Lãi suất huy động tiếp tục hạ: Dấu hiệu tốt của nền kinh tế

VOV.VN - “Nếu kinh tế vĩ mô ổn định mà lãi suất giảm dần được thì đó là tín hiệu tốt của nền kinh tế”.

Mới đây, một số ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank tiếp tục hạ lãi suất huy động. Trước động thái này, bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, VOV.VN phỏng vấn Đại biểu Trần Du Lịch về nội dung này, liệu đây có phải là tín hiệu mới về đợt hạ lãi suất tiếp theo hay không?

 

Trả lời câu hỏi này, ông Trần Du Lịch cho rằng: “Đây là động thái thăm dò thị trường của các ngân hàng để giảm dần lãi suất. Thứ nhất là lãi suất kỳ vọng thấp, khi huy động lãi suất hơn 5% thì họ tính ra người gửi tiền cũng không bị âm. Thứ hai là đầu ra của ngân hàng không có, nền kinh tế không hấp thụ được tín dụng. Vì vậy các ngân hàng không có cách nào khác. Nếu với mức lãi suất này mà vẫn duy trì được mức huy động bình thường thì là tốt.  Tuy nhiên, hướng sắp tới, tôi tin rằng, nếu kinh tế vĩ mô ổn định mà lãi suất giảm dần được thì đó là tín hiệu tốt của nền kinh tế”.

PV: Nhưng nếu lãi suất huy động giảm thì người dân sẽ không muốn gửi tiền vào ngân hàng, thưa ông?

Ông Trần Du Lịch: Không có một nước phát triển nào mà nghĩ con đường kiếm lời bằng cách đi gửi tiết kiệm cả, tiền phải được đưa vào kinh doanh. Gửi ngân hàng lấy lãi là chuyện cực chẳng đã. Phần lớn tiền gửi ngân hàng là vốn lưu động. Còn tiền gửi tiết kiệm của công chúng, do không có một kênh đầu tư nào khác nên dân mình mới thích gửi tiết kiệm. Còn nếu họ có thể tham gia các quỹ đầu tư… thì họ sẽ không theo cách đó. Chủ yếu tiền của các ngân hàng là tiền nhàn rỗi trong các chu kỳ kinh doanh. Thông thường, tiền gửi vãng lai loại này là lãi suất rất thấp hoặc không lãi suất. Nhưng về nguyên tắc, ngân hàng duy trì khoản này để thanh toán hàng ngày, và dùng tiền đó để cho vay, và lợi nhuận chính là từ đó. Còn ngân hàng mà chỉ huy động tiền tiết kiệm, rồi cộng thêm chi phí và đem cho vay, thì ngân hàng sẽ không chịu nổi. Lợi nhuận chính của ngân hàng là nhờ dòng tiền vãng lai, nhờ qua kỹ thuật của hệ thống liên ngân hàng. Ví dụ tiền vãng lai là 100 đồng, họ cho vay 60 – 70 đồng, chỉ giữ lại 30 – 40 đồng là đủ thanh khoản, các dòng tiền vào ra bù đắp vào. Còn với Việt Nam, chỉ riêng trả lãi tiết kiệm cũng đủ chết.

PV: Vậy chúng ta nên khơi thông dòng vốn này trong dân như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Du Lịch: Tôi không khuyên người có tiền nên làm thế nào. Để có dòng vốn này thì chỉ qua kênh ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đang huy động của dân rồi đem tiền mua trái phiếu Chính phủ. Thực chất hiện nay là Chính phủ đang gián tiếp huy động từ dân.

 

PV: Từ lâu nay, nhiều chuyên gia cho rằng nên bỏ trần lãi suất huy động, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Trần Du Lịch: Hiện nay trần lãi suất huy động là để “cho vui”, gác cửa. Trần này không có nhiều ý nghĩa nữa. Để lại cũng không sao, coi như một sự cảnh báo

PV: Như ông nói, việc lãi suất hạ là dấu hiệu cho thấy vốn của ngân hàng quá dư thừa?

Ông Trần Du Lịch: Đúng là hiện nay đã thừa rồi, quá mức chịu đựng nên ngân hàng mới phải giảm lãi suất. Tuy nhiên, cũng tuỳ ngân hàng. Việc giảm lãi suất hiện nay giữa các ngân hàng là không giống nhau, tuỳ theo uy tín và độ thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng cảm thấy giảm lãi suất như vậy là không mất thanh khoản. Hơn nữa còn nhờ vào sự nối kết liên ngân hàng, nên ngân hàng có thể đảm bảo thanh khoản. Lãi ngân hàng càng giảm thì cho thấy ngân hàng đó tương đối tốt về mặt thanh khoản.

PV: Liệu có phải do yếu tố tâm lý từ những diễn biến trên Biển Đông đã tác động đến thị trường vốn hiện nay không , thưa ông?

Ông Trần Du Lịch: Cái này là do thị trường, tôi cho rằng không phải do tác động của sự việc biển Đông. Tôi đã nói năm nay nền kinh tế vẫn trong giai đoạn trì trệ, tăng trưởng là nhờ đầu tư cũ, đầu tư mới không nhiều nên tín dụng tăng chậm. Nhưng cũng phải nhớ rằng mức tăng tín dụng là lấy khoản cho vay mới trừ đi khoản thu hồi nợ. Cho nên nói tăng trưởng tín dụng khoảng 1 – 2%, nhưng thực ra khoản vay mới là lớn hơn mức này, vì còn phải bù trừ cho những khoản nợ xấu đã xử lý. Vì vậy, mức tăng tín dụng thực là lớn hơn con số hiện nay.

PV: Ông đánh giá thế nào về việc điều hành tỷ giá của NHNN trong bối cảnh thị trường tài chính – tiền tệ hiện nay?

Ông Trần Du Lịch: Hiện nay, NHNN chỉ chưa dùng “cái đang có” thôi. NHNN dự kiến điều chỉnh 1 – 2%, tuỳ vào thị trường. Tôi cho rằng với tỷ giá hiện nay, giả định đừng để tâm lý đầu cơ, thì nếu điều chỉnh 1 – 2% cũng không phải là có tác động lớn về mặt tỷ giá, 1 – 2% trên 21.000 đồng thì cũng không có tác động nhiều. Việc vừa qua tỷ giá có biến động tôi cho rằng cũng không có gì ghê gớm cả.

PV: Vậy theo ông có nên thúc đẩy cổ phần hoá theo kế hoạch đã định hay không khi thị trường vốn đang tắc nghẽn như vậy?

Ông Trần Du Lịch: Đây là việc bắt buộc phải làm, còn làm xong thủ tục, khi nào chào bán ra thị trường thì còn tuỳ thuộc. Thủ tướng yêu cầu lộ trình đó là phải làm, ít ra là phải định giá xong, để sẵn sàng chào bán. Còn chào bán thời điểm nào là tuỳ DN tính toán thị trường. Nhưng nếu DN tốt thì vẫn bán được. Chỉ có điều đừng chọn bán DN kém, còn giữ lại DN tốt . Bán cái tốt trước.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các ngân hàng đua nhau hạ lãi suất vay mua BĐS
Các ngân hàng đua nhau hạ lãi suất vay mua BĐS

Theo chuyên gia tài chính, cá nhân vay tiền NH mua nhà hiện nay nhìn vào khả năng thanh toán trong dài hạn...

Các ngân hàng đua nhau hạ lãi suất vay mua BĐS

Các ngân hàng đua nhau hạ lãi suất vay mua BĐS

Theo chuyên gia tài chính, cá nhân vay tiền NH mua nhà hiện nay nhìn vào khả năng thanh toán trong dài hạn...

Giảm lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên còn 7,2%/năm
Giảm lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên còn 7,2%/năm

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Giảm lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên còn 7,2%/năm

Giảm lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên còn 7,2%/năm

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Học sinh, sinh viên vay vốn đi học chỉ còn trả lãi suất 0,6%/tháng
Học sinh, sinh viên vay vốn đi học chỉ còn trả lãi suất 0,6%/tháng

VOV.VN - Việc hạ lãi suất như này nhằm góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những học sinh, sinh viên nghèo được tiếp tục đến trường.

Học sinh, sinh viên vay vốn đi học chỉ còn trả lãi suất 0,6%/tháng

Học sinh, sinh viên vay vốn đi học chỉ còn trả lãi suất 0,6%/tháng

VOV.VN - Việc hạ lãi suất như này nhằm góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những học sinh, sinh viên nghèo được tiếp tục đến trường.

Lãi suất tiêu dùng cao ngất ngưởng
Lãi suất tiêu dùng cao ngất ngưởng

Lãi suất vay tín chấp hiện rất cao từ 20% đến 29%/năm.

Lãi suất tiêu dùng cao ngất ngưởng

Lãi suất tiêu dùng cao ngất ngưởng

Lãi suất vay tín chấp hiện rất cao từ 20% đến 29%/năm.

Gói 30.000 tỷ đồng: Vẫn vướng vì lãi suất cao
Gói 30.000 tỷ đồng: Vẫn vướng vì lãi suất cao

VOV.VN -Vấn đề lớn khiến người dân ngại tiếp cận gói tín dụng này là do lãi xuất cho vay còn cao so với thu nhập của người dân.

Gói 30.000 tỷ đồng: Vẫn vướng vì lãi suất cao

Gói 30.000 tỷ đồng: Vẫn vướng vì lãi suất cao

VOV.VN -Vấn đề lớn khiến người dân ngại tiếp cận gói tín dụng này là do lãi xuất cho vay còn cao so với thu nhập của người dân.

Ngân hàng ồ ạt bơm vốn lãi suất thấp
Ngân hàng ồ ạt bơm vốn lãi suất thấp

10 NHTM đã cam kết dành 714 tỉ đồng cho 34 doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể vay với lãi suất thấp.

Ngân hàng ồ ạt bơm vốn lãi suất thấp

Ngân hàng ồ ạt bơm vốn lãi suất thấp

10 NHTM đã cam kết dành 714 tỉ đồng cho 34 doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể vay với lãi suất thấp.