Ngân hàng Việt và những cuộc “hôn nhân” sắp đặt

VOV.VN -Hãng tin Bloomberg nhận định, quá trình sáp nhập các ngân hàng Việt Nam sẽ được tăng tốc trong năm nay.

>> Những thương vụ sáp nhập ngân hàng “khủng”

>> Sáp nhập ngân hàng: Cuộc “kết hôn” của những đôi “đũa lệch”

>> Sôi động thị trường ngân hàng

Trong bài viết đăng tải ngày 6/5, Bloomberg cho rằng, Chính phủ Việt Nam đang mạnh tay cải cách ngành ngân hàng, qua đó cải thiện chất lượng hệ thống tài chính, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Hãng tin này nhận định, quá trình sáp nhập các ngân hàng Việt Nam sẽ được tăng tốc trong năm nay do các nhà hoạch định chính sách khuyến khích các ngân hàng quốc doanh hợp nhất hoặc giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước.

Bloomberg nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đang tăng cường tái cơ cấu ngành ngân hàng, thậm chí buộc các ngân hàng yếu kém phá sản nếu cần thiết. Tiến trình tái cơ cấu ngành ngân hàng đang này một khẩn trương sau khi có những quy định mới về việc hạn chế sở hữu chéo của các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiết lộ, từ nay đến cuối năm, sẽ có ít nhất 6 ngân hàng bị sáp nhập.

Số ngân hàng thương mại sẽ giảm từ con số 40 hiện nay xuống còn 15 vào năm 2017. (Ảnh: VietnamNet)

Mới đây, NHNN cũng đã có động thái bất ngờ khi quốc hữu hóa 2 ngân hàng chưa được niêm yết. Ngoài ra, Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam cho biết họ đang tìm kiếm đối tác để hợp nhất trong năm nay.

Theo kế hoạch của NHNN, số ngân hàng thương mại sẽ giảm từ con số 40 hiện nay xuống còn 15 vào năm 2017. Niềm tin của nhà đầu tư đang dần phục hồi sau khi các ngân hàng yếu kém đã được sáp nhập với các ngân hàng lớn. Trong khi đó, những khoản nợ xấu (bị liệt vào hàng cao nhất Đông Nam Á cách đây vài năm) hiện đã được Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) của nhà nước hỗ trợ mua lại.

Đại diện của Viet Capital Securities cho hay, số lượng ngân hàng tại Việt Nam quá nhiều. Ngay cả khi ngành ngân hàng không gặp phải những vấn đề như hiện nay thì việc giảm bớt số lượng ngân hàng cũng là một động thái tích cực.

Ngoài ra, Moody’s Investors Service Inc. cũng cho rằng quy định mới về giới hạn sở hữu chéo giữa các ngân hàng cũng sẽ thúc đẩy quá trình hợp nhất nhanh chóng hơn.

Sở hữu chéo

Việc sáp nhập ngân hàng Sacombank với ngân hàng Phương Nam, và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Maritime Bank) với ngân hàng phát triển Mekong (Mekong Bank) đã được NHNN chấp thuận và hy vọng sẽ được hoàn tất trong năm nay.

Đại diện của VinaCapital Group cho rằng, năm 2015 là thời hạn cuối cùng để các ngân hàng thực hiện tái cơ cấu, trong đó mua lại và sáp nhập (M&A) được xem là công cụ hữu ích cho quá trình này.

Cơ hội cho ngân hàng yếu kém

Những ngân hàng niêm yết lớn nhất với sở hữu nhà nước chiếm đa số, cũng đã chọn một số đối tác yếu hơn trong ngành để sáp nhập. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự kiến sẽ sáp nhập với MHB trong tháng này. Ngày 14/4/2015, ngân hàng Vietinbank đã được chấp thuận sáp nhập với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí (PG Bank).

Chuyên gia tín dụng cáo cấp Eugene Tarzimanov của Moody’s nhận định, số lượng ngân hàng tuyên bố sáp nhập trong năm nay cao hơn so với những năm trước đây. Chuyên gia này cho rằng, việc hợp nhất những ngân hàng lớn với những ngân hàng nhỏ yếu hơn sẽ hạn chế lây lan rủi ro và củng cố sự ổn định của hệ thống tài chính.

Công khai nợ xấu

Công ty VAMC đã mua lại 123 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 5,7 tỷ USD), giúp cải thiện đáng kể ngành ngân hàng Việt Nam. Theo số liệu thống kê, nợ xấu đã giảm từ 17% năm 2013 xuống 3,25% vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, Moody’s ước tính con số nợ xấu thực tế vẫn ở mức cao hơn, khoảng 10% vào cuối năm 2014.

Theo Economist Intelligence Unit, việc sáp nhập VietinBank và PG Bank sẽ hình thành ngân hàng mới với số vốn đăng ký lớn nhất Việt Nam (khoảng 40,2 nghìn tỷ đồng), và lớn thứ 2 về tổng giá trị tài sản.

Trong khi đó, BIDV kỳ vọng việc sáp nhập với MHB sẽ mở rộng hoạt động với khoảng 1.000 chi nhánh trên toàn quốc.

Ngoài ra, Moody’s nhận định, những ngân hàng lớn cũng sẽ được hưởng lợi khi tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính bên cạnh một số rủi ro khi thực hiện. Hơn nữa, việc giảm số lượng ngân hàng cũng giúp các cơ quan quản lý dễ dàng giám sát hoạt động.

Tuy nhiên, theo Moody’s, nếu muốn bổ sung vào nguồn vốn hạn hẹp trong nước, Việt Nam cần minh bạch các khoản nợ xấu và nâng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NHNN thúc đẩy nhanh quá trình sáp nhập ngân hàng
NHNN thúc đẩy nhanh quá trình sáp nhập ngân hàng

Rất nhiều ngân hàng đã công khai đối tác muốn sáp nhập. Và xu hướng ngân hàng nhỏ, yếu được sáp nhập với ngân hàng lớn đang diễn ra

NHNN thúc đẩy nhanh quá trình sáp nhập ngân hàng

NHNN thúc đẩy nhanh quá trình sáp nhập ngân hàng

Rất nhiều ngân hàng đã công khai đối tác muốn sáp nhập. Và xu hướng ngân hàng nhỏ, yếu được sáp nhập với ngân hàng lớn đang diễn ra

Sáp nhập ngân hàng: Cuộc “kết hôn” của những đôi “đũa lệch”
Sáp nhập ngân hàng: Cuộc “kết hôn” của những đôi “đũa lệch”

VOV.VN -​Những vấn đề về lợi ích, sở hữu chéo… khiến quá trình “kết hôn” của các ngân hàng được ví như những đôi đũa lệch.

Sáp nhập ngân hàng: Cuộc “kết hôn” của những đôi “đũa lệch”

Sáp nhập ngân hàng: Cuộc “kết hôn” của những đôi “đũa lệch”

VOV.VN -​Những vấn đề về lợi ích, sở hữu chéo… khiến quá trình “kết hôn” của các ngân hàng được ví như những đôi đũa lệch.

Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng
Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng

Mùa đại hội cổ đông năm nay của các ngân hàng sẽ nóng hơn với những vấn đề xung quanh việc mua bán sáp nhập và kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng

Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng

Mùa đại hội cổ đông năm nay của các ngân hàng sẽ nóng hơn với những vấn đề xung quanh việc mua bán sáp nhập và kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Nửa đầu 2015 sẽ là cao điểm sáp nhập ngân hàng?
Nửa đầu 2015 sẽ là cao điểm sáp nhập ngân hàng?

Rất hiếm khi cụm từ “kể cả cho phá sản” được Ngân hàng Nhà nước thông tin một cách mạnh bạo như vậy...

Nửa đầu 2015 sẽ là cao điểm sáp nhập ngân hàng?

Nửa đầu 2015 sẽ là cao điểm sáp nhập ngân hàng?

Rất hiếm khi cụm từ “kể cả cho phá sản” được Ngân hàng Nhà nước thông tin một cách mạnh bạo như vậy...

Những thương vụ sáp nhập ngân hàng “khủng”
Những thương vụ sáp nhập ngân hàng “khủng”

VOV.VN - Theo dự báo, “đỉnh sóng” sáp nhập ngân hàng sẽ dâng cao vào thời điểm giữa năm nay.

Những thương vụ sáp nhập ngân hàng “khủng”

Những thương vụ sáp nhập ngân hàng “khủng”

VOV.VN - Theo dự báo, “đỉnh sóng” sáp nhập ngân hàng sẽ dâng cao vào thời điểm giữa năm nay.