Ngân hàng lỗ nghìn tỷ vì vàng

(VOV) -Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) lỗ 1.251 tỷ đồng từ kinh doanh vàng trong quý 3/2012.

Ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ACB, cho biết trên bản tin mới đây của Thời báo Kinh tế Sài Gòn rằng, vì khoản lỗ trên khiến cho lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của công ty này chỉ còn 1.187 tỷ đồng.

Cụ thể, khoản lỗ nói trên xuất phát từ việc ACB thực hiện đóng trạng thái vàng âm. Do phải mua vàng trong nước để bù đắp trạng thái, mà giá vàng nội cao hơn vàng quốc tế từ 2 - 3 triệu đồng/lượng tùy thời điểm, dẫn đến số lỗ nói trên.

Ông Hùng cũng cho biết, hiện trạng thái âm vàng của ACB chỉ còn hơn 100.000 lượng và ngân hàng có khả năng tất toán trạng thái vàng trước ngày 25/11 năm nay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng này cũng đã trích lập dự phòng tối đa và không còn treo khoản dự phòng nào.

Trước đó, từ ảnh hưởng của việc ông Nguyễn Đức Kiên - người có liên quan đến ACB trước đây - bị bắt giữ và có hiện tượng người dân rút vàng trước hạn dẫn đến lo ngại mất cân đối trạng thái, ông Trần Mộng Hùng cũng đưa ra khẳng định rằng: “Thực tế, ACB không mất cân đối trạng thái vàng”.

Ông Hùng giải thích: trước đây khi tham gia bình ổn giá vàng, ACB được phép mua vàng trên tài khoản ở nước ngoài; bán trong nước bao nhiêu, ngân hàng mua ở nước ngoài bấy nhiêu.

“Cân đối giữa số vàng huy động trong nước đã bán và số vàng ACB đã mua theo nghiệp vụ kinh doanh tài khoản vàng ở nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép, ACB không âm một lượng nào. ACB đang xin phép Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho nhập số vàng của ACB đã mua”, ông Hùng nói.

Trong khi chưa được nhập, ACB phải mua vàng trong nước để bù đắp dự trữ thanh khoản vàng đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn bằng vàng của mình. Lực mua từ ACB cùng với một số ngân hàng khác là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước giữ mức chênh lệch cao so với giá thế giới trong đợt biến động vài tháng qua.

Theo cơ chế tham gia bình ổn và sự bảo hiểm giá bằng tài khoản vàng ở nước ngoài, nếu ACB được phép nhập khẩu, mức lỗ sẽ được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VnEconomy, đến thời điểm này Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa chấp thuận đề nghị được nhập khẩu của ACB. Theo đó, mức lãi ở tài khoản vàng nước ngoài không thể bù đắp được chênh lệch giá 2 - 3 triệu đồng do phải mua vàng ở trong nước.

Về mốc hẹn dừng huy động từ 25/11 tới, với thông tin trên từ ông Trần Mộng Hùng, nhiều khả năng ACB sẽ đảm bảo thực hiện đúng.

Còn với một số ngân hàng khác có khả năng không tất toán trạng thái vàng được đến ngày 25/11, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ gia hạn thêm một thời gian nhất định để tránh những ảnh hưởng bất lợi tới ổn định hệ thống.

Sau mốc hẹn 25/11, ngoại trừ khả năng có gia hạn nói trên, một tình huống khác cũng có thể xẩy ra là hệ thống ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ ngừng hẳn việc huy động vàng như hiện nay nữa, thay cho khả năng Ngân hàng Nhà nước tổ chức huy động và các ngân hàng thương mại làm đại lý như dự tính thời gian qua. VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin thêm về tình huống này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng
Lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng

NHNN đang triển khai kiểm soát và trình Chính phủ nghị định quản lý kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu

Lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng

Lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng

NHNN đang triển khai kiểm soát và trình Chính phủ nghị định quản lý kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu

Vì sao NHNN cần độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng?
Vì sao NHNN cần độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng?

Thói quen tích trữ vàng của người dân cũng có từ lâu, cộng với các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường làm cho tình trạng vàng hóa càng thêm trầm trọng.

Vì sao NHNN cần độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng?

Vì sao NHNN cần độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng?

Thói quen tích trữ vàng của người dân cũng có từ lâu, cộng với các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường làm cho tình trạng vàng hóa càng thêm trầm trọng.

Xây dựng Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Xây dựng Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Đây là một trong những vấn đề được bàn thảo và đóng góp ý kiến tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12.

Xây dựng Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Xây dựng Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Đây là một trong những vấn đề được bàn thảo và đóng góp ý kiến tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12.

Cấm cho vay vàng để sản xuất và kinh doanh vàng miếng
Cấm cho vay vàng để sản xuất và kinh doanh vàng miếng

Theo Thông tư số 22/2010/TT- NHNN, kể từ 29/10, Ngân hàng sẽ chỉ được phép cho khách hàng vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức.

Cấm cho vay vàng để sản xuất và kinh doanh vàng miếng

Cấm cho vay vàng để sản xuất và kinh doanh vàng miếng

Theo Thông tư số 22/2010/TT- NHNN, kể từ 29/10, Ngân hàng sẽ chỉ được phép cho khách hàng vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức.

Sẽ xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do
Sẽ xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do
Sớm đưa hoạt động kinh doanh vàng vào khuôn khổ
Sớm đưa hoạt động kinh doanh vàng vào khuôn khổ

Cơ chế mới được thực thi sẽ góp phần tích cực khắc phục những tồn tại của việc lưu thông vàng, khắc phục rủi ro đối với các ngân hàng...

Sớm đưa hoạt động kinh doanh vàng vào khuôn khổ

Sớm đưa hoạt động kinh doanh vàng vào khuôn khổ

Cơ chế mới được thực thi sẽ góp phần tích cực khắc phục những tồn tại của việc lưu thông vàng, khắc phục rủi ro đối với các ngân hàng...

Chính sách vẫn ngắn hạn trong quản lý kinh doanh vàng
Chính sách vẫn ngắn hạn trong quản lý kinh doanh vàng

Chênh lệch với vàng thế giới lớn tạo lo ngại về sự bất lực giải quyết tận gốc hậu quả của chính sách và quản lý vàng từng bị buông lỏng.

Chính sách vẫn ngắn hạn trong quản lý kinh doanh vàng

Chính sách vẫn ngắn hạn trong quản lý kinh doanh vàng

Chênh lệch với vàng thế giới lớn tạo lo ngại về sự bất lực giải quyết tận gốc hậu quả của chính sách và quản lý vàng từng bị buông lỏng.

Sắp có Nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng
Sắp có Nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng

Theo Nghị định mới, Ngân hàng nhà nước sẽ tham gia trực tiếp quản lý về quá trình sản xuất và lưu thông vàng miếng; xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Sắp có Nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng

Sắp có Nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng

Theo Nghị định mới, Ngân hàng nhà nước sẽ tham gia trực tiếp quản lý về quá trình sản xuất và lưu thông vàng miếng; xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu.