Mỹ rút khỏi TPP: Việt Nam vẫn rộng cửa hội nhập quốc tế

VOV.VN - Dù không có TPP thì Việt Nam vẫn rộng cửa hội nhập quốc tế qua các hiệp định khác, trong đó có các đối tác thuộc nhóm đàm phán TPP.

Hiệp định TPP đã là một tia hy vọng trong bối cảnh hoạt động thương mại thế giới ảm đạm và tăng trưởng toàn cầu yếu. Nhiều nghiên cứu đã dự báo, Việt Nam là quốc gia nhận được nhiều lợi thế nhất khi TPP được ký kết. Song, sau khi nhậm chức, chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sớm phát đi thông cáo cho biết nước Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quyết định này cũng đã được dư luận quốc tế và giới chuyên gia kinh tế dự liệu.

 

Vấn đề đặt ra là, khi Mỹ rút khỏi TPP thì có ảnh hưởng gì tới Việt Nam? Và những nước còn lại có thể sẽ ứng xử thế nào với những cam kết trong dự thảo Hiệp định TPP đã đàm phán xong?

Không có TPP, Việt Nam vẫn hội nhập

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Mỹ là nhân tố quan trọng trong các nhân tố tham gia đàm phán TPP. Cho dù Mỹ rút khỏi TPP, dù TPP không thành hiện thực thì những cơ chế thay thế vẫn đang được các nước tiếp tục bàn bạc. Với Việt Nam, về cơ bản là vẫn đang trong quá trình hội nhập. Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia với các nước còn lại của nhóm đàm phán TPP bàn bạc để điều chỉnh hiệp định đó sao cho có thể cùng nhau thực hiện.

Về cơ bản, khi chuẩn bị cho TPP thì quá trình này đã thúc đẩy lợi ích rất nhiều cho các nền kinh tế, đặc biệt là Việt Nam, kể cả khía cạnh TPP như một nhân tố động lực và áp lực thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam. Nó cũng tạo cơ hội về mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt và người Việt tiếp cận cách phát triển mới. Đó là phát triển không phải chỉ dựa trên những nền tảng cũ, những cái có sẵn lợi thế (như tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ…) mà bước sang giai đoạn phát triển mới (dựa trên các nhân tố về đổi mới công nghệ, sáng tạo, hệ thống quản trị mới… ) để đưa nền kinh tế phát triển ở một trình độ cao hơn, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đưa nền kinh tế vào giai đoạn đổi mới lần thứ 2 đang rất cấp thiết ở Việt Nam.

Trước đây, tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, cho dù không tham gia hoặc có tham gia TPP thì Việt Nam vẫn là một nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu rộng vào quốc tế. Bởi vì Việt Nam có nhiều hiệp ước kinh tế khác, đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Còn nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng lưu ý, dù TPP ra sao thì cái quan trọng hơn là Việt Nam phải rút kinh nghiệm, bài học từ khi vào WTO, là “phải chuẩn bị nội lực mới là quyết định. Nhưng việc này ta làm chậm quá, ngay cả thông tin vẫn còn ít chứ chưa nói đến làm ăn gì. Nếu chúng ta không nắm lấy cam kết và chuẩn bị kỹ nội lực, mà không phải chỉ chuẩn bị trên thể chế mà chuẩn bị cả bằng nền tảng sản xuất, tái cấu trúc nền kinh tế thì chúng ta cũng sẽ không thu được cái mà chúng ta trông đợi”.

Bà Phạm Chi Lan tin tưởng rằng, dù không có TPP thì Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội từ các nước còn lại của TPP, đặc biệt là các nước lớn như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ... có thể cùng nhau tạo thành một vành đai, một sự liên kết kinh tế mới. Cùng với đó, Việt Nam có FTA với EU, trong đó với mỗi nước lớn trong thành viên EU, Việt Nam đều đã xây dựng được những quan hệ cơ bản, là đối tác chiến lược, đối tác hợp tác toàn diện…. Việc cần làm là Việt Nam thúc đẩy tiếp các mối quan hệ đó để tạo nền tảng cho sự phát triển quan hệ lâu dài với họ và qua đó góp phần quan trọng tạo nền tảng cho Việt Nam vượt lên.

Hiệp định RCEP là một lựa chọn mới?

Phân tích về khả năng không có TPP, khối nghiên cứu của ngân hàng HSBC cũng đã chỉ ra “cửa” khác. Đó là các cuộc đàm phán cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) đang điễn ra. Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand – những nước mà ASEAN đã ký kết kết hiệp định thương mại tự do.

HSBC cho hay, như là một hiệp định thương mại tự do đầu tiên toàn châu Á, RCEP cũng gây ấn tượng với con số các quốc gia tham gia Hiệp định RCEP chiếm gần một nửa dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP toàn cầu.

Mặc dù có những hạn chế nhưng Hiệp định RCEP được đánh giá sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên và khuyến khích đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới. Hiệp định này sẽ đặc biệt thuận lợi cho các nước trong khối ASEAN, vì RCEP sẽ giảm bớt sự phi lý của các hiệp định thương mại tự do FTA có sẵn trước đây và đồng thời cũng tăng cường sự hấp dẫn của khu vực như là một cơ sở sản xuất.

Hơn nữa, bằng cách kết nối 3 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN, Hiệp định RCEP đưa ra một khuôn mẫu phát triển "Nam-Nam" mới, và từ đó có thể phần nào bù đắp tình hình nhập khẩu và đầu tư ảm đạm ở các nước phương Tây.

Đáng lưu ý là, theo HSBC, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Hiệp định TPP và RCEP là việc Trung Quốc có tham gia vào RCEP (trong khi đó lại không có Mỹ, cùng với tất cả các nền kinh tế khác không thuộc châu Á). Nếu việc cắt giảm thuế quan có thể được giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cả ba nước này đều thuộc sáu đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, Hiệp định  RCEP có thể đưa các nhà xuất khẩu Mỹ vào thế bất lợi nếu như TPP không được thông qua.

Phân tích của HSBC cũng cho rằng, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ  Hiệp định RCEP. Một mặt, Việt Nam sẽ tham gia vào các thỏa thuận mới và sẽ thấy những lợi ích đáng kể đến từ việc nguồn cung ứng sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng lên.

Mặc dù từ Hiệp định RCEP sẽ có một sự thúc đẩy tiềm năng cho sản lượng (mà chưa phải hiệp định đã hoàn tất việc ký kết), HSBC cũng cần lưu ý rằng Việt Nam cũng thua thiệt nhiều nhất từ việc TPP không được thông qua. Hiệp định TPP đã có thể mang giúp các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận thị trường Mỹ đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư đáng kể. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chiếm 17,9% GDP, so với mức 3,8% của Trung Quốc./.

Mỹ chính thức rút khỏi TPP

Trong ngày đầu tiên “làm việc thực sự”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Logistics Việt Nam có cơ hội… bùng nổ khi vào TPP?
Logistics Việt Nam có cơ hội… bùng nổ khi vào TPP?

VOV.VN-Ngành logistics Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh trong hội nhập, nhưng để có thể “bùng nổ” thì cần phải nỗ lực vượt qua rất nhiều thách thức.

Logistics Việt Nam có cơ hội… bùng nổ khi vào TPP?

Logistics Việt Nam có cơ hội… bùng nổ khi vào TPP?

VOV.VN-Ngành logistics Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh trong hội nhập, nhưng để có thể “bùng nổ” thì cần phải nỗ lực vượt qua rất nhiều thách thức.

Ông Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP: Nhiều quốc gia phản ứng
Ông Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP: Nhiều quốc gia phản ứng

VOV.VN - Một số nước tham gia TPP đã có những phản ứng trước tuyên bố rút khỏi TPP của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Ông Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP: Nhiều quốc gia phản ứng

Ông Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP: Nhiều quốc gia phản ứng

VOV.VN - Một số nước tham gia TPP đã có những phản ứng trước tuyên bố rút khỏi TPP của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP - Chuyên gia kinh tế Việt nói gì?
Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP - Chuyên gia kinh tế Việt nói gì?

VOV.VN - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng TPP vẫn còn “cơ hội” vì “Mỹ là thành viên đứng đầu nhưng không phải tất cả”.

Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP - Chuyên gia kinh tế Việt nói gì?

Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP - Chuyên gia kinh tế Việt nói gì?

VOV.VN - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng TPP vẫn còn “cơ hội” vì “Mỹ là thành viên đứng đầu nhưng không phải tất cả”.

Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội
Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội

VOV.VN -Vào TPP, nếu doanh nghiệp Việt không tận dụng tốt cơ hội thì thách thức sẽ lấn át và sẽ chuyển thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.

Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội

Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội

VOV.VN -Vào TPP, nếu doanh nghiệp Việt không tận dụng tốt cơ hội thì thách thức sẽ lấn át và sẽ chuyển thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.

Không có TPP, Việt Nam vẫn hội nhập bình thường
Không có TPP, Việt Nam vẫn hội nhập bình thường

VOV.VN -Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt cho rằng: Nếu chúng ta không có TPP sẽ có cái khác, hội nhập là một xu thế.

Không có TPP, Việt Nam vẫn hội nhập bình thường

Không có TPP, Việt Nam vẫn hội nhập bình thường

VOV.VN -Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt cho rằng: Nếu chúng ta không có TPP sẽ có cái khác, hội nhập là một xu thế.

Mỹ rời bỏ TPP, kinh tế Việt Nam không quá bi quan
Mỹ rời bỏ TPP, kinh tế Việt Nam không quá bi quan

VOV.VN - TPP dù thế nào nền kinh tế Việt Nam vẫn phải thay đổi, thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc đầu tư công…

Mỹ rời bỏ TPP, kinh tế Việt Nam không quá bi quan

Mỹ rời bỏ TPP, kinh tế Việt Nam không quá bi quan

VOV.VN - TPP dù thế nào nền kinh tế Việt Nam vẫn phải thay đổi, thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc đầu tư công…