Luật Quản lý ngoại thương: Hướng đến các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp

VOV.VN - Bộ Công thương thống nhất và sẽ có cơ chế linh hoạt để khai thác tối đa phát triển nguồn lực cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý ngoại thương, đa số các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật, bởi đây sẽ là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để quản lý ngoại thương. 

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng nhiều điều trong dự án Luật mới chỉ mang tính nguyên tắc, như các quy định về hạn ngạch thuế quan, chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu; về quản lý giấy phép, trình tự, danh mục, thủ tục, cơ chế... mà các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải thực hiện. Trong khi đó, nhiều quy định giao cho Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện, dẫn đến việc thi hành Luật phụ thuộc nhiều vào các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. 

Đại biểu Phạm Văn Tuân (Đoàn Thái Bình).

Đại biểu Phạm Văn Tuân (Đoàn Thái Bình) đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát, điều chỉnh dự án Luật theo hướng những nội dung nào có thể quy định được ngay cần thể hiện cụ thể trong Luật để bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khắc phục các bất cập do "lợi ích nhóm'' và hạn chế cơ chế "xin - cho''. 

Đối với hoạt động cấp giấy phép, dự án Luật cần quy định rõ các tiêu chí, danh mục, số lượng hàng hóa được cấp giấy phép theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. 

Thẩm quyền của Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương cũng cần được quy định rõ để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đặc biệt là trách nhiệm của Bộ trưởng Công Thương trong việc cải cách thủ tục hành chính, áp dụng khoa học công nghệ, quản lý, điều hành, cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa... 

Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) phát biểu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Đoàn Hậu Giang) nhấn mạnh: Quản lý ngoại thương liên quan đến nhiều văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có liên quan đến tự vệ thương mại, chống bán phá giá... và một số luật hiện hành như: Luật Thương mại, Luật Thuế, Luật Hải quan… Vì vậy, việc xây dựng luật cần bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp với các Điều ước Quốc tế cũng như thông lệ quốc tế trong ngoại thương. 

Phải cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngoại thương 

Liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương, các đại biểu chỉ rõ: Dự án Luật giao cho Bộ Công Thương nhiều thẩm quyền, do đó cần bổ sung quy định theo hướng minh bạch, công bằng, có cơ chế kiểm soát, giám sát. Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy đề xuất cần làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước có liên quan, quy định rõ ràng và phân cấp cho các địa phương để phát huy tốt vai trò trong quản lý ngoại thương. 

Các đại biểu Lê Thu Hà (Đoàn Lào Cai), Phạm Văn Tuân (Đoàn Thái Bình) đề nghị giao thẩm quyền tạm ngừng xuất, nhập khẩu hàng hóa để Thủ tướng Chính phủ quy định nhằm thực hiện chặt chẽ hơn trong công tác quản lý, xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Đại biểu Lê Thu Hà phân tích: Đây là vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, nhiều loại sản phẩm hàng hóa do các bộ, ngành khác nhau cùng quản lý, nếu chỉ giao cho Bộ trưởng Công Thương lấy ý kiến của các bộ, ngành, rồi mới ra quyết định, sẽ không đảm bảo thời gian cho công tác xuất, nhập khẩu, dẫn đến khó khăn, mất thời gian, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 

Về quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu, các đại biểu đề nghị cần quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong dự án Luật, bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế. Theo đó, danh mục này phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. 

Trên cơ sở các tiêu chí, nguyên tắc được quy định trong Luật, giao Chính phủ quy định chi tiết danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, sức khỏe, môi trường, thuần phong mỹ tục, an ninh lương thực, cổ vật…

Theo đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn Tuyên Quang) dẫn chứng: Theo Điều 26, Luật Hải quan, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam do Bộ trưởng Tài chính ban hành, do đó danh mục này chỉ dừng lại ở cấp độ Thông tư. Trong khi các danh mục cấm và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu cũng như các biên thuế suất nhập khẩu theo Chính phủ quy định. 

Dự án Luật cần có sự phối hợp giữa các bộ, công bố danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam có tính tích hợp giữa các danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành để thống nhất mã số và công khai, minh bạch giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu. 

Xây dựng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp 

Theo các đại biểu, để phát triển hoạt động ngoại thương, các đại biểu nêu rõ: Cần quy định cụ thể chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển ngoại thương; phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để thúc đẩy xúc tiến thương mại. 

Đại biểu Đinh Công Sỹ (Đoàn Sơn La) đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định về nguyên tắc thành lập tổ chức xúc tiến thương mại theo hướng đặt hiệu quả hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại lên hàng đầu. Tuy nhiên, đại biểu không đồng tình với việc sử dụng ngân sách nhà nước hoàn toàn để chi trả và duy trì các hoạt động của tổ chức này. 

Cùng quan điểm, đại biểu Ngô Đức Mạnh (Đoàn Bình Thuận) nêu rõ: Điều 59 dự án Luật có quy định căn cứ vào chỉ tiêu xuất khẩu, Nhà nước hỗ trợ theo Luật hỗ trợ ngân sách nhưng cần đánh giá năng lực, trình độ, kỹ năng của đội ngũ làm xúc tiến thương mại của các tập đoàn, doanh nghiệp. 

Theo tinh thần của Luật là công khai, minh bạch, Ban soạn thảo cần quy định nguyên tắc hoạt động của các tổ chức và Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức này. 

ĐBQH Nguyễn Vân Chi - tỉnh Nghệ An phát biểu ý kiến về dự án Luật quản lý ngoại thương.

Đại biểu Ngô Đức Mạnh nhấn mạnh: Cần nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương); tính toán có điều khoản quy định về xúc tiến thương mại quốc gia do Nhà nước thành lập. Đây sẽ là địa chỉ kết nối các doanh nghiệp và thông tin xúc tiến thương mại trong nước, thế giới. 

Việc xây dựng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương cũng được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến. Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy dẫn chứng: Thời gian qua có tình trạng thương lái nước ngoài núp bóng doanh nghiệp Việt Nam thu mua, chèn ép hàng hóa trong nước, hàng hóa nước ngoài giả danh hàng Việt Nam. 

Nhiều nước trên thế giới có hệ thống phòng vệ mạnh, chặt chẽ như việc kiện doanh nghiệp bán phá giá, bảo trợ doanh nghiệp trong nước. Đại biểu đề nghị nên bổ sung nội dung trên và phải có chế tài xử phạt hợp lý để doanh nghiệp trong nước được cạnh tranh lành mạnh; ngăn chặn các đối tượng có hành vi tiếp tay cho doanh nghiệp nước ngoài gây tổn hại đến nền kinh tế đất nước. 

Ngoài ra, dự án Luật nên quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu, cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động ngoại thương, giảm bớt các loại giấy phép không cần thiết, nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh được quy định trong Hiến pháp 2013.

Xây dựng Luật trên nguyên tắc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Tiếp thu và giải trình các ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội về dự án Luật Quản lý ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, dự thảo Luật lần này là lần đầu tiên trang bị cho Chính phủ và nền kinh tế đất nước  một văn bản pháp quy quan trọng để điều chỉnh mối quan hệ thương mại giữa nhà nước với các doanh nhân. 

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, đây là một luật rất quan trọng để điều chỉnh các hoạt động về thương mại quốc gia, giữa chủ thể là Nhà nước với Nhà nước và Nhà nước với các tổ chức doanh nghiệp của nước ngoài, cũng như doanh nghiệp trong nước. 

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Việc này bao gồm 5 nhóm vấn đề lớn: Thứ nhất, liên quan đến phạm vi điều chỉnh; thứ 2 là kĩ thuật lập pháp trong xây dựng luật; thứ  3 là liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm về quản lý nhà nước về ngoại thương, vai trò của cơ quan chịu trách nhiệm, đầu mối, cơ chế biện pháp để thực thi phù hợp, tạo môi trường công khai minh bạch, chống lợi ích nhóm, đảm bảo xây dựng môi trường kiến tạo cho doanh nhân trong và ngoài nước, phù hợp cam kết quốc tế; thứ 4 là các nội dung cụ thể về quản lý nhập khẩu, biện pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại, cơ chế, nội dung về xử lý tranh chấp thương mại, phòng vệ thương mại; thứ 5 là ý nghĩa của hoạt động xúc tiến thương mại, hệ thống xúc tiến thương mại, nhu cầu cần đầu mối thống nhất, xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại quốc gia trước nhu cầu hội nhập sâu rộng với kinh tế giới, bảo vệ phù hợp hợp pháp lợi ích nền kinh tế, nền sản xuất trong nước của người tiêu dùng, làm sao phù hợp quy chế, luật định luật pháp nhất là các cơ quan đại diện ở nước ngoài, phù hợp với luật ngân sách, biện pháp cắt giảm biên chế…

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định, quan điểm của Chính phủ là tạo một môi trường hướng tới doanh nghiệp để phục vụ cho phát triển của doanh nghiệp không mâu thuẫn với tên của Luật Quản lý ngoại thương.

Về hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước và thủ tục hành chính, trước nhiều ý kiến của các đại biểu về việc làm để áp dụng các công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến để thực hiện tốt các biện pháp quản lý và các thủ tục hành chính đối với hoạt động ngoại thương, tránh sự lạm dụng cũng như có sự trục lợi trong các chính sách quản lý của nhà nước và trong thẩm quyền cũng như quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước. 

Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh việc có đại diện cơ quan xúc tiến thương mại, đẩy nhanh thành lập hệ thống các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, trên nhiều lĩnh vực. Vì đây là công cụ hữu hiệu để xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam. Bộ Công thương thống nhất với báo cáo và có cơ chế linh hoạt để khai thác tối đa phát triển nguồn lực cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

Đồng thời, Bộ sẽ làm rõ tất cả những nội dung nội hàm này mà các đại biểu đã nêu và sẽ có phương án cụ thể để tiếp thu và trên cơ sở vẫn phù hợp với các hội nhập, phù hợp với nguyên tắc chỉ đạo trong xây dựng Hiến pháp cũng như định hướng trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Đặc biệt là phù hợp với những thực tiễn trong giai đoạn sắp tới đây khi Việt Nam hội nhập rất sâu rộng với thế giới thông qua hàng loạt các quy định thương mại tự do mới mà chúng ta đang tham gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ tăng thời gian chất vấn
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ tăng thời gian chất vấn

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc tăng thời gian chất vấn lên 3 ngày trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV tới.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ tăng thời gian chất vấn

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ tăng thời gian chất vấn

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc tăng thời gian chất vấn lên 3 ngày trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV tới.

Ông Võ Kim Cự thôi làm Đại biểu Quốc hội Khóa XIV
Ông Võ Kim Cự thôi làm Đại biểu Quốc hội Khóa XIV

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi nhiệm vụ ĐBQH khóa XIV.

Ông Võ Kim Cự thôi làm Đại biểu Quốc hội Khóa XIV

Ông Võ Kim Cự thôi làm Đại biểu Quốc hội Khóa XIV

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi nhiệm vụ ĐBQH khóa XIV.

Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV sẽ tăng thời gian chất vấn
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV sẽ tăng thời gian chất vấn

VOV.VN - Chiều 19/5, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV.

Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV sẽ tăng thời gian chất vấn

Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV sẽ tăng thời gian chất vấn

VOV.VN - Chiều 19/5, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV.

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

VOV.VN- Cử tri mong Quốc hội có những quyết sách mới trong xây dựng chính sách pháp luật, giải pháp thiết thực, cụ thể, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

VOV.VN- Cử tri mong Quốc hội có những quyết sách mới trong xây dựng chính sách pháp luật, giải pháp thiết thực, cụ thể, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.