà nước cũng đã xác nhận nội dung này.

Đại diện Vietcombank cho biết trong hệ thống phần mềm quản lý tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cài đặt sẵn tham số để mặc định đối với các tài khoản không kỳ hạn có mức lãi tiền gửi cộng dồn trong một tháng có giá trị nhỏ hơn 0,1 USD, hoặc tương đương thì hệ thống tự động làm tròn xuống. Đa phần các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi hàng tháng cộng dồn chỉ khoảng vài chục đồng mỗi tháng.

Một chuyên gia tài chính từng có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tín dụng ở nước ngoài cho biết trên thế giới có thông lệ là ngân hàng phải thông báo cho khách hàng của mình một số dư tối thiểu trong tài khoản. Từ số dư tối thiểu đó, khách hàng gửi nhiều tiền hơn sẽ bắt đầu được tính lãi trên mức tiền tối thiểu.

"Những tài khoản thấp hơn mức tối thiểu sẽ không được tính lãi. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, ngân hàng phải có chính sách rõ ràng và phải thông báo tới tất cả khách hàng của mình", vị này cho hay.

Về hướng giải quyết với khoản gần 10 tỷ đồng không trả lãi này, chuyên gia cho biết trên nguyên tắc, Vietcombank sẽ phải trở lại dữ liệu của 16 năm trước để tính lãi. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông, điều này rất khó khăn vì số tiền quá nhỏ bé và có tới hàng triệu tài khoản như vậy.

"Vietcombank cần phải có một công tác xử lý nào đó, ví dụ tính bình quân những tài khoản thường xuyên hoạt động trong những năm gần lại đây, rồi nhân với một tỷ suất lãi nào đó để bù đắp cho khách hàng của mình", chuyên gia chia sẻ.

Trong khi đó, luật sư Trương Thanh Đức - Công ty Luật Basico - nêu quan điểm do khoản lãi chưa trả này đến từ hàng triệu tài khoản khác nhau và mỗi tài khoản chỉ đóng góp rất nhỏ bé nên xét về quyền lợi của người dân trong chuyện này gần như không có.

"Nếu như ngân hàng làm rõ ràng thì chỉ cần có một thông báo về số dư tối thiểu nào đó sẽ được trả lãi, còn nếu dưới mức đó sẽ không được tính. Cùng với đó, thu phí duy trì tài sản, đương nhiên sau vài tháng hoặc vài năm số tiền sẽ về 0 đồng và phải tất toán tài khoản", ông Đức cho biết.

Ông Đức cũng chia sẻ thêm không loại trừ khả năng rất nhiều tài khoản trong hàng triệu tài khoản chưa được tính lãi tại Vietcombank là tài khoản "chết", khách hàng không sử dụng.

Do đó, khoản tiền này nên được coi là một khoản thu nhập bất thường của ngân hàng và đương nhiên phải nộp thuế, phí đầy đủ. Còn về mặt kỹ thuật, số này nên được xử lý và cần phải có thông tin ban hành với khách hàng về những quy định cụ thể.

Một số chuyên gia tài chính và lãnh đạo ngân hàng cho rằng việc tính toán lại số liệu từ nhiều năm trước là vô cùng khó khăn. (Ảnh minh hoạ:KT)
Một lãnh đạo ngân hàng thương mại lớn khác cho rằng sự việc lần này chỉ có Vietcombank nắm rõ nhất về việc tính lãi phí. Cũng cùng quan điểm với các chuyên gia, vị này cho biết ngân hàng nên thông tin với khách hàng về số dư tối thiểu trong tài khoản sẽ không được tính lãi. Thực tế, rất nhiều ngân hàng hiện tại sử dụng phương pháp đó.

Nhiều khách hàng cho biết thoạt nhìn con số ban đầu gần 10 tỷ đồng cũng giật mình. Tuy nhiên khi xem xét kỹ thì số tiền này đến từ hàng triệu tài khoản nhỏ lẻ. Tính ra, mỗi tài khoản chỉ từ vài chục cho tới vài trăm đồng là không đáng kể.

Một số khác cho biết họ không quá quan tâm tới chuyện tính lãi với các tài khoản không kỳ hạn, tài khoản thanh toán của mình vì số tiền quá nhỏ. Trong một số trường hợp, số tiền này còn không bằng một phần phí duy trì thông báo biến động số dư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vietcombank không trả đủ lãi tiền gửi cho khách: NHNN nói gì?
Vietcombank không trả đủ lãi tiền gửi cho khách: NHNN nói gì?

VOV.VN - Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngân hàng Vietcombank đang chuẩn bị có trả lời chi tiết về vấn đề này, sẽ sớm trả lời báo chí.

Vietcombank không trả đủ lãi tiền gửi cho khách: NHNN nói gì?

Vietcombank không trả đủ lãi tiền gửi cho khách: NHNN nói gì?

VOV.VN - Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngân hàng Vietcombank đang chuẩn bị có trả lời chi tiết về vấn đề này, sẽ sớm trả lời báo chí.

Vietcombank không trả đủ lãi tiền gửi cho khách suốt 16 năm
Vietcombank không trả đủ lãi tiền gửi cho khách suốt 16 năm

Riêng trong năm 2015, Vietcombank chưa chi trả tiền lãi phát sinh hàng tháng của các tài khoản gửi không kỳ hạn gần 10 tỷ đồng.

Vietcombank không trả đủ lãi tiền gửi cho khách suốt 16 năm

Vietcombank không trả đủ lãi tiền gửi cho khách suốt 16 năm

Riêng trong năm 2015, Vietcombank chưa chi trả tiền lãi phát sinh hàng tháng của các tài khoản gửi không kỳ hạn gần 10 tỷ đồng.

Vietcombank nói gì khi bị “tố” sử dụng phần mềm cũ và trả lãi thiếu?
Vietcombank nói gì khi bị “tố” sử dụng phần mềm cũ và trả lãi thiếu?

VOV.VN - Vietcombank đã chính thức lên tiếng sau khi bị “tố” sử dụng phần mềm từ năm 1998, không nâng cấp, không bảo trì và trả lãi thiếu cho khách hàng.

Vietcombank nói gì khi bị “tố” sử dụng phần mềm cũ và trả lãi thiếu?

Vietcombank nói gì khi bị “tố” sử dụng phần mềm cũ và trả lãi thiếu?

VOV.VN - Vietcombank đã chính thức lên tiếng sau khi bị “tố” sử dụng phần mềm từ năm 1998, không nâng cấp, không bảo trì và trả lãi thiếu cho khách hàng.