Hoang phế Nhà máy ôtô Vinaxuki nghìn tỷ đồng

Được đầu tư với tổng vốn 1.360 tỷ đồng nhưng nhà máy Vinaxuki ở Thanh Hóa chỉ hoạt động được vài năm rồi dừng hẳn.

Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, máy của Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt cho thuê đất đầu tư tại Cụm công nghiệp Song Lộc (trên diện tích đất của 2 xã Đại Lộc và Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc).
Dự án có tổng mức đầu tư 1.360 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 92,3 ha. Mục tiêu của nhà máy là sản xuất, lắp ráp ôtô tải có tải trọng từ 0,5 tấn đến 45 tấn, ôtô buýt từ 16 chỗ ngồi đến 100 chỗ ngồi; sản xuất phụ tùng ôtô các loại. Khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến tạo ra những con số đầy hứa hẹn, như sản xuất và lắp ráp 15.000 xe tải/năm, 400 xe buýt/năm.
Ngoài ra, mỗi năm nhà máy dự kiến sản xuất 75.000 tấn phụ tùng ôtô. Tuy nhiên, nhiều năm nay nhà máy không hoạt động, trong khi người dân lại không có việc làm, phải chuyển nghề hoặc rời bỏ quê hương đi làm ăn xa.
Đi vào hoạt động năm 2011 nhưng chỉ sau đó 2 năm, nhà máy bắt đầu ngưng trệ rồi bỏ hoang.
Người dân sống gần dự án cho biết, sau thời gian ngắn nhà máy hoạt động, họ thấy số lượng kỹ sư, công nhân giảm dần. Thời gian sau, nơi đây không còn một bóng người.
Lý giải về việc dự án chết yểu, ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Vinaxuki cho hay đầu năm 2011, do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - đơn vị tài trợ cho Vinaxuki cắt vốn đầu tư, phá vỡ hợp đồng tín dụng.
Máy móc trong các khu nhà xưởng phủ bụi, 'đắp chiếu'. Người dân địa phương cho hay thời điểm trước khi triển khai dự án, được chính quyền tuyên truyền, vận động họ đã  ủng hộ đất trồng lúa, đất màu và đất đồi cho công ty.
Cũng theo Vinaxuki, công ty đã mời nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, song đến nay chưa ký được bất cứ hợp đồng hợp tác nào. Một trong những lý do nêu ra là Song Lộc mới được cấp phép là cụm công nghiệp, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chỉ muốn đầu tư vào khu công nghiệp để được hưởng các ưu đãi của mô hình này. Công ty đã nhiều lần đề nghị được thành lập khu công nghiệp nhưng chưa được tỉnh Thanh Hóa cho phép./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp ô tô: Chính phủ và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung
Công nghiệp ô tô: Chính phủ và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung

VOV.VN - Mặc dù xác định ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhưng mong muốn của chính phủ và doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm khác biệt.

Công nghiệp ô tô: Chính phủ và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung

Công nghiệp ô tô: Chính phủ và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung

VOV.VN - Mặc dù xác định ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhưng mong muốn của chính phủ và doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm khác biệt.

Phát triển công nghiệp ô tô cần nâng tỷ lệ nội địa hóa
Phát triển công nghiệp ô tô cần nâng tỷ lệ nội địa hóa

VOV.VN - Nhà nước cần tập trung kết nối, xây dựng chiến lược xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô và thay thế phụ tùng nhập khẩu nhằm giảm chi phí.

Phát triển công nghiệp ô tô cần nâng tỷ lệ nội địa hóa

Phát triển công nghiệp ô tô cần nâng tỷ lệ nội địa hóa

VOV.VN - Nhà nước cần tập trung kết nối, xây dựng chiến lược xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô và thay thế phụ tùng nhập khẩu nhằm giảm chi phí.

Phát triển công nghiệp ô tô được hưởng nhiều ưu đãi
Phát triển công nghiệp ô tô được hưởng nhiều ưu đãi

VOV.VN - Dự án đầu tư phát triển công nghiệp ô tô được vay vốn, hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng như được ưu đãi nhiều loại thuế.

Phát triển công nghiệp ô tô được hưởng nhiều ưu đãi

Phát triển công nghiệp ô tô được hưởng nhiều ưu đãi

VOV.VN - Dự án đầu tư phát triển công nghiệp ô tô được vay vốn, hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng như được ưu đãi nhiều loại thuế.

Thuế cao và các lệ phí “đánh” vào ngành ô tô Việt Nam?
Thuế cao và các lệ phí “đánh” vào ngành ô tô Việt Nam?

VOV.VN -Theo đánh giá của VBF 2015, chênh lệch chi phí và năng lực cạnh tranh về chi phí của các xe ô tô sản xuất trong nước (CKD) còn yếu kém.

Thuế cao và các lệ phí “đánh” vào ngành ô tô Việt Nam?

Thuế cao và các lệ phí “đánh” vào ngành ô tô Việt Nam?

VOV.VN -Theo đánh giá của VBF 2015, chênh lệch chi phí và năng lực cạnh tranh về chi phí của các xe ô tô sản xuất trong nước (CKD) còn yếu kém.