Mía Phú Yên rớt giá, tiêu thụ chậm

VOV.VN - Với diện tích mía lớn ở miền Trung gần 26.000 ha, người trồng mía Phú Yên đang gặp khó khăn vì giá thu mua giảm, tiến độ thu hoạch chậm.

Vùng trồng mía của tỉnh Phú Yên tập trung ở các huyện miền núi khó khăn về nguồn nước tưới như Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân. Tại huyện Sông Hinh, từ đầu năm đến nay, nông dân mới thu hoạch được hơn 2.000/5.000 ha mía.

Với tiến độ như hiện nay phải mất 3 tháng nữa mới có thể thu hoạch hết mía. Nhiều ruộng mía đã trổ cờ, người nông dân lo ngại về nguy cơ cháy mía, chữ đường, sản lượng đang giảm.

Mía Phú yên rớt giá.

Ông Nguyễn Tèo, người trồng mía xã Ealy, huyện Sông Hinh cho biết: "Người nông dân bây giờ làm cả năm chỉ trông chờ vào mía. Đến mùa thu hoạch mà chậm thế này thì khó khăn cho bà con quá".

Hiện giá mía 10 chữ đường khoảng 800.000 đồng/tấn, giảm 150.000 đồng so với vụ trước. Trong khi đó, giá vận chuyển lên đến 300.000 đồng/tấn. Người trồng mía cầm chắc thua lỗ.

Trong lúc các nhà máy chậm thu mua, chi phí thu hoạch, trung chuyển tăng lên gấp rưỡi, nên nhiều nông dân đã tìm cách bán tháo mía mong vớt vát được đồng nào hay đồng đó.

Ông Võ Tấn Bảy, Chủ tịch Hội nông dân xã Ealy, huyện Sông Hinh cho hay, nhiều hộ dân đăng ký được nhà máy thu mua mía vì sợ mía khô, cháy. Mía ở nhà máy còn nhiều nên chậm thu mua. Kinh tế bà con dồn hết vào cây mía, do đó nếu không bán được thì sẽ rất khó khăn.

Tỉnh Phú Yên vừa đề nghị các nhà máy đường trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ và cam kết thu mua hết mía cho các hộ dân đã ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu.

Nhà máy đường Tuy Hòa sẽ thu mua và ép mía đến hết tháng 6/2018. Nhà máy đường KCP, dự kiến đến hết tháng 5/2018, sẽ tiêu thu hết mía trong vùng nguyên liệu. Các nhà máy cũng đang hỗ trợ người trồng mía vay vốn tín dụng ưu đãi.

Niên vụ mía 2017-2018, nhà máy đường KCP đã ký kết hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho khoảng 10.000 hộ nông dân với kinh phí 320 tỷ đồng để trồng mía./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khẩn trương thu mua mía tồn đọng tại ruộng cho nông dân Ninh Thuận
Khẩn trương thu mua mía tồn đọng tại ruộng cho nông dân Ninh Thuận

VOV.VN - Công ty Cổ phần đường Biên Hòa - Phan Rang –Ninh Thuận đang khẩn trương thu mua mía còn tồn đọng tại ruộng của nông dân.

Khẩn trương thu mua mía tồn đọng tại ruộng cho nông dân Ninh Thuận

Khẩn trương thu mua mía tồn đọng tại ruộng cho nông dân Ninh Thuận

VOV.VN - Công ty Cổ phần đường Biên Hòa - Phan Rang –Ninh Thuận đang khẩn trương thu mua mía còn tồn đọng tại ruộng của nông dân.

Trồng mía lỗ nặng, nông dân ĐBSCL ồ ạt phá bỏ để chuyển hướng sản xuất
Trồng mía lỗ nặng, nông dân ĐBSCL ồ ạt phá bỏ để chuyển hướng sản xuất

VOV.VN - Những ngày qua, nhiều nông dân ở các tỉnh ĐBSCL ào ạt phá bỏ ruộng mía, do giá thấp và khó tiêu thụ để trồng các loại cây khác hoặc nuôi thủy sản.

Trồng mía lỗ nặng, nông dân ĐBSCL ồ ạt phá bỏ để chuyển hướng sản xuất

Trồng mía lỗ nặng, nông dân ĐBSCL ồ ạt phá bỏ để chuyển hướng sản xuất

VOV.VN - Những ngày qua, nhiều nông dân ở các tỉnh ĐBSCL ào ạt phá bỏ ruộng mía, do giá thấp và khó tiêu thụ để trồng các loại cây khác hoặc nuôi thủy sản.

Nông dân trồng mía liên kết với nhà máy đường để vượt khó
Nông dân trồng mía liên kết với nhà máy đường để vượt khó

VOV.VN - Liên kết doanh nghiệp và nông dân trong đầu tư, thu mua mía với giá ổn định, tạo niềm tin cho người trồng mía xây dựng vùng nguyên liệu.

Nông dân trồng mía liên kết với nhà máy đường để vượt khó

Nông dân trồng mía liên kết với nhà máy đường để vượt khó

VOV.VN - Liên kết doanh nghiệp và nông dân trong đầu tư, thu mua mía với giá ổn định, tạo niềm tin cho người trồng mía xây dựng vùng nguyên liệu.

Người dân Ninh Thuận phá bỏ cây mía vì lợi nhuận thấp
Người dân Ninh Thuận phá bỏ cây mía vì lợi nhuận thấp

VOV.VN - Nhiều hộ dân ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đang phá bỏ cây mía vì lợi nhuận thấp và tránh thiệt hại nặng nề thêm.

Người dân Ninh Thuận phá bỏ cây mía vì lợi nhuận thấp

Người dân Ninh Thuận phá bỏ cây mía vì lợi nhuận thấp

VOV.VN - Nhiều hộ dân ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đang phá bỏ cây mía vì lợi nhuận thấp và tránh thiệt hại nặng nề thêm.