Liệu Việt Nam có trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới?

VOV.VN - Trang Agrimoney.com cho hay, Việt Nam sắp vượt qua Brazil để trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Số liệu thống kê trên trang Agrimoney.com cho thấy Brazil đang dần để tuột mất vị trí đứng đầu về tay Việt Nam trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, do kim ngạch xuất khẩu cà phê robusta (hay còn gọi là cà phê vối) giảm mạnh trong nhiều năm.

Cà phê Việt Nam nổi tiếng thế giới về chất lượng (Ảnh minh họa: KT)

Agrimoney dẫn lời ông Nelson Carvalhaes, chủ tịch nhóm xuất khẩu cà phê Cecafé cho biết, tháng trước Brazil xuất khẩu gần 2,5 triệu bao cà phê, đáp ứng được nhu cầu thị trường mặc dù đó là tháng lễ hội Carnaval.

Tuy nhiên, con số 2,48 triệu bao cà phê mà Brazil đã xuất khẩu trong tháng 2 vừa qua là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do xuất khẩu mặt hàng cà phê robusta bị giảm sút.

Con số này sát với lượng cà phê mà Việt Nam xuất khẩu trong cùng kỳ, với số lượng 2,44 triệu bao (tương đương 146.402 tấn).

Hiện tại Việt Nam đang đứng thứ hai trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Theo nhận định của Agrimoney, mặc dù nguồn cung cà phê của Việt Nam sang thị trường thế giới có chút gián đoạn do kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài hơn một tuần, nhưng lượng xuất khẩu vẫn tăng 23%.

Thế mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã khiến không ít các nhà đầu tư và chuyên gia không khỏi bất ngờ. Hãng I&M Smith đánh giá, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vượt qua mọi dự đoán./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng vượt dự báo
Xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng vượt dự báo

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 8 đạt 2,54 triệu bao (152.678 tấn), tăng 9,2% so với tháng 7.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng vượt dự báo

Xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng vượt dự báo

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 8 đạt 2,54 triệu bao (152.678 tấn), tăng 9,2% so với tháng 7.

Cà phê Buôn Ma Thuột: Chuyện 100 năm và những héc-ta bạc tỷ
Cà phê Buôn Ma Thuột: Chuyện 100 năm và những héc-ta bạc tỷ

Sau 100 năm cây cà phê được người Pháp trồng ở Đăk Lăk, giờ đây có những ha cà phê đã đạt doanh thu bạc tỷ, mang lại nhà lầu, xe hơi cho nhiều gia đình.

Cà phê Buôn Ma Thuột: Chuyện 100 năm và những héc-ta bạc tỷ

Cà phê Buôn Ma Thuột: Chuyện 100 năm và những héc-ta bạc tỷ

Sau 100 năm cây cà phê được người Pháp trồng ở Đăk Lăk, giờ đây có những ha cà phê đã đạt doanh thu bạc tỷ, mang lại nhà lầu, xe hơi cho nhiều gia đình.

Ngành cà phê: Để phát huy bản sắc, cần phát huy trách nhiệm
Ngành cà phê: Để phát huy bản sắc, cần phát huy trách nhiệm

VOV.VN - Liên kết phát triển được coi là mệnh lệnh để ngành cà phê có đủ sức mạnh vươn tầm thế giới, khắc phụ nhược điểm cố hữu là mạnh về lượng, yếu về chất.

Ngành cà phê: Để phát huy bản sắc, cần phát huy trách nhiệm

Ngành cà phê: Để phát huy bản sắc, cần phát huy trách nhiệm

VOV.VN - Liên kết phát triển được coi là mệnh lệnh để ngành cà phê có đủ sức mạnh vươn tầm thế giới, khắc phụ nhược điểm cố hữu là mạnh về lượng, yếu về chất.

Xuất khẩu cà phê và gạo giảm mạnh tháng đầu năm
Xuất khẩu cà phê và gạo giảm mạnh tháng đầu năm

VOV.VN - Tháng 1 năm 2017, xuất khẩu gạo và cà phê đều giảm mạnh cả về giá trị và khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu cà phê và gạo giảm mạnh tháng đầu năm

Xuất khẩu cà phê và gạo giảm mạnh tháng đầu năm

VOV.VN - Tháng 1 năm 2017, xuất khẩu gạo và cà phê đều giảm mạnh cả về giá trị và khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Cà phê phát triển nhanh thiếu bền vững tiềm ẩn nhiều rủi ro
Cà phê phát triển nhanh thiếu bền vững tiềm ẩn nhiều rủi ro

VOV.VN - Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới nhưng thiếu bền vững nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cà phê phát triển nhanh thiếu bền vững tiềm ẩn nhiều rủi ro

Cà phê phát triển nhanh thiếu bền vững tiềm ẩn nhiều rủi ro

VOV.VN - Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới nhưng thiếu bền vững nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.