Kiểm soát bội chi mới duy trì nợ công ở mức an toàn

VOV.VN - Trong khâu lập dự toán cần sát thực tế, tránh tình trạng vì những lý do khách quan làm thay đổi mức dự toán.

Theo dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014, bội chi ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua cho phép ở mức 5,3% GDP, tương ứng 226.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua đánh giá bổ sung về thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014, bội chi ngân sách đã tăng lên 5,7% GDP.

Hàng chục tỉnh có mức nợ công lên tới 1.000 tỷ đồng

Việc tăng bội chi Ngân sách Nhà nước năm 2014 theo Đại biểu Quốc hội Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội là do một số nguyên nhân từ việc thực hiện chế độ chính sách mới; do tăng nguồn vốn đầu tư để đảm bảo phát triển kinh tế, do sử dụng nguồn chuyển tiền từ ngân sách sang cộng với số vượt khung ngân sách Nhà nước năm 2014… Tất cả những yếu tố này đã làm tăng tổng chi và kéo tăng bội chi Ngân sách Nhà nước đã được duyệt.

Do đó, Đại biểu Bùi Đức Thụ lưu ý: Cần phải xem lại cách quản lý tài chính, mặc dù thời gian qua công tác quản lý tài chính đã có những đổi mới chặt chẽ hơn, tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, tình trạng chi vượt dự toán vẫn còn tương đối phổ biến cần phải được rút kinh nghiệm nhằm tăng cường kỷ luật tài chính.

Hơn nữa, do cách tính tỷ trọng bội chi Ngân sách Nhà nước trên GDP theo giá hiện hành trong năm 2013 so với năm 2014. GDP tăng thấp ngoài yếu tố tăng trưởng kinh tế còn có lý do chỉ số CPI tăng thấp sẽ kéo theo GDP hiện hành tăng thấp với số tuyệt đối về bội chi, do vậy so với GDP hiện hành thấp hơn cũng góp phần tăng bội chi Ngân sách Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu. 
(Ảnh: Vietnam+)
Trong thời gian tới, để kiềm chế bội chi, xử lý nợ công duy trì trong mức an toàn, Đại biểu Bùi Đức Thụ cho rằng quan trọng là ở khâu lập dự toán, cần sát thực tế, tránh tình trạng những lý do khách quan làm thay đổi mức dự toán.

“Với một dự toán đã được duyệt tương đối sát thực tế, trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý điều hành thu, chi phải theo đúng luật, đúng Nghị quyết Quốc hội hơn lúc nào hết trong tình trạng nợ công của Việt Nam hiện nay đang tiến sát trần, dự kiến cuối năm 2014, dư nợ công đã chiếm tới 64% GDP, đỉnh cao của nợ công sẽ tiến tới 65% GDP vào cuối năm 2015 do đó cần tăng cường kỷ luật tài chính, coi đó là việc làm cấp bách trong quản lý tài chính ngân sách hiện nay”, Đại biểu Bùi Đức Thụ cho biết.

Cũng theo Đại biểu Bùi Đức Thụ, đối với các khoản nợ công của Việt Nam đã được Nghị quyết Quốc hội quy định, cần tăng cường quản lý và hạn chế đối với nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai thực hiện xây dựng cơ bản tại các địa phương tương đối lớn đã dẫn đến hàng chục tỉnh có số nợ xây dựng cơ bản lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Nếu tính đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của các địa phương, đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến an ninh tài chính quốc gia.

Dự thảo Luật Ngân sách có làm gia tăng nợ công?

Theo Luật Ngân sách năm 2002 có hiệu lực từ năm ngân sách 2004 quy định, mỗi địa phương được quyền huy động thêm vốn để bổ sung xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm do Hội đồng Nhân dân mỗi địa phương quyết định, nhưng phải đảm bảo trần không được vượt quá 30% vốn xây dựng cơ bản tập trung trong nước.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều tỉnh đã huy động vượt quy định này nên đã dẫn đến hơn 10 tỉnh dư nợ trên 1.000 tỷ đồng. Theo dự thảo của Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), vấn đề này sẽ được trình Quốc hội dự kiến thông qua tại kì họp này và có hiệu lực thi hành vào năm ngân sách 2017.

Theo Đại biểu Bùi Đức Thụ, một trong những nội dung sửa đổi có tính toán lại mức dư nợ cho vay của chính quyền địa phương. Tuy nhiên lần này việc tính toán có khác ở chỗ không tính trần dư nợ cho vay theo tỷ lệ cũ (không quá 30% vốn xây dựng cơ bản tập trung trong nước), trừ Hà Nội và TP HCM là không quá 100%.

Theo đó, trần dư nợ sẽ tính căn cứ trên tỷ trọng nguồn thu ngân sách của địa phương so với khả năng trả nợ (số thu ngân sách được phân cấp cho từng địa phương) được hưởng. Đây là cơ sở so sánh khác nhau, đảm bảo hạn chế tăng dư nợ, không phải cùng mẫu số. Việc tính toán mức cụ thể như thế nào đối với từng nhóm địa phương sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.

Tuy nhiên, theo Đại biểu Bùi Đức Thụ, Dự thảo Luật Ngân sách vẫn còn bộc lộ một số điểm chưa hợp lý ở chỗ, nếu so với số thu địa phương được hưởng với việc hình thành nguồn trả nợ quy định theo từng nhóm tỉnh là chưa thật sự hợp lý.

“Với cùng một số thu, số dành cho trả nợ không nên quá chênh lệch. Trong khi quy định đối với các nhóm tỉnh có số trợ cấp ngân sách lớn lại không tính vào tổng thu gồm cả số trợ cấp, chỉ tính trên tổng thu từ sản xuất kinh doanh tỉnh được hưởng. Nếu quy định quá thấp thì sẽ gây khó khăn cho các tỉnh nghèo, đã nghèo vốn đầu tư bổ sung lại càng ít gây nguy cơ tăng chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng ngày càng lớn”, Đại biểu Bùi Đức Thụ chỉ rõ.

Không tạo điều kiện cho địa phương vượt kế hoạch vốn

Theo Luật Ngân sách hiện hành, nhiệm vụ chi của cấp nào thì do ngân sách của cấp đó đảm bảo. Việc phát sinh nợ của ngân sách địa phương thì trách nhiêm trả nợ phải của ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương phải bố trí ưu tiên trả nợ trong dự toán ngân sách hàng năm.

Nhưng hiện nay tại một số tỉnh nghèo có số dư nợ công quá lớn, để giải quyết số dư nợ này cần phải có lộ trình ưu tiên trả nợ trong một số năm. Trường hợp Ngân sách Trung ương hỗ trợ cũng phải được cân nhắc, nếu Ngân sách Trung ương gánh thêm khoản nợ này sẽ dẫn đến tăng nợ công và tăng bội chi ngân sách hàng năm.

“Nếu các địa phương cứ chi vượt dự toán, hình thành khối nợ khổng lồ, Trung ương lại chạy theo xử lý nợ sẽ dẫn đến xu hướng ủng hộ, tạo điều kiện cho các địa phương vượt kế hoạch vốn, dẫn đến kỷ luật tài chính không nghiêm. Trong trường hợp địa phương quá khó khăn, làm ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, ảnh hưởng đến nợ công cần buộc phải có giải pháp xử lý ngay. Tuy nhiên điều này phải được trình Quốc hội xem xét, hoặc ít nhất là Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét xử lý, vì mục tiêu cuối cùng phải giữ vững an ninh tài chính, ổn định vĩ mô của tổng thể nền kinh tế”, Đại biểu Bùi Đức Thụ chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

11 tháng ước bội chi ngân sách Nhà nước 134.500 tỷ đồng
11 tháng ước bội chi ngân sách Nhà nước 134.500 tỷ đồng

VOV.VN - Tổng thu ngân sách 11 tháng ước đạt 759.700 tỷ đồng trong khi tổng chi đến thời điểm 15/11 ước đạt 894.200 tỷ đồng.

11 tháng ước bội chi ngân sách Nhà nước 134.500 tỷ đồng

11 tháng ước bội chi ngân sách Nhà nước 134.500 tỷ đồng

VOV.VN - Tổng thu ngân sách 11 tháng ước đạt 759.700 tỷ đồng trong khi tổng chi đến thời điểm 15/11 ước đạt 894.200 tỷ đồng.

Nợ công sẽ sớm vượt trần do... “vô kỷ luật“
Nợ công sẽ sớm vượt trần do... “vô kỷ luật“

 Theo dự báo của Chính phủ, nợ công sẽ chạm trần vào năm 2015 và sau đó chính thức phá vỡ mức mục tiêu (65% GDP) trong giai đoạn 2016-2020.

Nợ công sẽ sớm vượt trần do... “vô kỷ luật“

Nợ công sẽ sớm vượt trần do... “vô kỷ luật“

 Theo dự báo của Chính phủ, nợ công sẽ chạm trần vào năm 2015 và sau đó chính thức phá vỡ mức mục tiêu (65% GDP) trong giai đoạn 2016-2020.

Nợ công tăng nhanh, tiềm ẩn nhiều rủi ro dài hạn
Nợ công tăng nhanh, tiềm ẩn nhiều rủi ro dài hạn

VOV.VN -Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, vấn đề không nằm ở con số nợ công là bao nhiêu, mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công và khả năng trả nợ.

Nợ công tăng nhanh, tiềm ẩn nhiều rủi ro dài hạn

Nợ công tăng nhanh, tiềm ẩn nhiều rủi ro dài hạn

VOV.VN -Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, vấn đề không nằm ở con số nợ công là bao nhiêu, mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công và khả năng trả nợ.

Tăng thu phí vì áp lực trả nợ công?
Tăng thu phí vì áp lực trả nợ công?

Để bù đắp thâm hụt ngân sách, trả nợ và thiếu hụt về chi đầu tư, sẽ có nhiều khoản phí phải thu thêm.

Tăng thu phí vì áp lực trả nợ công?

Tăng thu phí vì áp lực trả nợ công?

Để bù đắp thâm hụt ngân sách, trả nợ và thiếu hụt về chi đầu tư, sẽ có nhiều khoản phí phải thu thêm.

Tăng bội chi ngân sách là chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm
Tăng bội chi ngân sách là chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm

VOV.VN - Bội chi Ngân sách Nhà nước năm 2013 bằng 6,6% GDP tăng cao hơn mức bội chi được Quốc hội cho phép ở mức 5,3%.

Tăng bội chi ngân sách là chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm

Tăng bội chi ngân sách là chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm

VOV.VN - Bội chi Ngân sách Nhà nước năm 2013 bằng 6,6% GDP tăng cao hơn mức bội chi được Quốc hội cho phép ở mức 5,3%.