Mua tạm trữ lúa gạo chỉ là giải pháp tình thế

VOV.VN -Chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo vẫn còn những bất cập, và người nông dân vẫn ở thế yếu và bị động trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Đợt thu mua tạm trữ lúa gạo trong vụ đông xuân 2014-2015 ở ĐBSCL từ ngày 1/3 đến hết ngày 15/4 đã kết thúc. Phía Hiệp hội lương thực Việt Nam cho rằng cơ bản đã thực hiện đúng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ trong việc thu mua 1 triệu tấn quy gạo. Tuy nhiên, nhìn nhận từ các địa phương cho thấy chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo vẫn còn những bất cập. Trong đó, người nông dân vẫn ở thế yếu và bị động trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là làm sao chính sách thu mua tạm trữ thật sự mang lại hiệu quả để đồng vốn của Nhà nước hỗ trợ thu mua tạm trữ đến được người nông dân.

Về vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông), Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành về thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân 2014 – 2015.

PV: Để giải pháp mua tạm trữ tiếp tục phát huy ở những năm tiếp theo, việc giải quyết những bất cập, khó khăn ra sao, thưa ông?

Ông Võ Thành Đô: Giải pháp mua tạm trữ như hiện nay là giải pháp tình thế. Tuy nhiên, đây là giải pháp tốt nhất hiện nay. Trong quá trình thực hiện có thuận lợi thì cũng có những bất cập. Như về ngân hàng về việc nhiều doanh nghiệp cho rằng khó tiếp cận vốn thì có những vấn đề. Nhiều doanh nghiệp khi có chủ trương Chính phủ mới đi làm thủ tục là rất chậm, mất vài tuần. Do vậy, cần tiếp cận ngân hàng trước, bởi ngân hàng có nhiều thủ tục chứng minh... Và khi thực hiện mua tạm trữ sẽ có giải ngân ngay.

Lúa trúng mùa nhưng lợi nhuận không cao, vẫn chưa đảm bảo cho người nông yên tâm sản xuất nông nghiệp.

PV: Việc cho vay mua tạm trữ giải quyết việc cốt yếu là giảm lượng lúa hàng hóa trong dân. Vậy theo ông có giải pháp nào tốt hơn trong việc lựa chọn 17 ngân hàng theo chỉ định?

Ông Võ Thành Đô: Việc mua tạm trữ mỗi năm có đặc điểm khác nhau. Năm nay có tình trạng một số doanh nghiệp vay các ngân hàng nằm ngoài chỉ định của Ngân hàng nhà nước. Đây là hiện tượng mới. vấn đề này chúng tôi sẽ có những kiến nghị thảo luận phía ngân hàng có nên chăng quy định vay ở các ngân hàng ấy không.

Ngân hàng Nhà nước nhiều năm nay, sau khi Chính phủ có quyết định, rất nhanh chóng chỉ định các ngân hàng. Chứng tỏ Ngân hàng rất nhạy bén để các doanh nghiệp kịp thời tiếp cận. Vấn đề đặt ra thì chúng tôi sẽ bàn và cân nhắc và bàn với ngân hàng để nếu có thể thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp

PV: Một số địa phương cũng cho rằng nên đầu tư trực tiếp cho người nông dân trong việc tạm trữ lúa. Sau khi nắm bắt tình hình từ các địa phương trong vùng, ông có nhận định gì?

Ông Võ Thành Đô: Việc để cho người nông dân và HTX tạm trữ thì chính Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có ý định từ lâu và giao cho Cục xây dựng quy chế để mua tạm trữ theo hướng cho người dân trữ. Nhưng khi lấy ý kiến từ các bộ ngành địa phương thì cho thấy nông dân không có điều kiện để tạm trữ. Nông dân không có kho tàng, máy sấy... đây là những khó khăn lớn nhất của người dân; đồng thời số lượng nông dân muốn tạm trữ cũng không nhiều. Nếu người dân, HTX có khả năng tạm trữ được, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Vấn đề là Chính phủ và TW không thể quy định là ngân hàng phải cho nông dân này hay doanh nghiệp kia mua. Nhưng người nông dân hay muốn tạm trữ hay doanh nghiệp thì phải chứng minh được mình có năng lực và được ngân hàng thẩm định. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

DN Trung Quốc hủy nhiều hợp đồng mua gạo từ Việt Nam
DN Trung Quốc hủy nhiều hợp đồng mua gạo từ Việt Nam

(VOV) - Hơn 64% số hợp đồng xuất khẩu gạo bị hủy từ Trung Quốc từ đầu năm 2013 đến nay.

DN Trung Quốc hủy nhiều hợp đồng mua gạo từ Việt Nam

DN Trung Quốc hủy nhiều hợp đồng mua gạo từ Việt Nam

(VOV) - Hơn 64% số hợp đồng xuất khẩu gạo bị hủy từ Trung Quốc từ đầu năm 2013 đến nay.

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ
Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã công bố mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ ngày  15/3 với mức giá tối thiểu là 5.000 đồng/kg lúa khô.

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã công bố mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ ngày  15/3 với mức giá tối thiểu là 5.000 đồng/kg lúa khô.

Vietcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay mua gạo tạm trữ
Vietcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay mua gạo tạm trữ

Mức lãi suất ưu đãi là 14% trong suốt thời hạn vay vốn.

Vietcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay mua gạo tạm trữ

Vietcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay mua gạo tạm trữ

Mức lãi suất ưu đãi là 14% trong suốt thời hạn vay vốn.

Tiến độ thu mua gạo tạm trữ đạt chậm
Tiến độ thu mua gạo tạm trữ đạt chậm

VOV.VN - Các địa phương mới tiến hành thu mua được gần 80.000 tấn lúa, đạt gần 8% so với chỉ tiêu thu mua 1 triệu tấn quy gạo.

Tiến độ thu mua gạo tạm trữ đạt chậm

Tiến độ thu mua gạo tạm trữ đạt chậm

VOV.VN - Các địa phương mới tiến hành thu mua được gần 80.000 tấn lúa, đạt gần 8% so với chỉ tiêu thu mua 1 triệu tấn quy gạo.

Doanh nghiệp ĐBSCL khó mua gạo xuất khẩu
Doanh nghiệp ĐBSCL khó mua gạo xuất khẩu

Nhu cầu thu mua xuất khẩu gạo đang khá lớn trong khi nguồn cung gạo ở ĐBSCL hiện không có nhiều.

Doanh nghiệp ĐBSCL khó mua gạo xuất khẩu

Doanh nghiệp ĐBSCL khó mua gạo xuất khẩu

Nhu cầu thu mua xuất khẩu gạo đang khá lớn trong khi nguồn cung gạo ở ĐBSCL hiện không có nhiều.

Trung Quốc ồ ạt mua gạo Việt Nam
Trung Quốc ồ ạt mua gạo Việt Nam

Theo ông Huỳnh Thế Năng, Trung Quốc đã cấp quota nhập gạo cho thương nhân trong nước nên tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường này đang “nóng” trở lại. 

Trung Quốc ồ ạt mua gạo Việt Nam

Trung Quốc ồ ạt mua gạo Việt Nam

Theo ông Huỳnh Thế Năng, Trung Quốc đã cấp quota nhập gạo cho thương nhân trong nước nên tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường này đang “nóng” trở lại.