Dòng vốn tỷ “đô” của tỷ phú Thái tại thị trường Việt Nam

Ngoài Vinamilk thì Sabeco có lẽ là cái tên sáng giá nhất nằm trong tầm ngắm của ông chủ F&N, tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi...

Thông tin "nóng" nhất trên thị trường chứng khoán trong những ngày qua là việc Nhà nước sẽ bán 53,59% vốn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco (Mã chứng khoán: SAB). Một trong số những nhà đầu tư nước ngoài đang chú ý đến thương vụ này là Fraser & Neave (F&N).

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi

F&N không phải là một cái tên xa lạ với thị trường chứng khoán Việt Nam bởi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore này đang nắm giữ 16,04% cổ phần tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (Mã chứng khoán: VNM), qua đó trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất tại công ty sữa có thị phần lớn nhất Việt Nam.

Ông chủ F&N, tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi không ngừng thực hiện các thương vụ lớn tại Việt Nam, vì vậy ngoài Vinamilk thì Sabeco có lẽ là cái tên sáng giá nhất nằm trong tầm ngắm của ông Charoen.

Bên cạnh việc đầu tư vào lĩnh vực tiêu dùng, vị tỷ phú người Thái Lan còn rất chú trọng đến hai mảng kinh doanh khác là bán lẻ và bất động sản.

Vì vậy, việc công ty F&N Dairy Investments của ông mua "hụt" trong đợt chào bán 3,3% cổ phần VNM hồi tháng 11, khiến giới đầu tư thắc mắc về điểm đến tiếp theo của khoản tiền đầu tư này.

Với vị thế của mình, ông Charoen nói riêng và F&N nói chung đang có khẩu vị lựa chọn những doanh nghiệp tốt và có tiềm năng tăng trưởng dài hạn tại Việt Nam để đầu tư.

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm trong top đầu khu vực một vài năm qua, dân số xấp xỉ 100 triệu dân, đất nước hình chữ S trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong khu vực và trên thế giới.

Với nền tảng dân số trẻ và tầng lớp trung lưu tăng ngày càng nhanh khiến Việt Nam trở thành thỏi nam châm hút các khoản đầu tư lớn vào thị trường tiêu dùng, nhà ở và mua sắm…

Về mảng bán lẻ, hiện ông Charoen thông qua TCC Land và BJC Thailand đang sở hữu chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam (nay là MM Market) và chuỗi cửa hàng tiện lợi B’s Mart. Bên cạnh đó BJC còn sở hữu các nhà phân phối hàng tiêu dùng lớn như Phú Thái, Thái Corp, Thái An, các công ty bao bì thủy tinh…Trong khi đó, mảng bất động sản hoạt động tại Việt Nam thực hiện thông qua công ty quốc tế Frasers Centrepoint Limited (FCL).

Tỷ lệ sở hữu của các công ty tại Việt Nam thuộc tỷ phú Thái Lan

FCL hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore và có tổng giá trị tài sản trên 24 tỷ đô la Singapore vào cuối năm 2016. Đánh giá nhu cầu nhà ở phân khúc cao cấp tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh trong bối cảnh tầng lớp trung lưu và thu nhập cao tăng nhanh nhất khu vực, FCL đã bắt đầu thiết lập các quan hệ đối tác trong thời gian gần đây.

Cụ thể, FCL đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược tại Việt Nam với Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (Mã chứng khoán: HAR) cùng với việc mua 70% cổ phần của Ghomes, công ty do HAR thành lập và sở hữu dự án " quận 2 - Thảo Điền".

Dự án "Q2 - Thảo Điền" có diện tích 1 héc-ta tại phường Thảo Điền, quận 2, Tp.HCM gồm tổ hợp căn hộ, nhà phố và trung tâm thương mại với tổng kinh phí xây dựng ước tính 85 triệu USD. Mới đây, dự án này đã được mở bán với giá bán xấp xỉ 75 triệu đồng/m2 (3.300 USD/m2) dự kiến sẽ đem lại doanh thu lớn cho cả FCL và HAR.

HAR, đối tác chiến lược của FCL đã có bước tái cấu trúc mạnh mẽ trong năm 2017 khi xoay trục hoạt động sang M&A để mở rộng quỹ đất phát triển bất động sản theo định hướng của tân Chủ tịch Nguyễn Gia Bảo sau đại hội đồng cổ đông 2017.

Trong lần thứ hai ngồi vào vị trí lãnh đạo của HAR, ông Bảo chỉ đạo việc tái cấu trúc doanh nghiệp triệt để và phát triển công ty theo mô hình holdings. Chỉ trong vòng 2 quý cuối năm, HAR thực hiện thành công 3 thương vụ mua lại và sáp nhập vào gồm: Nha Trang Coral Beach, Công ty Cổ phần Cơ khí Ngân hàng và Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại Phương Đông.

Điểm đáng chú ý là 3 thương vụ này mang lại cho HAR 3 quỹ đất "vàng" tại khi vực nội thành Tp.HCM và thành phố du lịch biển Nha Trang, qua đó thấy quyết tâm theo đuổi chiến lược mới của HAR. Việc này có thể lý giải cho các suy đoán về việc FCL đang trực tiếp hoặc gián tiếp hoàn tất việc sở hữu phần lớn cổ phần của An Dương Thảo Điền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỷ phú Thái Lan mua lại Metro Việt Nam giàu cỡ nào?
Tỷ phú Thái Lan mua lại Metro Việt Nam giàu cỡ nào?

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - chủ mới của chuỗi siêu thị Metro tại Việt Nam - hiện là 1 trong 3 người giàu nhất Thái Lan 

Tỷ phú Thái Lan mua lại Metro Việt Nam giàu cỡ nào?

Tỷ phú Thái Lan mua lại Metro Việt Nam giàu cỡ nào?

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - chủ mới của chuỗi siêu thị Metro tại Việt Nam - hiện là 1 trong 3 người giàu nhất Thái Lan 

Tỷ phú Thái Lan muốn thâu tóm Big C Việt Nam
Tỷ phú Thái Lan muốn thâu tóm Big C Việt Nam

VOV.VN - Sau thương vụ mua lại Metro, tỷ phú Thái Lan lại có ý định muốn thâu tóm chuỗi bán lẻ Big C Việt Nam.

Tỷ phú Thái Lan muốn thâu tóm Big C Việt Nam

Tỷ phú Thái Lan muốn thâu tóm Big C Việt Nam

VOV.VN - Sau thương vụ mua lại Metro, tỷ phú Thái Lan lại có ý định muốn thâu tóm chuỗi bán lẻ Big C Việt Nam.

Tỷ phú Thái đua nhau rót vốn vào Việt Nam
Tỷ phú Thái đua nhau rót vốn vào Việt Nam

VOV.VN - Các tỷ phú hàng đầu Thái Lan đang rót vốn mạnh vào thị trường Việt Nam, trong đó có Charoen Sirivadhanabhakdi, Chirathivat, Dhanin Chearavanon.

Tỷ phú Thái đua nhau rót vốn vào Việt Nam

Tỷ phú Thái đua nhau rót vốn vào Việt Nam

VOV.VN - Các tỷ phú hàng đầu Thái Lan đang rót vốn mạnh vào thị trường Việt Nam, trong đó có Charoen Sirivadhanabhakdi, Chirathivat, Dhanin Chearavanon.

Tỷ phú Thái tung tiền, đại gia Việt quyết đấu trên thị trường bán lẻ
Tỷ phú Thái tung tiền, đại gia Việt quyết đấu trên thị trường bán lẻ

Thị trường bán lẻ trong năm 2016 không ồn ào các vụ mua bán sáp nhập nhưng vẫn cạnh tranh khốc liệt.

Tỷ phú Thái tung tiền, đại gia Việt quyết đấu trên thị trường bán lẻ

Tỷ phú Thái tung tiền, đại gia Việt quyết đấu trên thị trường bán lẻ

Thị trường bán lẻ trong năm 2016 không ồn ào các vụ mua bán sáp nhập nhưng vẫn cạnh tranh khốc liệt.