Khánh thành cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu

VOV.VN - Ngày 19/5, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND TP Cần Thơ, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Vàm Cống.

Dự án cầu Vàm Cống và đường dẫn hai đầu cầu là dự án thành phần 3, thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Cầu được khởi công xây dựng từ tháng 9/2013, sau 6 năm thi công đến nay đã được khánh thành và đưa vào sử dụng, với tổng mức đầu tư trên 270 triệu USD (gần 5.700 tỷ đồng). 

Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu có chiều dài 2,97km và đường dẫn dài 5,88km nằm trên địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

Cầu được thiết kế với quy mô cầu dây văng hai mặt phẳng dây, nhịp chính dài 450m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m bao gồm 4 làn xe ôtô và hai làn xe máy tách biệt để tạo sự an toàn khi tham gia giao thông. Đường dẫn vào cầu được thiết kế với tốc độ 80km/h.

Dự án cầu Vàm Cống và đường dẫn hai đầu cầu là dự án thành phần 3, thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng MêKông.

Cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng sẽ thuận tiện cho việc đi lại của người dân TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp cũng như các địa phương trong vùng ĐBSCL, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Đây là cây cầu di văng lớn thứ hai bắc qua sông Hậu sau cầu Cần Thơ.

“Cây cầu này bà con đi qua lại thuận tiện và rất là an toàn, bà con vui dữ lắm được cây cầu Vàm Cống này thuận tiện biết bao nhiêu, đi về miền Đông, miền Tây dễ ràng hơn” - ông Nguyễn Văn Bảy, ở Đồng Tháp chia sẻ.

Còn ông Trương Minh Hùng, 56 tuổi ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cho rằng, cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng người dân qua lại thuận tiện hơn không phải phụ thuộc vào phà Vàm Cống, đặc biệt hàng hóa lưu thông sẽ thuận tiện giữa các tỉnh với nhau và đi TPHCM nhanh hơn trước trước đây rất nhiều.

Cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Vàm Cống.

Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng, sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh trong khu vực.

Đặc biệt là vai trò đấu nối với các địa phương trong vùng ĐBSCL và cả nước. Khi cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng người dân 4 tỉnh, thành như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ sẽ được hưởng lợi nhiều từ dự án này, vì nhiều nông sản chủ lực sẽ được đưa lên TPHCM một cách nhanh nhất.

“Ngoài vấn đề đi lại của người dân thuận lợi thì cây cầu mang lại lợi ích rất cao trong vận tải hàng hóa rất cao, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang đi về phía TPHCM và ngược lại. Giảm chi phí vận chuyển, cũng góp phần rất lớn trong vấn đề tăng lăng lực cạnh tranh của các tỉnh vùng ĐBSCL, cho nên về mặt kinh tế có một ý nghĩa rất lớn” - ông Võ Thành Thống nói.

Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, cầu Vàm Cống khi đưa vào sử dụng có vai trò đấu nối các tỉnh miền Tây với TPHCM, việc lưu thông hàng hóa sẽ được rút ngắn lại, đồng thời giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A. Đặc biệt, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương, thu hút các nhà đầu tư tìm đến đầu tư các cụm, khu công nghiệp; đời sống của người dân được cải thiện.

“Cầu Vàm Cống có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì không có con đường nào đi TPHCM nhanh nhất bằng con đường cầu Vàm Cống. Cây cầu sẽ đem lại một động lực rất lớn phát triển; tạo điều kiện để cho du khách, các nhà đầu tư đến với ĐBSCL đến với các tỉnh một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất, thuận lợi nhất” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng dự khánh thành cầu nối hai tỉnh của Việt Nam và Campuchia
Thủ tướng dự khánh thành cầu nối hai tỉnh của Việt Nam và Campuchia

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ của 2 nước Việt Nam và Campuchia cùng đến dự  và cắt băng khánh thành cầu Long Bình - Chrey Thom.

Thủ tướng dự khánh thành cầu nối hai tỉnh của Việt Nam và Campuchia

Thủ tướng dự khánh thành cầu nối hai tỉnh của Việt Nam và Campuchia

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ của 2 nước Việt Nam và Campuchia cùng đến dự  và cắt băng khánh thành cầu Long Bình - Chrey Thom.

Người dân vui mừng khánh thành cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Người dân vui mừng khánh thành cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

VOV.VN - Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện có tổng mức đầu tư dự án là gần 12.000 tỷ đồng.

Người dân vui mừng khánh thành cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Người dân vui mừng khánh thành cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

VOV.VN - Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện có tổng mức đầu tư dự án là gần 12.000 tỷ đồng.

Cận cảnh lễ khánh thành cầu Bắc Luân II nối Việt Nam - Trung Quốc
Cận cảnh lễ khánh thành cầu Bắc Luân II nối Việt Nam - Trung Quốc

VOV.VN - Cầu Bắc Luân II Việt - Trung kết nối thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc.

Cận cảnh lễ khánh thành cầu Bắc Luân II nối Việt Nam - Trung Quốc

Cận cảnh lễ khánh thành cầu Bắc Luân II nối Việt Nam - Trung Quốc

VOV.VN - Cầu Bắc Luân II Việt - Trung kết nối thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc.

Thủ tướng dự Lễ khánh thành cầu vượt, nút giao thông Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thủ tướng dự Lễ khánh thành cầu vượt, nút giao thông Nguyễn Bỉnh Khiêm

VOV.VN -Công trình giao thông cấp 2 này được đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác với tổng vốn 953 tỷ đồng. 

Thủ tướng dự Lễ khánh thành cầu vượt, nút giao thông Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thủ tướng dự Lễ khánh thành cầu vượt, nút giao thông Nguyễn Bỉnh Khiêm

VOV.VN -Công trình giao thông cấp 2 này được đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác với tổng vốn 953 tỷ đồng.