Lo tụt hậu khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu

VOV.VN -Kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu thì càng lo tụt hậu do năng suất lao thấp, tăng trưởng kinh tế không cao, chất lượng nguồn nhân lực khiêm tốn.

Các đại biểu tại Hội thảo khoa học về cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 – 2035 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh chủ trì tại Hà Nội ngày 28/8 cho rằng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam dù đã được cải thiện nhưng vẫn chậm hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.

Gia tăng khoảng cách năng suất lao động

Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, NSLĐ của toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2014 theo giá hiện hành đạt 74,7 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.530 USD/lao động), tăng 4,9% so với năm 2013; bình quân giai đoạn 2005-2014 tăng 3,7%/năm.

Năng suất lao động của Việt Nam bị đánh giá thấp so với các nước trong khu vực (Ảnh minh họa: Xuân Thân/VOV.VN)

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, NSLĐ của Việt Nam những năm qua đã cải thiện đáng kể, khoảng cách tương đối theo tỉ lệ về NSLĐ so với các nước ASEAN được thu hẹp dần. Tuy nhiên, mức tăng NSLĐ của Việt Nam thời gian qua vẫn chưa đủ để thu hẹp khoảng về giá trị NSLĐ so với các quốc gia khác trong khu vực.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, phải đến năm 2038, Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philipines, và phải đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan.

Đáng chú ý là nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ thì NSLĐ của Việt Nam tăng chậm hơn, dẫn tới sự gia khoảng cách tăng ngày càng lớn.

Khoảng cách tương đối về NSLĐ giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 1,3 lần (năm 1994) lên 2,8 lần (năm 2013); giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1,6 lần lên 1,7 lần. Tương tự, khoảng cách tuyệt đối giữa NSLĐ của Trung Quốc và Việt Nam tăng từ 771 USD lên 9.545 USD; giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1.396 USD lên 3.867 USD.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng tăng trưởng NSLĐ tại Việt Nam thấp hơn so với yêu cầu tăng trưởng cao bền vững, và hiện đang có xu hướng giảm xuống, trái ngược với yêu cầu thay đổi mô hình tăng trưởng.

Tăng NSLĐ chủ yếu không phải vì đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng người lao động, mà chủ yếu nhờ chuyển dịch lao động, và tăng năng suất dựa vào phân bổ lại lao động, TS. Cung nhấn mạnh.

Chất lượng nguồn nhân lực cần cải thiện

Các đại biểu tại Hội thảo cho rằng Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực sản xuất nông nghiệp, chiếm tới 46,3%. Tỷ lệ này tương đương với Thái Lan cách đây 1 thập kỷ, gấp 2,5 lần Malaysia và Hàn Quốc năm 1995.

Lao dộng Việt Nam chủ yếu làm các công việc gia đình hoặc tự làm với quy mô nhỏ lẻ, thu nhập thấp, bấp bênh, không ổn định.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo chưa cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2014 của Việt Nam chỉ mới đạt 18,2%.

Tăng trưởng kinh tế đáng lo ngại

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau có chênh lệch đáng kể, và rất đáng lo ngại trong các năm gần đây.

TS. Cung cho rằng, nếu tăng trưởng 5% thì đến năm 2035 GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 75% GDP bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay, và bằng 83% GDP bình quân đầu người của Thái Lan.

Nếu tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7%/năm từ nay đến 2035 thì GDP bình quân đầu người sẽ bằng 98% của Malaysia hiện nay.

So sánh với Hàn Quốc, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đi sau quốc gia này khoảng 30 - 35 năm. Theo Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm ngoái bằng con số của Hàn Quốc vào năm 1982, và chỉ bằng 1/27 của Singapore./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đa tầng nấc thành công
Để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đa tầng nấc thành công

VOV.VN giới thiệu bài viết của ông Trương Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương.  

Để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đa tầng nấc thành công

Để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đa tầng nấc thành công

VOV.VN giới thiệu bài viết của ông Trương Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương.  

Đồng hành cùng giới trẻ hội nhập kinh tế quốc tế
Đồng hành cùng giới trẻ hội nhập kinh tế quốc tế

VOV.VN - Theo đó, dự án sẽ có các buổi hội thảo chuyên đề “Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN” cho 500.000 sinh viên của 10 trường ĐH.

Đồng hành cùng giới trẻ hội nhập kinh tế quốc tế

Đồng hành cùng giới trẻ hội nhập kinh tế quốc tế

VOV.VN - Theo đó, dự án sẽ có các buổi hội thảo chuyên đề “Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN” cho 500.000 sinh viên của 10 trường ĐH.

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế diễn ra chiều 16/4 tại Hà Nội.

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế diễn ra chiều 16/4 tại Hà Nội.

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

VOV.VN - Năng lực hội nhập kinh tế của địa phương còn nhiều hạn chế, cần giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, các hiệp định mà Việt Nam tham gia.

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

VOV.VN - Năng lực hội nhập kinh tế của địa phương còn nhiều hạn chế, cần giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, các hiệp định mà Việt Nam tham gia.

Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức
Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức

VOV.VN -Thông điệp này được nêu tại Hội thảo vừa diễn ra tại Pháp, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và các doanh nhân Pháp.

Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức

Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức

VOV.VN -Thông điệp này được nêu tại Hội thảo vừa diễn ra tại Pháp, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và các doanh nhân Pháp.