Lãng phí ngân sách Nhà nước, ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Ở một số huyện, xã, người dân vẫn còn đi chân đất nhưng lại dành tiền ngân sách xây trụ sở quá đẹp, dân không dám bước vào…

Kỷ luật ngân sách lỏng lẻo, có khi bị xem thường khiến việc chi tiêu nhiều khi “vung tay quá trán”, gây lãng phí, thất thoát rất lớn… nhưng điều đáng nói là cuối cùng lại chẳng có ai phải chịu trách nhiệm.

Đây chính là lý do khiến các ý kiến thảo luận ở tổ về Luật Ngân sách chiều 29/10 khẳng định “phải có địa chỉ” cụ thể khi xảy ra lãng phí ngân sách Nhà nước, tăng cường kỷ luật ngân sách...

Ở tầm vĩ mô, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: “Luật phải thiết lập lại kỷ cương, kỷ luật trong thu, chi ngân sách, những nguyên tắc cần thiết. Các khoản thu, chi ngân sách phải dự toán, luật định, khoản ứng trước có phải dự toán đâu. Chính phủ hay ứng trước kế hoạch năm sau, không có kế hoạch năm sau, khiến năm sau, Quốc hội buộc phải cho làm… Nên luật phải có nguyên tắc, để quản lý cho chắc hơn”.

Dân đi chân đất vào trụ sở quá đẹp!

Tại tổ TP HCM, nội dung thảo luận khá sôi nổi, đa chiều. Theo đại biểu Lê Thanh Hải (Bí thư Thành ủy TP HCM), tiền ngân sách là tiền góp của dân, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả, nhưng thực tế chưa được như vậy. Thậm chí có nhiều mặt lo ngại, sử dụng đồng vốn ngân sách hiệu quả không cao. Từ thực tế này, đại biểu Lê Thanh Hải kiến nghị việc vận hành Luật ngân sách mới phải có cơ chế ràng buộc tiết kiệm cao nhất; sử dụng đồng vốn có hiệu quả cao và phải bồi dưỡng nguồn thu để chi.

Đi vào những mặt rất “đời thường” trong chi ngân sách, đại biểu Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM nhắc đến câu chuyện đi công tác nước ngoài của mình. Bạn không mời được cơm vì ngân sách chưa có nhưng ở Việt Nam thì sao? “Ăn nhậu vô tội vạ rồi vẫn quyết toán được” – đại biểu Trần Du Lịch nói.

Cũng là câu chuyện lãng phí ngân sách, qua giám sát, tiếp xúc cử tri, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) cho hay: Ở một số huyện, xã, người dân vẫn còn đi chân đất nhưng lại dành tiền ngân sách xây trụ sở quá đẹp, dân không dám bước vào, tự nhiên tạo ra rào cản. Đầu tư như vậy không mang tính phát triển mà còn làm nản lòng người dân. Theo đó, đại biểu đề nghị: “Phải xem lại khoản chi nào gọi là khoản chi mang tính chất đầu tư phát triển”.

Nói về tình trạng “tiền trảm, hậu tấu” trong quản lý ngân sách hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng, Quốc hội chỉ quyết những cái đã rồi. Về nội dung này, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TPHCM) cho hay: Quyết định ngân sách là rất quan trọng nhằm đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, Quốc hội hiện nay “không có quyền” vì tiền đã chi khoản nào vào khoản đó hết rồi, Chính phủ trình ra Quốc hội chỉ mang tính chất thông báo.

“Lãnh đạo đi địa phương, nghe nơi nào kêu khó khăn thì quyết chứ không phải chờ Quốc hội. Như vậy là không căn cơ, làm phân tán nguồn lực, đề nghị phải tính để luật có hiệu quả đảm bảo thẩm quyền của Quốc hội. Sắp tới hội đồng nhân dân cũng phải quyết trên phân cấp đó, cuối năm quyết toán lại chứ không chỉ quyết những vấn đề đã rồi”, đại biểu Quyết Tâm nhấn mạnh.

Cách nào để nâng cao kỷ luật ngân sách?

Theo đại biểu Trần Du Lịch, chúng ta không làm luật hàng năm nhưng tối thiểu thông qua ngân sách bằng 2 kỳ họp. Kỳ giữa năm là ngồi bàn, mổ xẻ từng địa phương, từng ngành năm tới cần hỗ trợ gì một cách minh bạch và Quốc hội quyết. Kỳ họp cuối năm thì xem xét và bàn rồi quyết định xem có đúng hay không.

“Còn như bây giờ, mọi thứ an bài hết rồi, không biết cắt của ai, không biết thêm của ai. Đây là nguồn gốc đẩy chạy chi tiêu ngân sách. Nếu không làm được cái này thì không thay đổi gì hết”, đại biểu Trần Du Lịch nói.

Cũng theo đại biểu Trần Du lịch, quy trình ngân sách địa phương hiện được hiểu là chạy nguồn chi trước, lấy chi xong tính ngược lại. Chính vì vậy, địa phương, ngành nào muốn ngân sách nhiều thì phải chạy phần chi nhiều, rồi ngược lại mới có chỗ này, chỗ kia điều tiết bao nhiêu phần trăm. Do đó, “phải định nghĩa lại ngân sách địa phương gồm 2 phần, chi phần mà anh được thu và phần 2 là phần hỗ trợ địa phương và khẳng định trong phần chi đó chính quyền địa phương được chủ động. Phần hỗ trợ địa phương là Quốc hội phân bổ, cơ quan nào phân bổ ngân sách phải giám sát, không thể nào đưa địa phương xong muốn làm ra sao thì ra”.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng, cần đưa vốn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sách nhà nước. Theo đại biểu, TPCP thực chất cũng là vốn vay phải trả lãi. Như vậy, vốn này cũng được tính toán là nguồn lực  cho đầu tư phát triển. Vốn TPCP không phải là vĩnh cửu  nó phụ thuộc khả năng phát hành, huy động và trả  nợ trong tương lai, vốn TPCP tính vào bội chi nhà nước và việc phát hành TPCP ngày càng nhiều.  v

Báo cáo ngân sách của Chính phủ là 5,3% trong năm 2014, tuy nhiên trong báo cáo của UBKT ghi rất rõ chú thích 5,3% chưa tính tới 85 ngàn tỷ tiền phát hành vốn TPCP và  nếu cộng vào để tính đúng tính đủ thì  bội chi năm  2014 là 7%.  Tương tự như thế thì chỉ tiêu cho bội chi của 2015  Chính phủ dự kiến 5%  tức là 6% nếu tính đủ 85 ngàn tỷ này.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Phí Thường, không nên cho phép  địa phương bội chi vì sẽ rất khó kiểm soát./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Đức: Theo dõi đồng minh là sự lãng phí công sức
Thủ tướng Đức: Theo dõi đồng minh là sự lãng phí công sức

VOV.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 10/7 nói rằng. các quốc gia đồng minh cần phải tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. 

Thủ tướng Đức: Theo dõi đồng minh là sự lãng phí công sức

Thủ tướng Đức: Theo dõi đồng minh là sự lãng phí công sức

VOV.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 10/7 nói rằng. các quốc gia đồng minh cần phải tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. 

Lãng phí tràn lan trong triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia
Lãng phí tràn lan trong triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia

VOV.VN - Phó Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT xác nhận có tình trạng lãng phí, không cân đối khi đầu tư triển khai đề án ở nhiều địa phương.

Lãng phí tràn lan trong triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia

Lãng phí tràn lan trong triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia

VOV.VN - Phó Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT xác nhận có tình trạng lãng phí, không cân đối khi đầu tư triển khai đề án ở nhiều địa phương.

Lãng phí ngân sách phải bồi thường
Lãng phí ngân sách phải bồi thường

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa mới được ban hành dành một mục riêng quy định về bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Lãng phí ngân sách phải bồi thường

Lãng phí ngân sách phải bồi thường

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa mới được ban hành dành một mục riêng quy định về bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

HĐND thành phố Hà Nội: Bất cập trong nghiên cứu khoa học, lãng phí lớn
HĐND thành phố Hà Nội: Bất cập trong nghiên cứu khoa học, lãng phí lớn

VOV.VN - Có đề tài 4 năm vẫn chưa đưa vào vận hành, sử dụng do chưa xây dựng định mức, đơn giá cho sản phẩm.

HĐND thành phố Hà Nội: Bất cập trong nghiên cứu khoa học, lãng phí lớn

HĐND thành phố Hà Nội: Bất cập trong nghiên cứu khoa học, lãng phí lớn

VOV.VN - Có đề tài 4 năm vẫn chưa đưa vào vận hành, sử dụng do chưa xây dựng định mức, đơn giá cho sản phẩm.

Thứ trưởng GD-ĐT: “Tổ chức một kỳ thi quốc gia chung không lãng phí”
Thứ trưởng GD-ĐT: “Tổ chức một kỳ thi quốc gia chung không lãng phí”

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện đề án cho việc tổ chức một kỳ thi quốc gia. Đề án sẽ được công bố để lấy ý kiến đông đảo dư luận xã hội.

Thứ trưởng GD-ĐT: “Tổ chức một kỳ thi quốc gia chung không lãng phí”

Thứ trưởng GD-ĐT: “Tổ chức một kỳ thi quốc gia chung không lãng phí”

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện đề án cho việc tổ chức một kỳ thi quốc gia. Đề án sẽ được công bố để lấy ý kiến đông đảo dư luận xã hội.