Mỹ dẫn đầu các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam

VOV.VN -Quý I/2015, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 1,27 triệu USD, trong đó riêng thị trường Mỹ chiếm 18,62% tổng giá trị xuất khẩu.

Số liệu mới nhất từ Bộ NN-PTNT cho biết, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3 năm 2015 ước đạt 417 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2015 đạt 1,27 triệu USD, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2014. 

Trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, Mỹ vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu, chiếm 18,62% tổng giá trị xuất khẩu. Đáng chú ý, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản 2 tháng đầu năm giảm đáng kể với mức giảm là 11,73%. Còn tại các thị trường khác có mức xuất khẩu tăng trưởng như Trung Quốc, Mexico, Thái Lan, Hàn Quốc.


Năm 2014, xét về giá trị, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp tôm cho Mỹ sau Ấn Độ và Indonesia (Ảnh minh họa: KT)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), một tín hiệu vui cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ là kết quả sơ bộ xem xét hành chính thuế chống bán phá giá giai đoạn mới nhất (POR9) với mức thuế giảm mạnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã phần nào giảm bớt áp lực tâm lý cho không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước mà các nhà nhập khẩu tôm của Mỹ.

Đó là đồng USD mạnh lên nhanh chóng và có dự báo đồng USD sẽ tiếp tục tăng thêm nữa. Mỹ là thị trường quan trọng nhất của xuất khẩu tôm Việt Nam, đây lại là một cơ hội tốt để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang thị trường này. Vì đồng USD tăng 20% giá trị so với đồng Euro và đồng Yen Nhật trong vòng 1 năm qua sẽ khuyến khích tiêu dùng và gia tăng nhập khẩu vào Mỹ. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo thêm động lực cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam trong việc tiếp tục mở rộng thị trường này.

Mới đây, đầu tháng 3, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,93% đã giảm mạnh so với mức thuế của kỳ xem xét lần trước POR8 với 6,37%.

Năm 2014, xét về giá trị, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp tôm cho Mỹ sau Ấn Độ và Indonesia tuy nhiên, xét về khối lượng, Việt Nam đứng thứ 4 sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu thủy sản đạt hơn 900 triệu USD
Xuất khẩu thủy sản đạt hơn 900 triệu USD

VOV.VN - Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 17,74% tổng giá trị xuất khẩu.

Xuất khẩu thủy sản đạt hơn 900 triệu USD

Xuất khẩu thủy sản đạt hơn 900 triệu USD

VOV.VN - Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 17,74% tổng giá trị xuất khẩu.

Ngư dân Quảng Ngãi khó tiếp cận nguồn vốn phát triển thủy sản
Ngư dân Quảng Ngãi khó tiếp cận nguồn vốn phát triển thủy sản

VOV.VN - Nhiều dự án phát triển thủy sản được ngân hàng khẳng định không có hiệu quả về kinh tế và không đảm bảo khả năng trả nợ.

Ngư dân Quảng Ngãi khó tiếp cận nguồn vốn phát triển thủy sản

Ngư dân Quảng Ngãi khó tiếp cận nguồn vốn phát triển thủy sản

VOV.VN - Nhiều dự án phát triển thủy sản được ngân hàng khẳng định không có hiệu quả về kinh tế và không đảm bảo khả năng trả nợ.

Xuất khẩu thủy sản năm 2015 vẫn tăng, có thể cán đích trên 8 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản năm 2015 vẫn tăng, có thể cán đích trên 8 tỷ USD

VOV.VN-Dự báo này vừa được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đưa ra.

Xuất khẩu thủy sản năm 2015 vẫn tăng, có thể cán đích trên 8 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản năm 2015 vẫn tăng, có thể cán đích trên 8 tỷ USD

VOV.VN-Dự báo này vừa được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đưa ra.

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản
Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

VOV.VN -Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lấy ký kiến đóng góp các nhà khoa học hoàn thiện Đề án liên kết các sản phẩm chủ lực ĐBSCL.

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

VOV.VN -Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lấy ký kiến đóng góp các nhà khoa học hoàn thiện Đề án liên kết các sản phẩm chủ lực ĐBSCL.