Lo lắng khi học sinh cả 3 miền đều hát sai Quốc ca

VOV.VN -Hiện nay, học sinh cả 3 miền đều hát sai Quốc ca nên mục tiêu của môn Ngữ văn hay năng lực ngôn ngữ cần phải chỉ rõ yêu cầu nói, đọc đúng tiếng Việt.

Tại hội thảo góp dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sáng 14/4, ông Phạm Văn Khanh, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục tỉnh Tiền Giang cho biết: Hiện nay, học sinh cả 3 miền đều hát sai Quốc ca nên mục tiêu của môn Ngữ văn hay năng lực ngôn ngữ cần phải chỉ rõ yêu cầu nói, đọc đúng tiếng Việt thay vì chỉ yêu cầu sử dụng thành thạo.

Theo ông Khanh, dự thảo chương trình tổng thể chỉ nêu mục tiêu, yêu cầu sử dụng thành thạo tiếng Việt của học sinh song chưa nhấn mạnh, làm rõ việc nói, đọc đúng tiếng Việt của học sinh trong năng lực sử dụng tiếng Việt.

"Việc ghi như vậy thì việc đọc đúng tiếng Việt có thể sẽ bị bỏ qua trong biên soạn chương trình chi tiết môn học tiếng Việt của các cấp học và lớp học khi cụ thể hóa" - ông Khanh nói.

Ông Khanh cho rằng, đọc và nói đúng tiếng Việt và kỹ năng căn bản của môn tiếng Việt nhất là trong tình hình đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29 của Trung ương hiện nay. Do đó, ngành Giáo dục phải dạy học sinh nói đúng, viết đúng tiếng mẹ đẻ, giáo dục học sinh yêu tiếng nói của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Hiện nay, học sinh cả ba miền đều hát sai câu đầu tiên của bài Quốc ca (Ảnh minh họa)

Thực trạng hiện nay học sinh cả 3 miền đều không nói, đọc và hát đúng các âm tiết câu đầu tiên của quốc gia Việt Nam (số đông học sinh).

Học sinh vùng Hà Nội, Hà Tây hát: Đoàn quân Việt Lam đi, chung nòng kíu kuốc.

Học sinh vùng Quảng Nam, Đà Nẵng hát: Đoèn quên Việt Nem đi…

Học sinh vùng Sài Gòn, Gia Định hát: Đòn quân Diệt Nam đi…

Các em học sinh phía Bắc thường đọc, nói sai các phụ âm đầu, học sinh miền Trung thường đọc, nói sai âm chính, học sinh phía Nam thường đọc, nói sai các phụ âm cuối và hiện nay nhiều phụ âm đầu cũng bị nói, đọc sai.

Do vậy, theo ông Khanh, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nên chú trọng vấn đề này.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Ngọc Phú, Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, học sinh Việt Nam hiện nay nói ngọng quá nhiều. Cứ như vậy thì sau này tiếng Việt sẽ bị méo mó.

Vì vây, ông Phú cho rằng, cần phải ghi rõ ngoài sử dụng thành thạo học sinh cần phải sử dụng tiếng Việt đúng ngữ âm chuẩn, không ngọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

GS Hồ Ngọc Đại: Đổi mới giáo dục phải từ nhu cầu “thực” của học sinh
GS Hồ Ngọc Đại: Đổi mới giáo dục phải từ nhu cầu “thực” của học sinh

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể phải vì lợi ích, nhu cầu thực sự của học sinh, chứ không để học sinh phải chạy theo người biên soạn.

GS Hồ Ngọc Đại: Đổi mới giáo dục phải từ nhu cầu “thực” của học sinh

GS Hồ Ngọc Đại: Đổi mới giáo dục phải từ nhu cầu “thực” của học sinh

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể phải vì lợi ích, nhu cầu thực sự của học sinh, chứ không để học sinh phải chạy theo người biên soạn.

Chương trình giáo dục phổ thông: Có mục tiêu nhưng vẫn thiếu cách làm
Chương trình giáo dục phổ thông: Có mục tiêu nhưng vẫn thiếu cách làm

VOV.VN - Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đưa ra những mục tiêu cụ thể về phẩm chất, năng lực của người học, song cách thức thực hiện lại chưa rõ.

Chương trình giáo dục phổ thông: Có mục tiêu nhưng vẫn thiếu cách làm

Chương trình giáo dục phổ thông: Có mục tiêu nhưng vẫn thiếu cách làm

VOV.VN - Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đưa ra những mục tiêu cụ thể về phẩm chất, năng lực của người học, song cách thức thực hiện lại chưa rõ.

Chương trình GDPT tổng thể: Vẫn là “bình mới rượu cũ”?
Chương trình GDPT tổng thể: Vẫn là “bình mới rượu cũ”?

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng chương trình mới vẫn chưa đưa ra những cách kiểm tra, đánh giá, thay đổi tư duy dạy học phù hợp với thời đại 4.0.

Chương trình GDPT tổng thể: Vẫn là “bình mới rượu cũ”?

Chương trình GDPT tổng thể: Vẫn là “bình mới rượu cũ”?

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng chương trình mới vẫn chưa đưa ra những cách kiểm tra, đánh giá, thay đổi tư duy dạy học phù hợp với thời đại 4.0.