Năm 2017, doanh nghiệp Trung Quốc “chuyển mình” thế nào?

VOV.VN - Chủ để nổi bật của báo chí thế giới trong năm 2016 là công nghệ của Trung Quốc, từ vụ sát nhập của Uber và Didi Chuxing tới ứng dụng chia sẻ xe đạp.

Chỉ vài năm sau khi công nghệ Trung Quốc bắt đầu được biết đến, có được thành công từ những phần mềm công nghệ như WeChat đã trở thành mục tiêu của nhiều hàng phương Tây. Khi năm 2017 đã đến gần, các chuyên gia phân tích và các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm những xu hướng và công ty mới.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ hướng vào lĩnh vực công nghệ năm 2017 (Ảnh minh họa: Forbes)

Bước tiến trong ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính

Sản phẩm tài chính hướng vào tầng lớp trung lưu mới nổi đang gia tăng, và được dự báo sẽ phát triển mạnh hơn do nhu cầu ngày càng cao.

Theo Jeremy Peruski, chuyên gia của công ty tư vấn ICR, người tiêu dùng Trung Quốc đã bỏ qua nhiều công nghệ đang dần lỗi thời của phương Tây, tạo điều kiện phát triển cho những công nghệ mới.

Ông Peruski nhận định: "Tôi thực sự tin rằng Trung Quốc đang trở thành một trung tâm công nghệ dựa trên mặt bằng chung của thế giới, và họ cũng đã dẫn đầu về các sản phẩm phục vụ tài chính". Chuyên gia này cho biết thêm, công nghệ Trung Quốc sẽ ngày càng phát triển nhanh.

Thẻ tín dụng không được ưa chuộng tại Trung Quốc, thay vào đó, khách hàng dùng điện thoại và các ứng dụng thanh toán như hệ thống thanh toán của Alibaba, Alipay, WeChat… Một báo cáo của Ernst & Young chỉ ra rằng, 40% người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay sử dụng những phương thức thanh toán mới.

Một yếu tố khác tạo đà cho sự phát triển cho lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) ở Trung Quốc là một hệ thống tín dụng xã hội mà chính phủ nước này dự kiến sẽ triển khai trên toàn quốc vào năm 2020. Hệ thống cấp cho mỗi người dân và doanh nghiệp một số điểm tín dụng dựa trên hành vi xã hội của họ, lịch sử mua bán và thông số tài chính. Số điểm sau đó sẽ được sử dụng để quyết định mọi vấn đề của người đó như khoản vay, việc làm, địa điểm du lịch...

Trong khi hệ thống này đã bị chỉ trích là hà khắc và can thiệp quá sâu vào cuộc sống cá nhân của người dân, 8 trong số các công ty lớn nhất của Trung Quốc đang phát triển hệ thống tín dụng tương thích với hệ thống của chính phủ, trong đó có Alipay và Sesame Credit.

Trong khi đó, phân khúc cho vay ngang hàng (peer-to-peer) của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục phát triển để lấp đầy khoảng trống của nhiều ngân hàng truyền thống. China Rapid Finance, một trong những công ty cho vay lớn nhất Trung Quốc, tạo điều kiện cung cấp các khoản vay cho người tiêu dùng trực tuyến và tầng lớp trung lưu, những người thường không được tiếp cận điểm tín dụng. Công ty hiện có hơn 1 triệu người vay, và con số này được dự báo sẽ tăng lên.

Matthew Wong, nhà nghiên cứu cấp cao của CB Insights, nhận định, năm 2017 sẽ quyết định tương lai của hệ thống tín dụng xã hội Trung Quốc.

Khó khăn trong thu hút đầu tư

Nhờ dòng tiền mặt từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và những người giàu tìm kiếm phương án đầu tư mới, 2015 là năm các công ty Trung Quốc được định giá cao nhất, với 19 công ty trị giá hơn 1 tỷ USD. Con số này xuống còn 11 sau 11 tháng đầu năm 2016 và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2017, ông Wong cho biết thêm.

Công ty mới nhất phát hành cổ phiếu ra công chúng là chủ của ứng dụng làm đẹp Meitu, lên sàn chứng khoán Hồng Kông hồi đầu tháng này với giá trị 4,6 tỷ USD - thấp hơn so với kỳ vọng của nhà đầu tư.

Việc kêu gọi vốn với các doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup) sẽ khó khăn hơn trong năm 2017. Số hợp đồng đầu tư cho các Startup đã tăng nhẹ trong quý III năm nay nhưng số tiền đầu tư đã giảm khoảng 1,8 tỷ USD, theo một báo cáo của KPMG. Phân khúc trí thông minh nhân tạo nhiều khả năng sẽ được tài trợ lớn hơn.

Jenny Lee, quản lý cấp cao tại trụ sở Thượng Hải của GGV Capital, cho biết con người càng cảm thấy thoải mái với cuộc sống được tự động hóa, sự tương tác giữa người và máy sẽ càng trở nên quan trọng.

Tham vọng toàn cầu

Năm 2016, các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động khá mạnh ở nước ngoài, với hơn 207 tỷ USD đổ vào các vụ sáp nhập và mua lại. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ được duy trì trong năm tới.

Các hãng công nghệ lớn nhất đã bắt đầu mở rộng toàn cầu, vươn ra châu Âu, Mỹ và Đông Nam Á. Ant Financial, “cánh tay tài chính” của Alibaba, gần đây đã đầu tư vào Ascend Money, một công ty fintech Thái Lan, để mở rộng các sản phẩm tài chính trực tuyến của riêng mình.

Các công ty Trung Quốc đã đầu tư 3,5 tỷ USD vào các công ty Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay, và nhiều khả năng sẽ gia tăng các khoản đầu tư trong vòng 12 tháng tới. Các chuyên gia cũng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc và tham vọng toàn cầu của họ, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ.

Một số công ty đang có ý định bỏ qua hoàn toàn thị trường trong nước. Cheetah Mobile, một nhà cung cấp dịch vụ di động, hoạt động chủ yếu ở bên ngoài biên giới của Trung Quốc, mặc dù có trụ sở chính tại Bắc Kinh. Musical.ly, ứng dụng mạng xã hội video đến từ Thượng Hải, là một trong những ứng dụng được tải nhiều nhất ở châu Âu và Mỹ./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?
Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”.

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định sau thời gian dài suy giảm
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định sau thời gian dài suy giảm

VOV.VN - Trung Quốc hôm nay (19/10) công bố số liệu về tình hình vận hành của nền kinh tế 9 tháng năm 2016.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định sau thời gian dài suy giảm

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định sau thời gian dài suy giảm

VOV.VN - Trung Quốc hôm nay (19/10) công bố số liệu về tình hình vận hành của nền kinh tế 9 tháng năm 2016.