Kiểm soát nợ công – Cần gắn trách nhiệm trả nợ

VOV.VN - Việc tăng cường trách nhiệm của các địa phương trong thực hiện dự án ODA là cần thiết và cấp bách nhằm giảm áp lực nợ công đang ngày càng tăng nhanh.

Tới đây, nguồn vốn vay ODA sẽ được Chính phủ chuyển cho địa phương theo hình thức vay có tính lãi thay vì theo cơ chế cấp phát như trước, và gắn trách nhiệm sử dụng nguồn vốn vay với những cá nhân có trách nhiệm trong từng dự án. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vấn đề đặt ra liên quan đến việc quản lý, giám sát các khoản vay trong thời gian tới.

Áp lực nợ công ngày càng gia tăng

Hiện nay, vốn vay nước ngoài của Chính phủ dành gần 93% cấp phát cho các địa phương, chỉ có hơn 7% cho vay lại. Khi trình dự án, các địa phương đều đưa ra phương án khả quan, nhưng thực tế hầu hết dự án của địa phương thiếu vốn đối ứng, dẫn đến tình trạng chậm tiến độ. 90% dự án phải gia hạn, thậm chí có dự án kéo dài đến 8-12 năm. Toàn bộ rủi ro Nhà nước phải chịu, khiến nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.

Theo bà Vũ Hoàng Quyên, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn vốn sẽ không còn được luân chuyển theo kiểu cấp phát mà là cho vay có tính lãi, các địa phương phải cân nhắc tính hiệu quả của từng dự án trước khi tiến hành thay vì tràn lan như trước.

“Điều này sẽ thay đổi tư duy sử dụng nguồn vốn tại các địa phương. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần có cơ sở pháp lý thật rõ ràng về quy trình, thủ tục cho vay lại vốn nước ngoài. Chúng tôi mong là sẽ có cơ chế mới rõ ràng và được thể chế hóa cho giai đoạn ổn định ngân sách sắp tới 2017 – 2020 để Ngân hàng thế giới khi lên kế hoạch trung hạn cho các chương trình dự án thì các cơ sở dự báo cũng rõ ràng ngay từ đầu. Và các địa phương khi tham gia đề xuất các chương trình, dự án thì họ cũng ý thức trước rõ ràng là phải vay bao nhiêu phần để từ đó tính toán kỹ lưỡng hơn,” bà Vũ Hoàng Quyên nói.

Thực tế, thời gian qua chỉ có 13 địa phương tự cân đối được ngân sách, số còn lại 50 địa phương nhận phân bổ từ ngân sách Trung ương. Chỉ tính riêng giai đoạn 2004-2014, 35% tổng vốn ODA, vay ưu đãi đã ký kết dành cho địa phương khoảng 15,5 tỷ USD. Theo các chuyên gia kinh tế, việc tăng cường trách nhiệm của các địa phương trong việc thực hiện dự án từ nguồn vốn ODA là cần thiết và cấp bách nhằm giảm áp lực nợ công đang ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, khi chuyển dần trách nhiệm về địa phương, cần một cơ chế giám sát vay vốn như thế nào để không xảy ra tình trạng “vung tay quá trán”.

Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, việc buộc các địa phương phải tiến hành vay các nguồn vốn ODA có tính lãi có thể ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Ông Lưu Bích Hồ phân tích: “Sẽ có vấn đề đặt ra cần giải quyết. Khi địa phương được phân quyền được như thế thì có đủ năng lực quản lý không. Liệu có giám sát được không khi địa phương vay mà không trả được. Chúng ta đã có luật về đầu tư, về ODA nhưng chế tài xử lý vi phạm thì còn chung chung. Nếu không có cơ chế, chế tài để người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, nếu cứ để tập thể chịu trách nhiệm thì không được. Cần phải hoàn thiện hơn nữa về chế tài xử lý.”

Luật ngân sách nhà nước năm 2015 có hiệu lực thi hành từ năm 2017 có những quy định chặt chẽ, khống chế, quản lý các khoản vay này. Theo đó, với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được vay mức 60% thu ngân sách địa phương. Các địa phương có thu ngân sách được hưởng lớn hơn chi thường xuyên thì được vay mức 30%, các địa phương còn lại là 20%. Ngoài ra, mặc dù trong luật quy định mức tối đa, nhưng Bộ Tài chính tổng hợp bội chi ngân sách địa phương hàng năm báo cáo Chính phủ và Quốc hội. Trên cơ sở đó, địa phương không được vay vượt quá mức được cho phép, tránh tình trạng vay vốn quá sức hoàn trả.

Theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), nghĩa vụ vay, trả nợ tại địa phương sẽ được bố trí từ ngân sách địa phương và từ việc thu hồi vốn các dự án đầu tư về. Tới đây, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu các địa phương đăng ký khoản vay, và phải đăng ký để kiểm soát.

“Giải pháp này nhằm tăng tính hiệu quả khoản vay. Hiện ta cấp phát vốn vay nhưng khi địa phương xác định vay, và khoản vay này được đưa vào kết cấu vào bội chi ngân sách địa phương thì về nguyên tắc thẩm quyền lúc đó là hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố phải thẩm tra lại rõ ràng khoản vay đó về làm gì, khoản vay đó có hiệu quả hay không, vay mức độ quy mô này có hợp lý hay không và các khả năng trả nợ của năm theo lịch trả nợ của khoản vay đó như thế nào. Phải tính đến khả năng hoàn trả, khi nào tính có thể trả thì mới vay,” ông Long nhấn mạnh.

Theo lộ trình, đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được hưởng ưu đãi từ nguồn vốn vay nước ngoài phục vụ đầu tư phát triển (ODA) mà sẽ chuyển sang vay theo điều kiện thị trường. Các điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi và lãi suất lên từ 2%-3,5%. Theo Bộ Tài chính, thời gian không còn dài và để thực hiện hiệu quả cơ chế chuyển từ cơ chế cấp phát sang cho vay, sẽ có những bước chuẩn bị cụ thể để các địa phương hình thành tư duy quản lý, kiểm soát được khoản nợ đi vay, nâng cao năng lực sử dụng vốn ODA./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nợ công lên ngưỡng 61,3% GDP
Nợ công lên ngưỡng 61,3% GDP

VOV.VN - Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, dự kiến nợ công đến hết năm 2015 khoảng 61,3% GDP, tăng so với con số 59,5% GDP vào năm 2014.

Nợ công lên ngưỡng 61,3% GDP

Nợ công lên ngưỡng 61,3% GDP

VOV.VN - Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, dự kiến nợ công đến hết năm 2015 khoảng 61,3% GDP, tăng so với con số 59,5% GDP vào năm 2014.

Nợ công, bội chi ngân sách: “Chưa ai bị kỷ luật, sa thải vì lãng phí”
Nợ công, bội chi ngân sách: “Chưa ai bị kỷ luật, sa thải vì lãng phí”

VOV.VN - Chống tham nhũng đã có kết quả bước đầu nhưng lãng phí đang là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nợ ngập đầu, bội chi tăng cao.

Nợ công, bội chi ngân sách: “Chưa ai bị kỷ luật, sa thải vì lãng phí”

Nợ công, bội chi ngân sách: “Chưa ai bị kỷ luật, sa thải vì lãng phí”

VOV.VN - Chống tham nhũng đã có kết quả bước đầu nhưng lãng phí đang là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nợ ngập đầu, bội chi tăng cao.

Ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước sẽ tăng rủi ro an toàn nợ công
Ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước sẽ tăng rủi ro an toàn nợ công

VOV.VN - Dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm mức độ an toàn nợ công của Việt Nam khi dư nợ Chính phủ hiện đã vượt trần cho phép.

Ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước sẽ tăng rủi ro an toàn nợ công

Ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước sẽ tăng rủi ro an toàn nợ công

VOV.VN - Dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm mức độ an toàn nợ công của Việt Nam khi dư nợ Chính phủ hiện đã vượt trần cho phép.

Mỗi người Việt gánh gần 23 triệu đồng nợ công
Mỗi người Việt gánh gần 23 triệu đồng nợ công

Nợ công của Việt Nam tính đến ngày 18/3 là 94,8 tỷ USD, tương ứng mỗi người Việt Nam phải gánh 1.039 USD (gần 22,8 triệu đồng/người).

Mỗi người Việt gánh gần 23 triệu đồng nợ công

Mỗi người Việt gánh gần 23 triệu đồng nợ công

Nợ công của Việt Nam tính đến ngày 18/3 là 94,8 tỷ USD, tương ứng mỗi người Việt Nam phải gánh 1.039 USD (gần 22,8 triệu đồng/người).

Nợ công Việt Nam: Trả sớm hơn hoặc ‘gánh’ lãi suất cao hơn
Nợ công Việt Nam: Trả sớm hơn hoặc ‘gánh’ lãi suất cao hơn

VOV.VN -Mỗi người dân Việt Nam đang gánh hơn 1.000 USD nợ công, còn vốn vay ODA nếu không trả nợ nhanh hơn sẽ phải gánh lãi suất tăng lên từ 2% - 3,5%.

Nợ công Việt Nam: Trả sớm hơn hoặc ‘gánh’ lãi suất cao hơn

Nợ công Việt Nam: Trả sớm hơn hoặc ‘gánh’ lãi suất cao hơn

VOV.VN -Mỗi người dân Việt Nam đang gánh hơn 1.000 USD nợ công, còn vốn vay ODA nếu không trả nợ nhanh hơn sẽ phải gánh lãi suất tăng lên từ 2% - 3,5%.