Dự án cao tốc Bắc - Nam: Lo đội vốn và xã hội “dị ứng” với BOT giao thông

VOV.VN - Góp ý cho dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, ĐBQH lo ngại các vấn đề xảy ra khi đầu tư BOT khiến dư luận phản ứng và “dị ứng” với BOT giao thông.

Thảo luận tại tổ chiều nay (8/11) về Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBHQ) cho rằng, còn nhiều vấn đề cần phải tính toán kỹ thêm như suất đầu tư, hình thức đầu tư, cam kết giải ngân theo đúng tiến độ, tính minh bạch trong triển khai dự án…

Chính phủ đưa ra lộ trình dự kiến các đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam được đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020 có tổng chiều dài 654 km, chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 118.716 tỷ đồng

Rút kinh nghiệm từ các dự án BOT

Dù đồng thuận chủ trương của Chính phủ về đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nhưng đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) vẫn còn băn khoăn về việc xã hội hóa trong đầu tư và công tác giám sát khi thực hiện dự án.

Ông Ngân cho rằng, BOT là một chủ trương đúng mà nhiều quốc gia đã áp dụng. Vấn đề là khi triển khai và giám sát làm sao để tránh việc bị lợi dụng, làm sai lệch chủ trương đúng của nhà nước. Cần rút ra bài học kinh nghiệm trong các dự án BOT trong thời gian qua.

Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ phải có một báo cáo chi tiết hơn về những kết quả đạt được trong BOT vừa qua, cũng như những tồn tại và chỉ rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra quyết định chủ trương đầu tư hơn 118.000 tỷ đồng cho đường cao tốc Bắc – Nam.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân

Bên cạnh đó, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, hạ tầng là vấn đề bức xúc đối với Việt Nam, vấn đề là làm sao chúng ta cân đối hài hoà giữa nguồn lực đầu tư với lợi ích đem lại để bù đắp cho nguồn lực đó.

Nhấn mạnh về tính cấp thiết của dự án cao tốc Bắc – Nam, đại biểu Trần Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu TP HCM, nêu rõ: Dự án giúp người dân có nhiều sự lựa chọn trong giao thông, vận tải hàng hóa, chia sẻ lưu lượng giao thông. Dó đó, cần phải đầu tư gấp một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc – Nam.

Ông Trần Anh Tuấn cho rằng, có hai vấn đề cần phải làm rõ, đó là việc kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó có đầu tư theo hình thức BOT, và việc đề xuất sử dụng ngân sách đầu tư sau đó thu phí như BOT.

Đại biểu này nhấn mạnh, việc xác định đặt các trạm BOT phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Các trạm BOT không được phép đặt trên các tuyến đường độc đạo. Phải trả cho người dân quyền lựa chọn muốn mất tiền đi đường tốt hay không mất tiền đi đường xấu hơn.

Đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn

Ông Tuấn cũng nêu rõ quan điểm: Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Nhà nước chỉ can thiệp ở những lĩnh vực xã hội không thể làm được.Nguồn ngân sách nên ưu tiên giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách hơn, phục vụ những mục tiêu phát triển dân sinh tốt hơn.

Việc sử dụng ngân sách, cũng là mượn tiền thuế của dân đầu tư rồi lại thu phí như BOT là không minh bạch. Ông Tuấn băn khoăn nếu như vậy thì không biết bài toán thu phí sẽ ra sao.

Cần tính kỹ suất đầu tư

Về kinh phí đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam, đại biểu Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốcCông ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP HCM cho rằng, suất đầu tư mỗi km đường cao tốc trên tuyến Bắc – Nam thấp hơn so với Bộ Xây dựng tính toán (khoảng 200 tỷ đồng/km cho 6 làn xe).

Ông Quốc nêu thực tế: Tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long dài 20 km đầu tư với mức 13.000 tỷ đồng; Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây dài trên 50km có vốn đầu tư là hơn 20.600 tỷ đồng. Nếu so sánh với báo cáo tiền khả thi về Dự án cao tốc Bắc – Nam thì chưa sát với thực tế. Do đó, có thể khi triển khai sẽ bị đội vốn. Bộ Giao thông và các đơn vị liên quan nên tính toán lại, ông Quốc góp ý.

 Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc

Vị đại biểu này cũng lưu ý đến vấn đề giải ngân nguồn vốn, cam kết cụ thể để giải ngân, và đề nghị tính toán đến giải pháp, thể chế giải ngân, tránh chậm tiến độ do giải ngân.

Bên cạnh đó, ông Quốc cũng quan tâm tới những vấn đề có thể xảy ra khi áp dụng hình thức đầu tư BOT vốn đã mang “tai tiếng”trong dư luận. BOT chưa làm tốt được khâu thẩm định, phê duyệt, kiểm tra và nếu đầu tư theo hình thức này sẽ phải chịu 3 lần lãi suất, ông Quốc phân tích.

Quan tâm đến vấn đề giải phóng mặt bằng và công nghệ áp dụng cho Dự án, đại biểu Phan Thị Bình Thuận nêu ý kiến: Đây là dự án lớn, cần phải tính toán, cân nhắc mọi thứ về công nghệ, nguồn lực, hình thức đầu tư. Khi đã giải tỏa đền bù thì hàng loạt vấn đề sinh kế của người dân phải được tính toán kỹ lưỡng. Đáng ngại nhất là đầu tư mà không mang lại hiệu quả.

Bà Thuận cho rằng, thu hồi đất giải phóng mặt bằng có thể sẽ làm phát sinh nhiều tranh chấp khiếu nại, nên cần phải đưa vào dự thảo nghị quyết của Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Đại biểu Quốc hội Phan Thị Bình Thuận

Ngoài ra, phải tính đến tác động của việc thực hiện dự án tới môi trường, xã hội, đồng thời bảo đảm tiến độ thực hiện và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Cần ứng dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn xây dựng thi công và an toàn trong quá trình vận hành, đại biểu đoàn TP HCM lưu ý./.

Chính phủ đưa ra lộ trình dự kiến các đoạn tuyến được đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020 có tổng chiều dài 654 km, chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỷ đồng.

Trong số 11 dự án thành phần thì có 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BO,  gồm đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) và đoạn Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai). Đầu tư theo hình thức đầu tư công đối với 03 dự án thành phần, gồm đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế), Cầu Mỹ Thuận 2.

Đối với các đoạn đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu giá dịch vụ, nguồn vốn thu được sẽ nộp ngân sánh Nhà nước và đầu tư các đoạn tiếp theo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cao tốc Bắc - Nam: Sẽ đầu tư trước 654 Km có lưu lượng xe lớn
Cao tốc Bắc - Nam: Sẽ đầu tư trước 654 Km có lưu lượng xe lớn

VOV.VN - Theo Quy hoạch, đường cao tốc Bắc- Nam có quy mô 4-6 làn xe, khu vực cửa ngõ các trung tâm kinh tế -chính trị quy mô lớn quy mô 8 làn xe.

Cao tốc Bắc - Nam: Sẽ đầu tư trước 654 Km có lưu lượng xe lớn

Cao tốc Bắc - Nam: Sẽ đầu tư trước 654 Km có lưu lượng xe lớn

VOV.VN - Theo Quy hoạch, đường cao tốc Bắc- Nam có quy mô 4-6 làn xe, khu vực cửa ngõ các trung tâm kinh tế -chính trị quy mô lớn quy mô 8 làn xe.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam: Cần tính phương án cho 10 làn xe
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam: Cần tính phương án cho 10 làn xe

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải giải phóng mặt bằng theo quy mô 8 - 10 làn xe để bảo đảm tầm nhìn dài hạn khi làm đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam: Cần tính phương án cho 10 làn xe

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam: Cần tính phương án cho 10 làn xe

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải giải phóng mặt bằng theo quy mô 8 - 10 làn xe để bảo đảm tầm nhìn dài hạn khi làm đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Lấy tiền đâu làm đường bộ cao tốc Bắc - Nam?
Lấy tiền đâu làm đường bộ cao tốc Bắc - Nam?

VOV.VN - Bộ trưởng GTVT cho biết, tổng đầu tư cho giai đoạn 1 của tuyến cao tốc Bắc - Nam là 128.716 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỷ đồng.

Lấy tiền đâu làm đường bộ cao tốc Bắc - Nam?

Lấy tiền đâu làm đường bộ cao tốc Bắc - Nam?

VOV.VN - Bộ trưởng GTVT cho biết, tổng đầu tư cho giai đoạn 1 của tuyến cao tốc Bắc - Nam là 128.716 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỷ đồng.

Không thể trì hoãn xây đường cao tốc Bắc - Nam
Không thể trì hoãn xây đường cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - Theo tờ trình của Chính phủ, việc đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là cần thiết và không thể trì hoãn.

Không thể trì hoãn xây đường cao tốc Bắc - Nam

Không thể trì hoãn xây đường cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - Theo tờ trình của Chính phủ, việc đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là cần thiết và không thể trì hoãn.