Giải ngân vốn cho dự án ODA vẫn chưa hết chậm

Nhiều dự án phải điều chỉnh số liệu, thời gian cũng như thiếu vốn đối ứng làm quá trình giải ngân diễn ra chậm chạp.

Nguồn vốn ODA vẫn duy trì ở mức cao

Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2013, Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng tài trợ quốc tế. Thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết từ đầu năm đến tháng 11 đạt hơn 5,5 tỷ USD (trong đó vốn vay là 5,278 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 225 triệu USD), cao hơn 7,18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự kiến, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết của cả năm 2013 ước đạt 7 tỷ USD, tăng 18,5% so với mức của năm 2012 và cao nhất từ trước đến nay.

Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân tính đến tháng 10/2013 ước đạt gần 3,59 tỷ USD (vốn vay 3,366 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại: 220 triệu USD), cao hơn 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến mức giải ngân vốn ODA cả năm 2013 đạt khoảng 4,5 tỷ USD, trong đó 470 triệu USD thực hiện thông qua các khoản giải ngân nhanh.

Giải ngân cho dự án ODA chậm

Mặc dù tình hình ký kết và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong năm 2013 đạt được những tiến bộ nhất định, song báo cáo của Chính phủ cũng nhận định, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA chưa tạo được sự đột biến như mong muốn.

GPMB vướng mắc cũng khiến cho việc giải ngân các dự án ODA bị chậm.

Nguyên nhân là bởi, trong quá trình xây dựng báo cáo khả thi, cơ quan chủ quản chưa làm tốt công tác giám sát chất lượng xây dựng báo cáo của tư vấn. Đặc biệt các vấn đề kỹ thuật nên số liệu không chính xác. Do vậy khi triển khai thực hiện, thường phải điều chỉnh lại và trong rất nhiều trường hợp dẫn đến việc tăng vốn.

Thời gian khởi động dự án chậm, từ khi Điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi có hiệu lực đến khi trao hợp đồng thầu đầu tiên mất từ 14-30 tháng, dẫn đến các dự án không đạt tiến độ ban đầu và phải gia hạn từ 18-36 tháng.

Năng lực nhà thầu hạn chế. Một số dự án mặc dù đã hoàn tất công tác đấu thầu và trao thầu nhưng nhà thầu thực hiện chậm do năng lực nhà thầu có vấn đề. Điển hình là các nhà thầu Hàn Quốc trong dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

Bên cạnh đó, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cũng khiến cho việc thực hiện và giải ngân các dự án ODA bị chậm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chậm trễ trong công tác này là bởi, sự khác biệt về chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư giữa Việt Nam và nhà tài trợ; Sự khác biệt về mức giá đền bù giữa các địa phương liền kề ở cùng một dự án; thay đổi chính sách về giải phóng mặt bằng và tái định cư làm tăng chi phí…

Thiếu vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các dự án giao thông và phát triển đô thị do khả năng bố trí vốn đối ứng từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bị hạn chế.

Do vậy, một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA mà Chính phủ đưa ra là cố gắng đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng.

Trước mắt, các ngành, các cấp cần triển khai việc ứng trước vốn đối ứng kế hoạch 2014 (khoảng 5.500 tỷ đồng cho khoảng 140 chương trình, dự án ODA cấp bách) sau khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng quy trình, cơ chế tổng hợp, phân bổ và giám sát vốn đối ứng một cách có hệ thống, đặc biệt vốn bố trí từ ngân sách nhà nước cho các cơ quan trung ương và hỗ trợ các địa phương; xây dựng kế hoạch trung hạn về vốn đối ứng trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung hạn đối với nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

2,6 tỷ USD vốn ODA vào khu vựcTây Bắc
2,6 tỷ USD vốn ODA vào khu vựcTây Bắc

(VOV) - Tây Bắc sẽ là điểm thu hút đầu tư của các ngân hàng và tập đoàn kinh tế trong nước trong thời gian tới.

2,6 tỷ USD vốn ODA vào khu vựcTây Bắc

2,6 tỷ USD vốn ODA vào khu vựcTây Bắc

(VOV) - Tây Bắc sẽ là điểm thu hút đầu tư của các ngân hàng và tập đoàn kinh tế trong nước trong thời gian tới.

Bộ Tài chính đại diện chính thức cho “bên vay” vốn ODA
Bộ Tài chính đại diện chính thức cho “bên vay” vốn ODA

(VOV)-Bộ Tài chính cũng là cơ quan hướng dẫn chuẩn bị nội dung liên quan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính các dự án...

Bộ Tài chính đại diện chính thức cho “bên vay” vốn ODA

Bộ Tài chính đại diện chính thức cho “bên vay” vốn ODA

(VOV)-Bộ Tài chính cũng là cơ quan hướng dẫn chuẩn bị nội dung liên quan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính các dự án...

20 năm, giải ngân 37,597 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam
20 năm, giải ngân 37,597 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam

VOV.VN-Vốn ODA góp phần tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

20 năm, giải ngân 37,597 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam

20 năm, giải ngân 37,597 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam

VOV.VN-Vốn ODA góp phần tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Việt Nam mong Nhật Bản tăng hỗ trợ vốn ODA
Việt Nam mong Nhật Bản tăng hỗ trợ vốn ODA

Việt Nam và Nhật Bản đang khởi công chuẩn bị tốt cho việc xây dựng Metro tại Hà Nội, cầu Nhật Tân qua sông Hồng…  

Việt Nam mong Nhật Bản tăng hỗ trợ vốn ODA

Việt Nam mong Nhật Bản tăng hỗ trợ vốn ODA

Việt Nam và Nhật Bản đang khởi công chuẩn bị tốt cho việc xây dựng Metro tại Hà Nội, cầu Nhật Tân qua sông Hồng…  

6,485 tỷ USD vốn ODA cam kết cho năm 2013
6,485 tỷ USD vốn ODA cam kết cho năm 2013

(VOV) -Cũng từ 2013, Hội nghị CG được chuyển thành Diễn đàn quan hệ đối tác phát triển Việt Nam (gọi tắt là VDPF).

6,485 tỷ USD vốn ODA cam kết cho năm 2013

6,485 tỷ USD vốn ODA cam kết cho năm 2013

(VOV) -Cũng từ 2013, Hội nghị CG được chuyển thành Diễn đàn quan hệ đối tác phát triển Việt Nam (gọi tắt là VDPF).

Sẽ lập Ban chỉ đạo quốc gia về vốn ODA
Sẽ lập Ban chỉ đạo quốc gia về vốn ODA

Ban Chỉ đạo sẽ do 1 Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

Sẽ lập Ban chỉ đạo quốc gia về vốn ODA

Sẽ lập Ban chỉ đạo quốc gia về vốn ODA

Ban Chỉ đạo sẽ do 1 Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.