Giữ ánh điện cho Sài Gòn giải phóng

VOV.VN -Đúng 8 giờ sáng 1/5/1975, Đội Quân quản Điện lực của Tiểu ban Quân quản Công nghiệp trực thuộc Ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định chính thức tiếp quản Công ty Điện lực Việt Nam

Trung tuần tháng 4/1975, trước khí thế hừng hực của hàng hàng lớp lớp binh đoàn bộ đội ngày đêm tiến về giải phóng Sài Gòn, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng về nhiệm vụ chuẩn bị tiếp quản cơ sở vật chất ngay sau khi chính quyền Sài Gòn bị tiêu diệt hoàn toàn, tại chiến khu miền Đông Nam Bộ, ngày 26/4/1975, Tiểu ban tiếp quản Sài Gòn - Gia Định (phiên hiệu K9) đã được Ban Công nghiệp R thành lập với 7 thành viên thuộc các ngành: điện - nước - công nghiệp nhẹ - cơ khí - lương thực thực phẩm - hóa chất - địa chất.

Trưởng tiểu ban là đồng chí Mười Sơn, đồng chí Lê Thành Phụng giữ chức vụ phó tiểu ban và 5 ủy viên. Đội điện nước gồm 56 người, trong đó, riêng bộ phận điện có 33 thành viên do đồng chí Nguyễn Văn Tiên làm đội trưởng, 2 đồng chí Lưu Phương Chính và Mai Bửu Đàn giữ chức đội phó. Khi đó, quan trọng nhất là 2 ngành điện và nước, đặc biệt là điện, bắt nguồn từ phương châm chiến lược “Điện phải đi trước một bước”.

Ngày 29/4, đoàn xuất phát từ Lộc Ninh, nghỉ đêm tại dinh tỉnh trưởng Biên Hòa. Khoảng 6 giờ chiều.


Đúng ngày 30/4, K9 về trú quân tại Trường Cao Thắng. Niềm vui chiến thắng cứ cồn cào trong lòng xen lẫn nỗi lo về nhiệm vụ khá nặng nề trước mắt khiến không ai có thể chợp mắt. Suốt đêm, các đồng chí trong ban vừa phải tiếp đón lớp lớp bà con đến thăm vừa tiếp tục thu nhận tin tức từ những báo cáo của ban công tác và các ban tự vệ thành.

Nhận lệnh từ trên, đồng chí Trần Tự Kỉnh, cán bộ phụ trách kiểm tra của R, chính thức đứng vào hàng ngũ tiếp quản điện lực bằng chức vụ Trưởng Đoàn tiếp quản Điện miền Nam vào 4 giờ 30 phút sáng 1-5-1975 để rồi đúng 7 giờ 30 sáng cùng ngày, công việc tiếp quản chính thức bắt đầu. Được lệnh phải về gấp địa điểm tiếp quản là Nhà máy Điện Chợ Quán, nhưng do có sự nhầm lẫn, khi đến nơi mới biết rằng địa điểm tiếp quản thật ra là trụ sở Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (gọi tắt là CĐV) tại địa chỉ 72 Hai Bà Trưng, Quận 1 (nay là trụ sở Công ty Điện lực 2).

Buổi tiếp quản ngành điện miền Nam diễn ra ngay tại phòng họp trắng của CĐV với sự hiện diện của hơn 10 cán bộ tiếp quản điện lực miền Nam và gần 70 cán bộ của CĐV, đứng đầu là ông Hồ Tấn Phát, Tổng giám đốc CĐV. Đầu buổi họp, ông Hồ Tấn Phát và các cán bộ cao cấp trong ngành của chế độ Sài Gòn không giấu được thái độ bất an. Sau này, trong một lần trò chuyện cùng đồng chí Trần Tự Kỉnh, ông Hồ Tấn Phát đã thú nhận: “Buổi đầu gặp các ông, tôi thấy “ớn” quá. Chẳng biết rồi đây đời mình sẽ ra sao”. Nhưng liền sau đó, khi nghe qua những chủ trương của ta, các anh em trong ngành điện của chế độ Sài Gòn dần trấn tĩnh và bày tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác.


Ngay trong buổi họp đầu tiên, sau khi nắm tình hình, Ban Quân quản đề ra nhiệm vụ: Triệu tập tất cả công nhân viên chức trở lại làm việc bình thường; bằng mọi cách phải giữ cho dòng điện hoạt động liên tục, không gây khó khăn cho việc tiếp quản và bảo đảm sinh hoạt của TP; sửa chữa ngay những đường dây bị hư hỏng và đường dây Sài Gòn - Mỹ Tho trước ngày 4-5 (riêng đường dây và nhà máy Đa Nhim sẽ có kế hoạch sau); tổ chức canh gác các vị trí quan trọng đề phòng âm mưu phá hoại của địch. 

Tiếp quản Điện lực miền Nam Việt Nam

Đúng 8 giờ sáng ngày 01 tháng 05 năm 1975, Đội Quân quản Điện lực của Tiểu ban Quân quản Công nghiệp trực thuộc Ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định chính thức tiếp quản Công ty Điện lực Việt Nam (CĐV của chính quyền Sài Gòn) tại Văn phòng Tổng nha 72 Hai Bà Trưng. Đội đã chuẩn bị những thỏa thuận nguyên tắc để từ ngày 02 tháng 5 năm 1975, Nha Chuyển vận phân phối (tiền thân của Sở truyền tải Điện 4 sau này) sẽ chính thức chuyển giao chức năng truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho khu vực Sài Gòn và phụ cận.

Trong thời gian cho đến 14/9/1976, hoạt động của Sở được vận hành theo nguyên tắc giữ nguyên bộ máy cũ chịu sự chỉ đạo của một số “chuyên viên quân quản” để đảm bảo việc cấp điện cho thành phố được an toàn, liên tục, đồng thời thành lập tổ chức Công đoàn giải phóng để xây dựng phong trào cách mạng của quần chúng, làm hạt nhân cho việc điều chỉnh dần tổ chức và nhân sự cho phù hợp với yêu cầu cách mạng.

Vào thời điểm mới tiếp quản, mạng lưới truyền tải điện miền Nam có: 275 km đường dây 230 kV, 543 km đường dây 66 kV, 1 trạm (Sài Gòn) 230 kV/66 kV/15 kV có tổng công suất 168 MVA, 28 trạm 66 kV/15 kV tổng công suất 432 MVA.

Lưới điện được chia ra làm ba hệ thống độc lập:

-Miền Đông: gồm Sài Gòn và Đồng Nai, Long An, Tiền Giang.

-Cao nguyên: gồm nhà máy điện Đa nhim, một phần các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Miền Tây: gồm các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long.

Đến cuối năm 1975 sau khi khôi phục đường dây 230 kV Đa Nhim-Sài Gòn, hai lưới điện miền Đông và Cao nguyên được nối thông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành điện miền Nam nỗ lực đưa điện về đảo xa
Ngành điện miền Nam nỗ lực đưa điện về đảo xa

VOV.VN - Tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) coi việc đưa điện lưới ra các đảo là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 cũng như những năm tới.

Ngành điện miền Nam nỗ lực đưa điện về đảo xa

Ngành điện miền Nam nỗ lực đưa điện về đảo xa

VOV.VN - Tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) coi việc đưa điện lưới ra các đảo là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 cũng như những năm tới.

Sự cố điện miền Nam: Ngành điện phải xem xét nghiêm túc
Sự cố điện miền Nam: Ngành điện phải xem xét nghiêm túc

(VOV) - Ngành điện phải xem xét lại toàn diện các vấn đề để đảm bảo không xảy ra các sự cố lặp lại tương tự.

Sự cố điện miền Nam: Ngành điện phải xem xét nghiêm túc

Sự cố điện miền Nam: Ngành điện phải xem xét nghiêm túc

(VOV) - Ngành điện phải xem xét lại toàn diện các vấn đề để đảm bảo không xảy ra các sự cố lặp lại tương tự.

Không tiết giảm điện miền Nam khi cắt điện đường dây 500kV
Không tiết giảm điện miền Nam khi cắt điện đường dây 500kV

VOV.VN - EVN sẽ huy động cao công suất các nhà máy điện khu vực miền Nam và phải huy động thêm các tổ máy chạy dầu.

Không tiết giảm điện miền Nam khi cắt điện đường dây 500kV

Không tiết giảm điện miền Nam khi cắt điện đường dây 500kV

VOV.VN - EVN sẽ huy động cao công suất các nhà máy điện khu vực miền Nam và phải huy động thêm các tổ máy chạy dầu.

Trưng bày ảnh 40 năm ngành điện miền Nam
Trưng bày ảnh 40 năm ngành điện miền Nam

VOV.VN -Hơn 100 bức ảnh được trưng bày về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của ngành Điện miền Nam từ những ngày đầu thành lập (30/4/1975)

Trưng bày ảnh 40 năm ngành điện miền Nam

Trưng bày ảnh 40 năm ngành điện miền Nam

VOV.VN -Hơn 100 bức ảnh được trưng bày về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của ngành Điện miền Nam từ những ngày đầu thành lập (30/4/1975)