Luật Đất đai: Vẫn cẩn trọng với việc thu hồi đất

VOV.VN -Còn nhiều điều khoản vẫn chờ hướng dẫn của Chính phủ. Quy định đó làm sao không để lợi ích nhóm lợi dụng, chi phối.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, ngay sau khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua sáng nay (29/11), VOV.VN phỏng vấn Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TPHCM) một số vấn đề liên quan đến luật này.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (ảnh tư liệu, Vũ Hạnh)

PV: Luật Đất đai đã từng gây nhiều tranh cãi và đến hôm nay đã được Quốc hội thông qua. Cảm nhận của bà về bộ luật này, cụ thể về vấn đề thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất?

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: Luật Đất đai trước đây có nhiều điều khoản khi áp dụng trong thực tiễn có nhiều vướng mắc, nhân dân có nhiều bức xúc mà đại biểu đã chuyển tải tới diễn đàn của Quốc hội. Tới hôm nay, cũng có những điểm đã đạt được độ thống nhất và có thể áp dụng trong thực tiễn, giải quyết được một số vướng mắc thực tiễn đặt ra. Ví dụ vấn đề thu hồi đất, có thể chưa đáp ứng được hết mong muốn của cử tri cũng như vấn đề đại biểu đưa ra nhưng cũng đã làm rõ hơn: loại đất nào, vấn đề gì được thu hồi, ai có quyền được thu hồi… Những vấn đề này đã được qui định rõ hơn trong Luật Đất đai. Vấn đề còn lại là chúng ta triển khai thực hiện như thế nào trong thực tiễn.

Luật Đất đai đặt vấn đề thu hồi là phải dân chủ, công bằng, minh bạch và kịp thời; phải được đền bù theo qui định của pháp luật. Và nguyên tắc để định giá đất cũng rõ hơn, trong đó có ý rất quan trọng được người dân quan tâm là trong đó giá đất đền bù phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường, các khu vực liền kề. Và đặt ra vấn đề là có những đơn vị định giá độc lập. Và định giá độc lập là một trong những yếu tố để các cơ quan có quyền định giá làm cơ sở định giá chứ không phải để tham khảo. Ban đầu chúng ta đặt vấn đề đây chỉ là một trong các cơ sở để các cơ quan định giá đất.  Như vậy, Luật Đất đai sửa đổi đã có những tiến bộ và thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân vào trong Luật Đất đai để giải quyết những vấn đề khó khăn. Vấn đề thu hồi đất cũng như vậy.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau và nhiều đại biểu kiên trì thảo luận trong nhiều lần để đạt được điểm chung đó. Điều này thể hiện sự đóng góp của các đại biểu, thể hiện được ý muốn của cử tri vào trong dự thảo Luật lần này và đã được sửa đổi, thông qua.

PV: Trong 9 nội dung mà UBTV QH giải trình, theo bà còn nội dung nào cần tiếp tục thảo luận, nghiên cứu để sửa đổi cho phù hợp thực tiễn hơn?

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: Cũng vẫn trở lại vấn đề thu hồi đất. Thực tế, Luật lần này đã đạt được mức độ nhất định nhưng trong thực tiễn việc áp dụng thế nào mới quan trọng, vì còn nhiều điều khoản vẫn chờ hướng dẫn của Chính phủ. Cho nên, quá trình Chính phủ qui định phải làm sao sát với thực tiễn. Quy định đó làm sao không để lợi ích nhóm lợi dụng, chi phối; không để các cơ quan được luật pháp cho phép hoặc qui định thẩm quyền trong thu hồi đất, định giá đất lạm quyền gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất. Đấy là vấn đề mà tôi quan tâm. Trong thực tiễn, Luật đất đai 2003 cũng có những điểm qui định không phải khó thực hiện nhưng do mình ban hành quá nhiều qui định sau luật, có thể có nội dung chồng chéo hoặc có những kẽ hở, tạo điều kiện cho lợi ích nhóm lợi dụng hoặc là trong quá trình thực hiện có thể lẫn lộn qui định này với qui định khác mà người dân không biết đường nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Lần này, tôi mong rằng những điều này sẽ được giải quyết.

PV: Với TP HCM thì Luật Đất đai sửa đổi có thể giải quyết được những mâu thuẫn, xung đột về đất đai thời gian vừa qua không, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: Luật chỉ là hành lang pháp lý, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện. Vấn đề còn lại là người tổ chức thực hiện đó phải có cái tâm trong sáng, phải hiểu luật một cách thấu đáo. Nhưng luật pháp chỉ là luật pháp và thực tiễn vẫn là thực tiễn. Việc áp dụng luật vào trong thực tiễn tất nhiên quá trình đó sẽ có những phát sinh, vấn đề còn lại là giải quyết vấn đề phát sinh đó đúng theo luật. Lập trường là không vi phạm luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân thì luật pháp sẽ đi vào cuộc sống.

PV: Nhìn lại kỳ họp này với hàng loạt dự án Luật được thông qua, đặc biệt là Hiến pháp sửa đổi và Luật đất đai sửa đổi. Theo bà, các đại biểu Quốc hội có thỏa mãn với kết quả kỳ họp này hay không?

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: Nói thỏa mãn thì không ai thỏa mãn cả. Thực tiễn rất sinh động, đặt ra nhiều vấn đề; cử tri đặt nhiều kỳ vọng để làm sao giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra. Đại biểu lắng nghe, tiếp xúc cử tri, tiếp nhận điều đó, cộng với những vấn đề cử tri vướng mắc trong cuộc sống với cái người ta nghiên cứu, họ cũng muốn mang những điều đó tới diễn đàn của Quốc hội với mong muốn đóng góp tốt nhất cho Quốc hội khi Quốc hội thảo luận và thông qua các dự án Luật. Cũng với mục đích thống nhất giữa các đại biểu, làm sao luật giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn, đi vào cuộc sống.

Nhưng mỗi vấn đề như vậy, do nhận thức và yêu cầu khác nhau nên nếu nói là thỏa mãn hết thì chắc là không, nhưng đã đạt được những điểm chung nhất và có thể giải quyết được cơ bản vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Cũng có thể nói khái quát là, những điều quan trọng nhất mà có thể sửa đổi được, có thể bổ sung được thì đã được sửa đổi, bổ sung trong các dự án Luật lần này. Còn lại, cũng có một vài vấn đề thực tiễn đặt ra giữa mong muốn dự án luật hoàn thiện hơn nhưng kiểm nghiệm thực tiễn chưa đủ để có thể đưa vào luật ngay trong lần này. Hoặc có những vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng do điều kiện thực tiễn đất nước, do thể chế chính trị… đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu thấu đáo hơn. Hoặc có những vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng điều kiện chưa đủ chín muồi để có thể sửa đổi, bổ sung lần này.

Những cái chưa thỏa mãn, theo phương pháp làm luật của Quốc hội thì có thể đại biểu thỏa mãn được là tiếp tục nghiên cứu, không bác. Bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề đặt ra nhưng không phù hợp thực tiễn thì cũng là điều bình thường. Đó là quyền của đại biểu.

PV: Xin cảm ơn bà!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hồi đất: Bất bình vì chênh lệch chủ yếu vào túi tư nhân
Thu hồi đất: Bất bình vì chênh lệch chủ yếu vào túi tư nhân

VOV.VN -Vấn đề tài chính đất đai- chênh lệch địa tô được tính lại sẽ đáp ứng phần nào yêu cầu của người dân.

Thu hồi đất: Bất bình vì chênh lệch chủ yếu vào túi tư nhân

Thu hồi đất: Bất bình vì chênh lệch chủ yếu vào túi tư nhân

VOV.VN -Vấn đề tài chính đất đai- chênh lệch địa tô được tính lại sẽ đáp ứng phần nào yêu cầu của người dân.

Bộ trưởng TN-MT: 'Việc thu hồi đất sẽ không đơn giản nữa'
Bộ trưởng TN-MT: 'Việc thu hồi đất sẽ không đơn giản nữa'

VOV.VN -“Với quy định của điều 61, 62, 63 và với tinh thần của Hiến pháp sửa đổi việc thu hồi đất sẽ không còn tùy tiện”.

Bộ trưởng TN-MT: 'Việc thu hồi đất sẽ không đơn giản nữa'

Bộ trưởng TN-MT: 'Việc thu hồi đất sẽ không đơn giản nữa'

VOV.VN -“Với quy định của điều 61, 62, 63 và với tinh thần của Hiến pháp sửa đổi việc thu hồi đất sẽ không còn tùy tiện”.

Thu hồi đất cần có Ban định giá bồi thường độc lập
Thu hồi đất cần có Ban định giá bồi thường độc lập

VOV.VN -Đơn vị này thẩm định giá sao cho sát với giá thị trường, để người dân không phải chịu thiệt thòi.

Thu hồi đất cần có Ban định giá bồi thường độc lập

Thu hồi đất cần có Ban định giá bồi thường độc lập

VOV.VN -Đơn vị này thẩm định giá sao cho sát với giá thị trường, để người dân không phải chịu thiệt thòi.

Thu hồi đất: Đền bù phải lớn hơn giá trị bị thu hồi
Thu hồi đất: Đền bù phải lớn hơn giá trị bị thu hồi

VOV.VN -'Nếu thu hồi đất mà đền bù thỏa đáng, có lợi cho người dân thì không ai cãi cọ làm gì'. 

Thu hồi đất: Đền bù phải lớn hơn giá trị bị thu hồi

Thu hồi đất: Đền bù phải lớn hơn giá trị bị thu hồi

VOV.VN -'Nếu thu hồi đất mà đền bù thỏa đáng, có lợi cho người dân thì không ai cãi cọ làm gì'. 

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế
Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế

VOV.VN-Đất đai không chỉ là tài sản mà còn là sinh kế, tư liệu sản xuất, nên khi thu hồi đất, phải bồi thường cả về tài sản và sinh kế.

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế

VOV.VN-Đất đai không chỉ là tài sản mà còn là sinh kế, tư liệu sản xuất, nên khi thu hồi đất, phải bồi thường cả về tài sản và sinh kế.

Sửa Luật Đất đai: Ủy ban Nhân dân không có quyền thu hồi đất
Sửa Luật Đất đai: Ủy ban Nhân dân không có quyền thu hồi đất

VOV.VN-Một số ý kiến đề nghị ban soạn thảo Luật Đất đai sửa đổi làm rõ một số nội dung về thu hồi đất, quy hoạch sử dụng đất và giá đất.

Sửa Luật Đất đai: Ủy ban Nhân dân không có quyền thu hồi đất

Sửa Luật Đất đai: Ủy ban Nhân dân không có quyền thu hồi đất

VOV.VN-Một số ý kiến đề nghị ban soạn thảo Luật Đất đai sửa đổi làm rõ một số nội dung về thu hồi đất, quy hoạch sử dụng đất và giá đất.