Hủy phán quyết trọng tài: Ai giám sát tòa án?

VOV.VN-Theo Luật sư Lê Nết, Trọng tài viên VIAC, bất cứ quyền lực nào không có giám sát sẽ dẫn đến bị lạm dụng. 

Hoạt động trọng tài còn khiêm tốn

Ông Lê Hồng Sơn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cho biết: Trọng tài là một thiết chế giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, trọng tài càng trở nên hấp dẫn trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, khi tầm hoạt động của các doanh nghiệp, thương nhân vượt ra cả bên ngoài biên giới quốc gia.

Sáng nay (18/10), tại Hà Nội, diễn ra hội thảo về “hủy phán quyết trọng tài, công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam”.

Đến nay, Việt Nam đã có 7 trung tâm trọng tài, Việt Nam cũng đã ký kết và tham gia nhiều điều ước quốc tế có quy định về trọng tài, như Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài; thành viên tòa án trọng tài thường trực; các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, thương mại, khuyến khích, bảo hộ đầu tư...  Tuy nhiên, “hoạt động trọng tài còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu giảm tải cho tòa án, chưa ngang tầm tình hình phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế”- Thứ trưởng Sơn đánh giá.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém nêu trên, theo Thứ trưởng Sơn, “do bất cập về thể chế, thực thi pháp luật, trong đó có cả năng lực của trọng tài viên và các trung tâm trọng tài”. Đáng lưu ý, có việc tòa án tuyên hủy quyết định trọng tài trong nước, quyết định trọng tài nước ngoài chưa được công nhận đầy đủ và cho thi hành tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân quan trọng làm giảm sút sự hấp dẫn, uy tín, hiệu quả của hoạt động trọng tài. Thậm chí, môi trường đầu tư, thương mại của quốc gia cũng bị ảnh hưởng.

Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch VCCI nêu thực tế: Thời gian qua, nhiều quyết định của Trung tâm Trọng tài bị hủy hoặc việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam còn bất cập.

Lạm dụng quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Chỉ rõ một trong số nhiều bất cập khiến tình trạng hoạt động trọng tài chưa thực sự hiệu quả, PGS, TS Đỗ Văn Đại, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết: Luật Trọng tài Thương mại được ban hành năm 2010, trong đó có một mục đích là hạn chế việc hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, sau 3 năm có hiệu lực của Luật Trọng tài, số lượng phán quyết bị hủy tương đối nhiều.

Luật sư Vũ Ánh Dương, Tổng Thư ký VIAC: Giai đoạn 2003-2013, hủy phán quyết trọng tài với 12% số vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy, 88% số vụ tranh chấp không có đơn yêu cầu hủy. Cùng giai đoạn này, có tới 34% phán quyết trọng tài bị hủy, còn 66% số phán quyết trọng tài không bị hủy. Tính tách ra giai đoạn 2011-2013, khi có Luật Trọng tài Thương mại, số phán quyết trọng tài bị hủy là 36%, còn 64% phán quyết trọng tài không bị hủy.
Trong số nhiều nguyên nhân quan trọng, ông Đại cho hay, do Việt Nam có tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Các lý do hủy quyết định trọng tài thường ở dạng “trừu tượng” nên nguy cơ một bên yêu cầu tòa án can thiệp để làm chậm việc thi hành quyết định trọng tài vì trong khi xem xét hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết này không thể được thi hành (khoản 1, Điều 66 Luật Trọng tài).

Để đối phó với nguy cơ lạm dụng nêu trên, ông Đại cho rằng, nên chăng cần có những cơ chế hay chế tài thích hợp. Trong bối cảnh hiện nay, nên buộc bên “lạm dụng” quyền yêu cầu tòa án bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc lạm dụng này. Cụ thể, có thể buộc bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc chậm thi hành phán quyết nếu họ lạm dụng quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Nếu làm được việc này, theo ông Đại, sẽ giảm được những yêu cầu thiếu cơ sở và do đó sẽ tăng được hiệu quả của trọng tài.

Còn Luật sư Lê Nết, Luật sư thành viên, Công ty Luật TNHH LNT&Partners, đặt vấn đề rằng, “có thể có tòa án mà không có trọng tài, nhưng không thể có trọng tài mà không có tòa án. Bởi tòa án là cơ chế giám sát đảm bảo tính thượng tôn pháp luật và các giá trị vĩnh cửu của hệ thống luật áp dụng. Song, ai là người giám sát tòa án?”.

Vấn đề hiện nay là không có phúc thẩm và giám đốc thẩm lại các phán quyết hủy quyết định của trọng tài do tòa án đưa ra. Như vậy, quyết định hủy này của tòa án ban hành trong trạng thái “trên đầu không có ai”. Tức là không có ai giám sát tòa án.

Theo ông Lê Nết, “bất cứ quyền lực nào không có giám sát sẽ dẫn đến lạm dụng. Điều này chỉ có thể khắc phục nếu thừa nhận giá trị của án lệ và biết phê phán những án lệ không khách quan hay không phù hợp quy định của pháp luật”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghiêm cấm lợi dụng phán quyết của DOC để ép giá cá tra
Nghiêm cấm lợi dụng phán quyết của DOC để ép giá cá tra

(VOV) - Kiên quyết xử lý những cá nhân và tổ chức lợi dụng phán quyết này ép hạ giá mua cá tra nguyên liệu.

Nghiêm cấm lợi dụng phán quyết của DOC để ép giá cá tra

Nghiêm cấm lợi dụng phán quyết của DOC để ép giá cá tra

(VOV) - Kiên quyết xử lý những cá nhân và tổ chức lợi dụng phán quyết này ép hạ giá mua cá tra nguyên liệu.

Trọng tài mới xử lý 1% các tranh chấp tại Việt Nam
Trọng tài mới xử lý 1% các tranh chấp tại Việt Nam

(VOV)-Theo VIAC, dùng phương thức trọng tài có nhiều lợi thế cho doanh nghiệp xử lý tranh chấp, nhưng doanh nghiệp Việt chưa thực "mặn mà".

Trọng tài mới xử lý 1% các tranh chấp tại Việt Nam

Trọng tài mới xử lý 1% các tranh chấp tại Việt Nam

(VOV)-Theo VIAC, dùng phương thức trọng tài có nhiều lợi thế cho doanh nghiệp xử lý tranh chấp, nhưng doanh nghiệp Việt chưa thực "mặn mà".

Việt Nam có đủ chứng cứ khẳng định phán quyết DOC vô lý
Việt Nam có đủ chứng cứ khẳng định phán quyết DOC vô lý

(VOV) -Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ ra phán quyết (DOC) áp mức thuế chống bán phá giá trên 100% đối với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.

Việt Nam có đủ chứng cứ khẳng định phán quyết DOC vô lý

Việt Nam có đủ chứng cứ khẳng định phán quyết DOC vô lý

(VOV) -Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ ra phán quyết (DOC) áp mức thuế chống bán phá giá trên 100% đối với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.

Người nuôi tôm ở ĐBSCL phản đối phán quyết của DOC
Người nuôi tôm ở ĐBSCL phản đối phán quyết của DOC

VOV.VN - Hơn 600.000 nông dân, người làm chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp từ phán quyết này.

Người nuôi tôm ở ĐBSCL phản đối phán quyết của DOC

Người nuôi tôm ở ĐBSCL phản đối phán quyết của DOC

VOV.VN - Hơn 600.000 nông dân, người làm chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp từ phán quyết này.

Tòa quốc tế lùi thời hạn ra phán quyết về đền Preah Vihear
Tòa quốc tế lùi thời hạn ra phán quyết về đền Preah Vihear

VOV.VN - Quyết định của Tòa Quốc tế về vụ tranh chấp đền Preah Vihear sẽ được hoãn đến năm 2014.

Tòa quốc tế lùi thời hạn ra phán quyết về đền Preah Vihear

Tòa quốc tế lùi thời hạn ra phán quyết về đền Preah Vihear

VOV.VN - Quyết định của Tòa Quốc tế về vụ tranh chấp đền Preah Vihear sẽ được hoãn đến năm 2014.