HSBC: Hoạt động sản xuất tháng 2 chậm lại

VOV.VN - Chỉ số PMI giảm còn 51 điểm trong tháng 2 được cho là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 10/2013 tới nay.

Báo cáo công bố ngày hôm nay (3/3) của Tập đoàn HSBC Việt Nam và Công ty dịch vụ tài chính Markit Economics cho biết, chỉ số tháng 2/2014 của Việt Nam giảm từ 52,1 điểm trong tháng 1 xuống còn 51 điểm.

Các điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 2 tiếp tục có sự cải thiện khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm được ghi nhận tiếp tục tăng. Việc thiếu hụt nguồn cung dẫn đến tăng chi phí đầu vào trong tháng, nhưng tốc độ tăng giá vẫn hầu như ổn định và các thành viên nhóm khảo sát không thay đổi giá cả đầu ra để gia tăng lượng đơn đặt hàng mới.

Hoạt động sản xuất trong tháng 2 thấp nhất kể từ tháng 10/2013 (Ảnh: Markit Economics)

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất trong tháng 2 giảm nhưng vẫn báo hiệu có sự cải thiện về điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Các điều kiện kinh doanh đã cải thiện hơn trong suốt sáu tháng qua.

Các công ty sản xuất của Việt Nam ghi nhận hoạt động sản xuất trong tháng 2 tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm về mức chậm nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Ở những nơi có tăng sản lượng, những người trả lời khảo sát cho rằng nguyên nhân là nhờ có số lượng đơn đặt hàng mới cao hơn.

Số lượng đơn đặt hàng mới tổng thể đã tăng ở mức khiêm tốn. Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng năm tháng trong thời kỳ sáu tháng qua. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết nhu cầu của khách hàng đã được cải thiện. Mặt khác, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm trong tháng sau khi có mức tăng khiêm tốn vào đầu năm.

Mức tăng chậm lại của số lượng đơn đặt hàng mới đã góp phần làm giảm lượng công việc tồn đọng trong tháng 2. Hơn nữa, tốc độ giảm lượng công việc tồn đọng đã nhanh hơn thành mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Các công ty một phần đáp ứng lượng đơn đặt hàng mới thông qua hoạt động giao hàng thành phẩm cho khách hàng. Nhờ đó, lượng tồn kho hàng hóa sau sản xuất đã giảm. Hơn nữa, tốc độ giảm là mạnh và nhanh nhất trong lịch sử khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2011.

Khối lượng công việc tăng lên làm cho các nhà sản xuất phải tăng nhân viên, mặc dù giống như sản lượng và lượng đơn đặt hàng mới, tốc độ tăng đã giảm. Mức độ tạo việc làm đã tăng trong suốt bảy tháng qua.

Bà Trinh Nguyen, chuyên viên kinh tế - Ngân hàng HSBC nhận định: “Lĩnh vực sản xuất tiếp tục là điểm sáng của Việt Nam với sản lượng và việc làm cùng gia tăng. Tuy nhiên, nhu cầu yếu đi ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, là một mối quan ngại. Điều này có nghĩa là mặc dù chúng tôi vẫn kỳ vọng sản lượng tiếp tục tăng trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới tăng và lượng hàng tồn kho giảm, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những lực cản mạnh.”

Tháng 2 tiếp tục ghi nhận mức tăng mạnh giá cả đầu vào, và các thành viên nhóm khảo sát cho rằng nguyên nhân của việc tăng giá chủ yếu là do tình trạng thiếu nguyên vật liệu tại các nhà cung cấp. Tốc độ tăng giá hầu như vẫn ngang bằng với tốc độ được ghi nhận trong những tháng gần đây.

Mặc dù chi phí đầu vào tăng, các nhà sản xuất không thay đổi giá cả đầu ra là nhằm góp phần cố gắng duy trì mức tăng trưởng doanh thu bán hàng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu 90% điện thoại tự sản xuất của Viettel
Xuất khẩu 90% điện thoại tự sản xuất của Viettel

VOV.VN -Việc sản phẩm điện thoại của Viettel chủ yếu cung cấp ra thị trường nước ngoài vì thị trường điện thoại trong nước đã bão hoà

Xuất khẩu 90% điện thoại tự sản xuất của Viettel

Xuất khẩu 90% điện thoại tự sản xuất của Viettel

VOV.VN -Việc sản phẩm điện thoại của Viettel chủ yếu cung cấp ra thị trường nước ngoài vì thị trường điện thoại trong nước đã bão hoà

Sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó, tồn kho cao
Sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó, tồn kho cao

VOV.VN -Sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm chưa có nhiều dấu hiệu tích cực và tiếp tục gặp khó khăn, tồn kho còn cao.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó, tồn kho cao

Sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó, tồn kho cao

VOV.VN -Sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm chưa có nhiều dấu hiệu tích cực và tiếp tục gặp khó khăn, tồn kho còn cao.

Không nhập ô tô cũ quá 5 năm kể từ khi sản xuất
Không nhập ô tô cũ quá 5 năm kể từ khi sản xuất

Kể từ ngày 20/2, ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm thời gian đã qua sử dụng không quá 5 năm, tính từ năm sản xuất

Không nhập ô tô cũ quá 5 năm kể từ khi sản xuất

Không nhập ô tô cũ quá 5 năm kể từ khi sản xuất

Kể từ ngày 20/2, ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm thời gian đã qua sử dụng không quá 5 năm, tính từ năm sản xuất

VASEP đề nghị gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu
VASEP đề nghị gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu

VOV.VN - Thủy sản xuất khẩu gặp ách tắc do thiếu hướng dẫn thực hiện các nội dung của Điều 7, Nghị định 187.

VASEP đề nghị gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu

VASEP đề nghị gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu

VOV.VN - Thủy sản xuất khẩu gặp ách tắc do thiếu hướng dẫn thực hiện các nội dung của Điều 7, Nghị định 187.