Ngân hàng Việt Nam đã thoát đáy khủng hoảng nợ xấu

VOV.VN -Bloomberg vừa nhận định ngân hàng Việt Nam đang lấy lại được niềm tin và phục hồi với tốc độ nhanh nhất khu vực châu Á.

Sự tăng trưởng này cho thấy dấu hiệu thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ xấu đã từng là gánh nặng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ba năm qua.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và 4 ngân hàng lớn khác đã đạt được mức tăng trung bình 23% trong ba tháng qua. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2013, và gấp đôi so với mức trung bình trong khu vực.

Số liệu thống kê của chính phủ cho thấy tỷ lệ nợ tại các ngân hàng giảm xuống khoảng 3,25% vào cuối năm 2014 từ mức 17% hai năm trước đó.

Củng cố niềm tin

Niềm tin vào ngân hàng Việt Nam đang tăng lên sau khi Công ty quản lý tài sản chi 123 nghìn tỷ đồng (khoảng 5,7 tỷ USD) để mua nợ xấu. Giao dịch bất động sản tại Hà Nội tăng gấp đôi trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời chính sách của chính phủ khuyến khích sáp nhập cũng giúp tăng cường đáng kể hệ thống tài chính.

Sự phục hồi của ngành ngân hàng đang mở đường cho một cuộc hồi sinh về sự tăng trưởng mà PricewaterhouseCoopers LLP dự đoán là sẽ làm cho Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới vào năm 2050.

Bill Stoops, giám đốc đầu tư của Dragon Capital tại TPHCM cho rằng các ngân hàng đã thoát đáy của cuộc khủng hoảng nợ xấu, đặc biệt khi thị trường bất động sản và nền kinh tế nói chung đang hồi phục. Nợ xấu đang giảm dần nên các ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Sau khi được ghi nhận là dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nợ xấu vào cuối năm 2012, hiện các ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu dọn dẹp bảng cân đối tài sản của mình. Niềm tin vào ngành ngân hàng phần nào cải thiện sau khi Công ty quản lý tài sản VAMC được Chính phủ thành lập. Từ khi đi vào hoạt động tháng 7/2013 đến nay, VAMC đã mua lại nợ xấu của gần 40 ngân hàng. Công ty này dự kiến sẽ tiếp tục mua các khoản nợ với tổng trị giá 200.000 tỷ đồng vào cuối năm 2015.

Đẩy mạnh sáp nhập

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cam kết đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu bằng cách buộc một số ngân hàng phải sáp nhập và một số khác phải tuyên bố phá sản. SBVchủ trương giảm số lượng ngân hàng từ 40 xuống chỉ còn khoảng 15 vào năm 2017.

Ngân hàng trung ương dự kiến năm nay sẽ có 6 cái tên tham gia sáp nhập, trong đó 2 cặp là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Phương Nam (Southern Bank) và Hàng Hải (Maritime Bank) - Mekong (MHB) đã được chấp thuận về nguyên tắc.

Rủi ro tiềm ẩn

Mặc dù vậy, Rủi ro đối với các ngân hàng Việt Nam vẫn còn. Dù nâng triển vọng của ngành ngân hàng từ "tiêu cực" lên "ổn định" tháng 12/2014 nhưng Moody's Investors Service vẫn cảnh bảo lợi nhuận ở “dưới mức kỳ vọng” do cầu tín dụng còn yếu và sự suy giảm trong biên độ lãi ròng.

Trong báo cáo tháng 3, Fitch Ratings cho rằng nợ xấu của Việt Nam được đánh giá chưa đầy đủ và khả năng chịu thua lỗ của các ngân hàng chắc chắn kém hơn những gì họ tự báo cáo.

Dennis Lim, trưởng bộ phận tiền tệ của Templeton Emerging Markets cảnh báo cần phải thận trọng một chút khi theo dõi các ngân hang để đảm bảo chắc chắn bảng cân đối tài sản của họ phản ánh đúng thực trạng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xác định lại số liệu nợ xấu của từng ngân hàng
Xác định lại số liệu nợ xấu của từng ngân hàng

VOV.VN -Theo các NH, số liệu nợ xấu của các NH chênh khá xa so với số nợ xấu mà cơ quan thanh tra giám sát NH Nhà nước đưa ra.

Xác định lại số liệu nợ xấu của từng ngân hàng

Xác định lại số liệu nợ xấu của từng ngân hàng

VOV.VN -Theo các NH, số liệu nợ xấu của các NH chênh khá xa so với số nợ xấu mà cơ quan thanh tra giám sát NH Nhà nước đưa ra.

TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo ẩn số rủi ro nợ xấu bất động sản 2015
TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo ẩn số rủi ro nợ xấu bất động sản 2015

Rủi ro lớn nhất của thị trường bất động sản năm 2015 là xử lý nợ bằng cách giãn và khoanh nợ, theo TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh phân tích.

TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo ẩn số rủi ro nợ xấu bất động sản 2015

TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo ẩn số rủi ro nợ xấu bất động sản 2015

Rủi ro lớn nhất của thị trường bất động sản năm 2015 là xử lý nợ bằng cách giãn và khoanh nợ, theo TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh phân tích.

Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9
Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại bán nợ xấu đảm bảo mục tiêu đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 3%.

Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại bán nợ xấu đảm bảo mục tiêu đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 3%.

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh

Tỷ lệ nợ xấu đã giảm khá mạnh trong tháng 12/2014, từ 3,88% của tháng liền trước xuống còn 3,25% - mức thấp nhất năm qua.

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh

Tỷ lệ nợ xấu đã giảm khá mạnh trong tháng 12/2014, từ 3,88% của tháng liền trước xuống còn 3,25% - mức thấp nhất năm qua.