Hội nhập TPP: Thách thức lớn nhất là khi không tận dụng được cơ hội

VOV.VN -Triển vọng mở ra là to lớn với mỗi quốc gia thành viên TPP, nhưng để triển vọng biến thành hiện thực, tùy thuộc vào sự chuẩn bị của mỗi quốc gia.

Việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 4/2 vừa qua có thể coi là dấu mốc lịch sử trong nền thương mại thế giới, khi 12 quốc gia TPP chiếm tới 40% GDP toàn cầu, dự báo sẽ có sự bùng nổ về thương mại và đầu tư, làm thay đổi cục diện kinh tế toàn cầu trong thập niên tới.

Triển vọng mở ra là to lớn với mỗi quốc gia thành viên TPP, nhưng để triển vọng biến thành hiện thực, tùy thuộc vào sự chuẩn bị, sự nỗ  lực của mỗi quốc gia. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ Invest Counsult đã có cuộc trao đổi với phóng viên VOV về những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP.

** Thưa ông, các nhà phân tích kinh tế quốc tế khi nhắc đến TPP, hầu hết đều chỉ ra: Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia Hiệp định này. Ông bình luận gì về cách nhìn nhận đó?

Tôi cho rằng, chúng ta cần có quan điểm rõ về chuyện này, chúng ta không nên nghe dư luận bàn tán về lợi ích mà mình sẽ có. Chúng ta phải suy ngẫm xem muốn có lợi ích như vậy thì mình phải làm gì, phải chuẩn bị gì, phải có những cố gắng nào. Theo tôi, nên nói Việt Nam là một quốc gia có ưu thế bình đẳng khi nhận được những lợi ích từ việc tham gia TPP.

** Là 1 trong 12 nước thành viên mà trong đó có nền kinh tế số 1 thế giới theo ông, đạt được bình đẳng đó có ý nghĩa như thế nào với chúng ta?

Vô cùng quan trọng bởi vì thị trường là tự do, bình đẳng đối với tất cả các bên tham gia. Nếu không có sức mạnh của bên tham gia độc lập thì chúng ta khó biến những cơ hội có được trong quá trình hội nhập trở thành lợi ích của chúng ta. Vì thế, tôi cho rằng tất cả các nền kinh tế khi tham gia hội nhập đều phải có sức khỏe, có chất lượng tiêu chuẩn đối với một nền kinh tế trong quá trình tham gia hội nhập vào các vùng, các miền, các không gian kinh tế khác nhau.

**Với trạng thái hiện nay của nền kinh tế, liệu chúng ta có khả năng hiện thực hóa cơ hội đến đâu, khi chỉ còn 2 năm nữa TPP sẽ có hiệu lực?

Trong 12 nước tham gia vào cộng đồng kinh tế có chất lượng tiêu chuẩn, Việt Nam xếp gần như cuối cùng, thể chế kinh tế chúng ta chưa xây dựng một cách chuẩn mực. Một vài năm gần đây, Chính phủ mới nói đến cải cách cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế kinh tế. Cải cách thể chế kinh tế theo hướng nào nói cũng không rõ ràng lắm. Ở các nước phát triển chính cộng đồng kinh tế, các thương nhân gây sức ép lên Chính phủ và đòi Chính phủ phải tạo ra sự hội nhập. Chính phủ thực thi các đòi hỏi hội nhập của xã hội, của cộng đồng kinh tế. Chúng ta ngược lại, mọi hội nhập đều có chiến lược nhà nước. Chính phủ đưa chúng ta đến các cộng đồng kinh tế.

**Vậy TPP có phải là cơ hội, là thời điểm để Việt Nam thực hiện đổi mới toàn diện, nhất là về thể chế kinh tế?

Về chuyện này thì tôi có cách diễn đạt khác. Tôi nghĩ TPP có địa vị, có chất lượng mới, cao và thể hiện lòng dũng cảm của Chính phủ. Nhưng xem TPP là đỉnh cao nhất thì còn phải chờ. Phải để cho thực lợi của TPP tự biểu dương. Chúng ta phải nhớ rằng, thực lợi của TPP không đến từ hoạt động của Chính phủ. Thực lợi của TPP đến từ năng lực khai thác các thị trường có chất lượng cao, có kỷ luật lớn như TPP. Năng lực đấy là năng lực của xã hội, năng lực tiêu dùng của Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam buộc phải có kiến thức để lựa chọn hàng hóa sử dụng, họ phải là những người tiêu dùng thông thái, đấy chính là mặt mới của TPP. Điều quan trọng là phải làm thế nào để người tiêu dùng đủ thông thái để thiết kế ra nền kinh tế của mình. Bởi vì khách hàng là thượng đế, tiêu dùng thiết kế ra nền kinh tế.

Nhưng có người tiêu dùng thông thái cũng phải có người sản xuất thông thái. Nếu chúng ta chỉ bắt chước thì chúng ta không thể trở thành nền sản xuất có học được. Nền sản xuất có học mới trở thành nền sản xuất sáng tạo. Có sáng tạo thì mới đạt được tăng trưởng, đột phá chất lượng hiệu quả kinh tế. Như thế chúng ta mới có nền kinh tế có giá trị gia tăng. Hiện nay, nợ công tăng là do chúng ta buộc phải đầu tư để thay thế các giá trị gia tăng trong việc tổ chức ra sản xuất.

** Có ý kiến cho rằng cuộc hội nhập này thực chất là cuộc chơi của các ông lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam có thể khó khăn và thậm chí là phá sản hàng loạt. Vậy các nhà điều hành đất nước cần nhìn nhận vấn đề này như nào, thưa ông?

Tôi không nghĩ hội nhập này là cuộc chơi của các ông lớn và chúng ta chỉ là con mồi của các ông lớn. Nước Ý là nước có số lượng các ông lớn rất bé, đại bộ phận nền kinh tế được cấu trúc từ các xí nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng nước Ý là một trong những thành viên của G7. Mỗi kẻ đi chợ với mục đích khác nhau. Ông lớn thì bán sỉ, ông bé bán lẻ. Ông lớn có việc của ông lớn, việc của ông bé là lợi dụng chính sách quyết định của ông lớn như thế nào để gia nhập TPP thành công. Cho nên, không coi thường ông bé, phải rèn luyện ông bé của Việt Nam cho cuộc chơi với các ông lớn. Đấy là ý chí mà tôi muốn gửi gắm qua các thương nhân như vậy.

** Nói khái quát thì trách nhiệm đặt lên vai cộng đồng doanh nghiệp là rất lớn?

Hội nhập bao giờ gánh nặng cũng ở trên vai của thương nhân, của doanh nghiệp. Chỉ có nước ta mới có quan điểm là Nhà nước phải gánh chính chứ không phải thương nhân. Khi nào xã hội chúng ta nhận thức rằng, mọi gánh nặng của hội nhập ở trên vai thương nhân, trên vai của người sản xuất thì lúc bấy giờ chúng ta mới có nền kinh tế thị trường thật.

** Trong những phân tích, bình luận gần đây về hội nhập, một số chuyên gia kinh tế nêu quan điểm: Thách thức của chúng ta chính là khi chúng ta không tận dụng được cơ hội. Ý kiến của ông như thế nào?

Đúng, rủi ro lớn nhất của chúng ta là không tận dụng được cơ hội, người Việt có cơ hội bình đẳng như tất cả các dân tộc trong khu vực. Nhưng chúng ta không tận dụng được cơ hội nên chúng ta cứ đi sau. Đi sau mãi là nỗi đau khổ của người Việt. Chúng ta phải xây dựng cơ cấu phát triển của cộng đồng dân cư Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế. Phải thay đổi như thế nào để chúng ta biến các lực lượng cạnh tranh thành đồng minh. Chúng ta xem các nhà đầu tư nước ngoài như đối tượng cạnh tranh là chúng ta sai rồi. Sự thông thái của hội nhập là biến các nhà đầu tư nước ngoài thành đồng minh của mình trong hội nhập. Khi nào chúng ta quan niệm cởi mở như thế, đúng đắn như thế thì chúng ta mới có được các lực lượng thỏa mãn của hội nhập. Bản chất của hội nhập là có nhiều đồng minh hơn cạnh tranh.

** Xin cảm ơn ông!            

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp định TPP, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta
Hiệp định TPP, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có bài viết nhan đề “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta”.

Hiệp định TPP, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta

Hiệp định TPP, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có bài viết nhan đề “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta”.

Hiệp định TPP - cú hích mạnh cho công nghiệp hóa của Việt Nam
Hiệp định TPP - cú hích mạnh cho công nghiệp hóa của Việt Nam

VOV.VN -Việc mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh là cơ hội và thách thức để công nghiệp Việt Nam phát triển trong hội nhập.

Hiệp định TPP - cú hích mạnh cho công nghiệp hóa của Việt Nam

Hiệp định TPP - cú hích mạnh cho công nghiệp hóa của Việt Nam

VOV.VN -Việc mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh là cơ hội và thách thức để công nghiệp Việt Nam phát triển trong hội nhập.

Sản xuất công nghiệp trong TPP: Không dễ có ước mơ bình yên
Sản xuất công nghiệp trong TPP: Không dễ có ước mơ bình yên

VOV.VN - Chuyên gia nhận định, hi vọng nền công nghiệp Việt Nam có sự phát triển bình yên, ổn định trong TPP là một mơ ước cần sớm phải được từ bỏ.

Sản xuất công nghiệp trong TPP: Không dễ có ước mơ bình yên

Sản xuất công nghiệp trong TPP: Không dễ có ước mơ bình yên

VOV.VN - Chuyên gia nhận định, hi vọng nền công nghiệp Việt Nam có sự phát triển bình yên, ổn định trong TPP là một mơ ước cần sớm phải được từ bỏ.

Tổng thống Obama lạc quan về khả năng Quốc hội Mỹ thông qua TPP
Tổng thống Obama lạc quan về khả năng Quốc hội Mỹ thông qua TPP

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 22/2, bày tỏ sự lạc quan trước việc Quốc hội nước này sẽ thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).  

Tổng thống Obama lạc quan về khả năng Quốc hội Mỹ thông qua TPP

Tổng thống Obama lạc quan về khả năng Quốc hội Mỹ thông qua TPP

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 22/2, bày tỏ sự lạc quan trước việc Quốc hội nước này sẽ thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).  

Bangkok Post: Thái Lan muốn vào TPP thì nên học kinh nghiệm Việt Nam
Bangkok Post: Thái Lan muốn vào TPP thì nên học kinh nghiệm Việt Nam

VOV.VN - Bangkok Post nhận định, Thái Lan nên học tập kinh nghiệm từ Việt Nam và Malaysia trong quá trình đàm phán gia nhập Hiệp định TPP.

Bangkok Post: Thái Lan muốn vào TPP thì nên học kinh nghiệm Việt Nam

Bangkok Post: Thái Lan muốn vào TPP thì nên học kinh nghiệm Việt Nam

VOV.VN - Bangkok Post nhận định, Thái Lan nên học tập kinh nghiệm từ Việt Nam và Malaysia trong quá trình đàm phán gia nhập Hiệp định TPP.

Báo Anh: TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Báo Anh: TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may

Giám đốc châu Á của Bộ phận Nghiên cứu Đầu tư thuộc Thời báo Tài chính nhận định TPP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.

Báo Anh: TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may

Báo Anh: TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may

Giám đốc châu Á của Bộ phận Nghiên cứu Đầu tư thuộc Thời báo Tài chính nhận định TPP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.