Hai tập đoàn dầu khí Nga - Mỹ đầu tư khai thác khí đốt tại miền Trung

Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) với dự án điện khí 20 tỷ USD ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Gazprom (Nga) lên kế hoạch mua 49% cổ phần lọc dầu Dung Quất.

Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đang cân nhắc lựa chọn các phương án đưa khí vào bờ và xây nhà máy điện công suất lớn tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD.

Ngày 15/7 tới, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng đại diện Tập đoàn Exxon Mobil sẽ về miền Trung khảo sát chuẩn bị triển khai dự án nói trên.

Tập đoàn này đang xem xét hai phương án: Đưa khí từ mỏ Cá Voi Xanh vào bờ ở khu vực bàu Cá Cái, gần sát nhà máy lọc dầu Dung Quất và xây nhà máy điện tại Quảng Ngãi. Hoặc đưa khí vào khu vực cảng Tam Hiệp, huyện Núi Thành (Quảng Nam) và xây dựng nhà máy điện tại xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn (gần khu du lịch Thiên Đàng), Khu kinh tế Dung Quất.

Cả Exxon Mobil và Gazprom đều có những dự án dầu khí lớn ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Exxon Mobil là Tập đoàn dầu khí quốc gia Mỹ có tổng doanh thu lớn nhất thế giới với 404,5 tỷ USD trong năm 2007, trong đó lợi nhuận khoảng 40,6 tỷ USD. Đây là tập đoàn dầu khí lớn thứ hai thế giới sau Rosneft của Nga với sản lượng dầu thô khai thác hàng ngày khoảng 6,5 triệu thùng. Nhiều năm qua, Exxon Mobil có thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông.

Ngoài Exxon Mobil, một đại gia dầu khí của Nga là Gazprom Neft cũng lên kế hoạch mua 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất và đầu tư mở rộng nhà máy.

Hiện thỏa thuận khung đã được công ty Gazprom Neft (Nga) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) ký kết. Đây cũng là nội dung về việc hợp tác đầu tư dự án nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Đầu tháng 7/2014, ông Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam khẳng định, sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 quấy nhiễu ở Biển Đông không làm các đối tác nước ngoài (Exxon Mobil, Gazprom, Murphy…) đang hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam lo sợ.

"Các đối tác nước ngoài vẫn triển khai bình thường các hợp đồng đã ký với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Họ quan tâm nhiều về yếu tố kinh tế hơn là sự đe dọa hiện nay của phía Trung Quốc.

Là những tập đoàn lớn, tầm cỡ quốc tế, khi ký với Việt Nam họ cũng đã tìm hiểu rất kỹ về luật và quy định quốc tế về biển trong đó có biển Đông. Họ có đội ngũ tư vấn luật rất giỏi và chuyên nghiệp. Việt Nam đang tích cực tạo sự thông thoáng về luật pháp để cùng các công ty nước ngoài triển khai các hợp đồng dầu khí và đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác ở vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam", ông San cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ADB giúp Việt Nam điện khí hóa ở các vùng sâu, xa
ADB giúp Việt Nam điện khí hóa ở các vùng sâu, xa

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hôm nay (7/4) thông báo sẽ cho Việt Nam vay thêm 151 triệu USD, nhằm giúp mở rộng và cải thiện các dịch vụ cung cấp điện cho các cộng đồng người nghèo và vùng sâu vùng xa.

ADB giúp Việt Nam điện khí hóa ở các vùng sâu, xa

ADB giúp Việt Nam điện khí hóa ở các vùng sâu, xa

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hôm nay (7/4) thông báo sẽ cho Việt Nam vay thêm 151 triệu USD, nhằm giúp mở rộng và cải thiện các dịch vụ cung cấp điện cho các cộng đồng người nghèo và vùng sâu vùng xa.

151 triệu USD cho năng lượng tái tạo và điện khí hóa nông thôn
151 triệu USD cho năng lượng tái tạo và điện khí hóa nông thôn

Dự án có tổng vốn 197,600 triệu USD. Trong đó phần vay của ADB 151 triệu USD, vốn đối ứng trong nước là 46.600 triệu USD, do ba công ty thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thu xếp.  

151 triệu USD cho năng lượng tái tạo và điện khí hóa nông thôn

151 triệu USD cho năng lượng tái tạo và điện khí hóa nông thôn

Dự án có tổng vốn 197,600 triệu USD. Trong đó phần vay của ADB 151 triệu USD, vốn đối ứng trong nước là 46.600 triệu USD, do ba công ty thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thu xếp.  

Na Uy chuẩn bị đầu tư nhà máy điện khí tại Phú Quốc
Na Uy chuẩn bị đầu tư nhà máy điện khí tại Phú Quốc

(VOV) - Khi biển động, các module của nhà máy sẽ được bơm nước để chìm xuống đáy biển ở độ sâu từ 12-20m  để đảm bảo an toàn.

Na Uy chuẩn bị đầu tư nhà máy điện khí tại Phú Quốc

Na Uy chuẩn bị đầu tư nhà máy điện khí tại Phú Quốc

(VOV) - Khi biển động, các module của nhà máy sẽ được bơm nước để chìm xuống đáy biển ở độ sâu từ 12-20m  để đảm bảo an toàn.