Lại nóng chuyện tiền giả: 3 triệu tiền thật đổi 17 triệu tiền giả

Sau thời gian ngắn lắng xuống, tình trạng rao bán tiền giả trên mạng có xu hướng quay lại. 

Chỉ cần gõ từ các khóa như: “mua bán trao đổi tiền...”, “mua bán tiền giả”, trên Facebook sẽ xuất hiện hàng loạt các trang chuyên cung cấp tiền giả với nhiều mệnh giá khác nhau.
Một tài khoản đăng thông tin bán tiền giả lên các fanpage. Ảnh: Facebook.
Tại các trang cá nhân rao bán tiền giả đều sơ sài, không để lại thông tin, chỉ có thông tin rao bán và một số bình luận, hầu hết giao dịch thường qua tin nhắn riêng. Trong khi đó, các fanpage lại xôm tụ hơn với nhiều sự quan tâm, nhiều lượt like và chia sẻ của cộng đồng mạng. Song cũng rất nhiều ý kiến tỏ thái độ không đồng tình về việc buôn bán này.

Cụ thể, tại một trang mua bán tiền giả trên Facebook, người bán lập ra một fanpage trao đổi tiền giả qua thẻ cào với đủ mệnh giá từ 50.000-500.000 đồng.

Người bán sẽ hỏi thông tin người mua ở vị trí nào cụ thể, để tính toán thời gian giao hàng. Nếu ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội sẽ giao hàng trong khoảng từ 8-14 tiếng đồng hồ. Còn ở các vùng khác sẽ chậm hơn, do chuyển hàng chủ yếu là xe đò hoặc ship cod.

Tiền giả được fanpage này cung cấp với nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào số lượng người mua nhiều hay ít. Cụ thể, mức trao đổi được đưa ra là 1 triệu đồng tiền thật mua được 5 triệu đồng tiền giả, 2 triệu đồng tiền thật sẽ mua được 11 triệu đồng tiền giả và tương tự 3 triệu sẽ mua được 17 triệu đồng tiền giả. Tất cả không phân biệt mệnh giá.

Còn một trang bán tiền giả khác thì tiền này được chào bán với cách giao dịch bằng thẻ cào điện thoại. Nhưng để nhận được số tiền giả muốn mua thì bên mua phải đặt cọc trước một khoản tiền, sau khi giao tiền sẽ thanh toán khoản còn lại.

Điển hình, trang này đăng thông tin, khi mua tiền giả dưới 2 triệu đồng, khách phải đặt cọc trước 100%, mua trên 3 triệu đặt cọc 50% khi nhận được tiền chuyển thêm 50% còn lại, còn trên 5 triệu khách đặt cọc trước 30%, 70% sẽ được thanh toán sau khi nhận tiền.

“Chỉ giao dịch qua thẻ cào, ai muốn giao dịch trực tiếp hay không cần cọc thì tìm chỗ khác mua dùm đỡ mất thời gian hai bên”, lời nhắn của fanpage này.

Điều đáng chú ý là hầu hết chủ tài khoản các trang cá nhân, hay fanpage cung cấp tiền giả đều không chịu gặp mặt giao dịch trực tiếp, mà chỉ trao đổi qua thẻ cào điện thoại, thẻ game hoặc thông qua các dịch vụ như PayPal. Họ cũng từ chối chuyển khoản ngân hàng, với lý do sợ bị lộ danh tính. Tất cả đều cam đoan sẽ chuyển tiền đến đúng địa chỉ mà người mua cung cấp.

"Mình đã nói rõ, bạn thật sự tin tưởng thì cọc, bên mình sẽ chuyển đủ và free ship cho bạn nếu mua lâu dài, về sau sẽ có giá tốt nhất cho bạn", chủ một fanpage chuyên cung cấp tiền giả cho hay.

Một người bán tiền giả có tài khoản B.N trên Facebook cho biết, mệnh giá tiền càng nhỏ càng dễ sử dụng hơn. "Tiền giả chủ yếu sẽ được dùng đổ xăng, đi chợ, hay ra các cửa hàng tạp hóa. Chỉ khi đến giao dịch tại các ngân hàng có thể bị đối chiếu số seri mới bị phát hiện".

Người bán này còn cam đoan: "Trừ ngân hàng và chỗ có máy đếm tiền ra thì tiền giả tiêu chỗ nào cũng tốt".

3 trieu tien that doi 17 trieu dong tien gia hinh anh 2

Các kiểu "mồi chài" khách mua tiền giả. Ảnh: Facebook.

Cũng có một số trường hợp, những tài khoản này không có tiền giả, chỉ đăng thông tin để nhận được tiền cọc, hoặc thẻ cào, sau đó khách liên hệ đến thì bị chặn cuộc gọi, tin nhắn hoặc xóa hẳn tài khoản. Khi gặp trường hợp này, phía người mua chỉ đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, không biết kêu ai. Bởi ai cũng biết hành động mua bán, trao đổi tiền giả là phạm pháp.

Khá nhiều tài khoản sau khi đăng thông tin bán tiền giả đã nhận rất nhiều phản ứng không đồng tình từ cộng đồng mạng. Song cũng có tài khoản bình luận như: "xài được hai lần rồi, rất ok”, hay “lấy thêm cho em 5 triệu nữa”,…  Đây được cho là những bình luận kiểu “mồi chài" của chính người đăng thông tin mua bán phạm pháp này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm gì khi rút phải tiền giả ở ngân hàng?
Làm gì khi rút phải tiền giả ở ngân hàng?

Nếu rút tiền ở ngân hàng sau đó phát hiện là tiền giả, người dân có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? 

Làm gì khi rút phải tiền giả ở ngân hàng?

Làm gì khi rút phải tiền giả ở ngân hàng?

Nếu rút tiền ở ngân hàng sau đó phát hiện là tiền giả, người dân có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? 

Mua hơn 100 triệu tiền giả từ Trung Quốc mang về Việt Nam
Mua hơn 100 triệu tiền giả từ Trung Quốc mang về Việt Nam

Thấy đối tượng đi trên đường có nhiều biểu hiện nghi vấn, tổ công tác kiểm tra phát hiện đối tượng cất giấu tiền Việt Nam giả

Mua hơn 100 triệu tiền giả từ Trung Quốc mang về Việt Nam

Mua hơn 100 triệu tiền giả từ Trung Quốc mang về Việt Nam

Thấy đối tượng đi trên đường có nhiều biểu hiện nghi vấn, tổ công tác kiểm tra phát hiện đối tượng cất giấu tiền Việt Nam giả

ECB sẽ thay thế tờ tiền giấy mệnh giá 50 euro để chống nạn tiền giả
ECB sẽ thay thế tờ tiền giấy mệnh giá 50 euro để chống nạn tiền giả

VOV.VN - Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngày 5/7 đã công bố tờ tiền giấy mệnh giá 50 euro mới trong nỗ lực ngăn chặn nạn làm tiền giả.

ECB sẽ thay thế tờ tiền giấy mệnh giá 50 euro để chống nạn tiền giả

ECB sẽ thay thế tờ tiền giấy mệnh giá 50 euro để chống nạn tiền giả

VOV.VN - Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngày 5/7 đã công bố tờ tiền giấy mệnh giá 50 euro mới trong nỗ lực ngăn chặn nạn làm tiền giả.

Thanh Hóa: Bắt một phụ nữ mang tiền giả lên biên giới tiêu thụ
Thanh Hóa: Bắt một phụ nữ mang tiền giả lên biên giới tiêu thụ

VOV.VN - Lực lượng biên phòng vừa bắt quả tang một phụ nữ mang hơn 22 triệu đồng tiền giả lên khu vực cửa khẩu Tén Tẳn tiêu thụ

Thanh Hóa: Bắt một phụ nữ mang tiền giả lên biên giới tiêu thụ

Thanh Hóa: Bắt một phụ nữ mang tiền giả lên biên giới tiêu thụ

VOV.VN - Lực lượng biên phòng vừa bắt quả tang một phụ nữ mang hơn 22 triệu đồng tiền giả lên khu vực cửa khẩu Tén Tẳn tiêu thụ

Vừa được đặc xá đã cầm đầu đường dây buôn tiền giả
Vừa được đặc xá đã cầm đầu đường dây buôn tiền giả

Vừa được đặc xá sau khi thụ án 4 năm về tội buôn tiền giả, Oanh tiếp tục kết nối với đầu mối cũ, mua tiền giả về chuyển cho các "chân rết"  đưa đi tiêu thụ.

Vừa được đặc xá đã cầm đầu đường dây buôn tiền giả

Vừa được đặc xá đã cầm đầu đường dây buôn tiền giả

Vừa được đặc xá sau khi thụ án 4 năm về tội buôn tiền giả, Oanh tiếp tục kết nối với đầu mối cũ, mua tiền giả về chuyển cho các "chân rết"  đưa đi tiêu thụ.

Tiền Giang: Thêm 1 vụ lừa chụp ảnh gia đình văn hóa thu tiền giá cao
Tiền Giang: Thêm 1 vụ lừa chụp ảnh gia đình văn hóa thu tiền giá cao

VOV.VN - Thêm 1 vụ lừa chụp ảnh gia đình văn hóa thu tiền giá cao vừa xảy ra ở Tiền Giang. Rất may, vụ việc đã được ngăn chặn kịp thời.

Tiền Giang: Thêm 1 vụ lừa chụp ảnh gia đình văn hóa thu tiền giá cao

Tiền Giang: Thêm 1 vụ lừa chụp ảnh gia đình văn hóa thu tiền giá cao

VOV.VN - Thêm 1 vụ lừa chụp ảnh gia đình văn hóa thu tiền giá cao vừa xảy ra ở Tiền Giang. Rất may, vụ việc đã được ngăn chặn kịp thời.