Người tiêu dùng vẫn thiệt vì giá xăng

Trong khi lượng xăng nhập khẩu từ các thị trường có hưởng thuế suất ưu đãi tăng đột biến, giá xăng trong nước vẫn tăng rất khó hiểu.

Hôm qua, theo chu kỳ điều chỉnh của liên bộ Tài chính - Công thương, giá xăng tiếp tục tăng nhẹ thêm khoảng 150 đồng/lít và liên bộ cũng thống nhất tiếp tục giữ nguyên mức trích lập quỹ bình ổn xăng dầu đối với mặt hàng xăng là 300 đồng/lít như lâu nay.

Như vậy, đây là lần tăng giá xăng thứ 3 liên tiếp trong các kỳ điều hành gần đây và nếu tính từ đầu năm đến nay, đã có 8 lần tăng giá xăng tổng cộng hơn 4.300 đồng/lít, 8 lần giảm giá tổng cộng hơn 4.400 đồng/lít và 2 lần giữ nguyên giá. Lần tăng giá này theo giải thích của các doanh nghiệp (DN) đầu mối là do giá xăng thị trường thế giới tăng nhẹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia xăng dầu lại cho rằng, giá xăng hiện chưa phản ánh đúng thực tế bởi thị trường nhập khẩu xăng dầu nay đã thay đổi nhiều.
Nhập từ các nước thuế thấp tăng đột biến
Số liệu thống kê do Tổng cục Hải quan mới công bố cho thấy, tính đến cuối tháng 8 năm nay, lượng xăng dầu VN nhập từ Hàn Quốc, quốc gia có thuế nhập khẩu xăng chỉ 10% so với mức 20% của các thị trường khác đã đạt 1,06 triệu tấn với tổng trị giá gần 485 triệu USD. Nếu so cùng kỳ năm trước, lượng xăng được nhập từ Hàn Quốc về VN trong năm qua đã tăng gấp 6 lần, thậm chí có thời điểm tăng gấp 9 lần, từ sau mốc Hiệp định thương mại song phương được ký kết giữa VN và Hàn Quốc.
Đại diện một DN đầu mối kinh doanh xăng dầu ở phía nam cho biết lượng xăng của DN nhập từ Hàn Quốc đã tăng từ 10% lên 70% trong mấy tháng gần đây.
“Thay đổi thị trường nhập khẩu để hưởng chênh lệch thuế suất là việc nhà kinh doanh phải tính toán, không riêng gì DN của chúng tôi. Thêm 60% xăng nhập từ thị trường chịu thuế 20% trước đây, để chuyển sang thị trường có mức thuế nhập là 10% của Hàn Quốc đã đẩy số lợi nhuận của DN lên khá tốt”, đại diện DN này cho hay.
Việc nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc tăng mạnh khiến giá cơ sở giảm theo. Nhưng với cách tính giá cơ sở là thuế bình quân gia quyền (theo sản lượng nhập khẩu từ các thị trường khác nhau, lấy số liệu kỳ trước tính cho kỳ sau) đã giúp DN kinh doanh xăng dầu hưởng lợi lớn.
Chẳng hạn, mức thuế nhập khẩu xăng được áp dụng cho quý 2 tính theo giá cơ sở là 18,35%, còn hiện nay là 15,74%. Trong khi số liệu của hải quan cho biết, nhiều nhà nhập khẩu xăng dầu đang có xu hướng chuyển nhập từ các thị trường có ưu đãi thuế như Hàn Quốc. Ngoài ra, số liệu nhập khẩu xăng dầu từ Singapore và Malaysia cũng tăng mạnh do các mặt hàng dầu nhập từ các thị trường này về 0% từ đầu năm nay.
Bộ Công thương vừa có thông cáo liên quan đến lỗ hổng chênh lệch giữa thuế nhập khẩu xăng dầu trong tính giá cơ sở và theo cam kết hiệp định thương mại, khiến người tiêu dùng chịu thiệt và doanh nghiệp đầu mối hưởng lợi.
Chênh lệch lọt vào túi doanh nghiệp
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả thị trường (Bộ Tài chính), mức thuế bình quân gia quyền là một phương pháp tính thuế chứ không phải một loại thuế.
Áp dụng mức thuế bình quân gia quyền là hợp lý về lý thuyết khi tính giá cơ sở. Tuy nhiên, cách tính này đang tạo sự bất bình đẳng giữa các DN và người tiêu dùng vẫn chưa thực sự hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường mà VN tham gia ký kết hợp tác thương mại như Hàn Quốc, ASEAN.
“Số lượng xăng nhập từ Hàn Quốc tăng gấp 6 lần vừa qua là thực tế phản ánh điều này. Tuy nhiên, vấn đề là DN đầu mối nhập khẩu từ thị trường có mức thuế thấp, song giá bán ra vẫn cao theo mức thuế nhập khẩu được tính chung từ các thị trường có mức thuế cao là vô lý. Điều này không chỉ khiến nhà nước thất thu thuế mà người tiêu dùng cũng chịu thiệt”, ông Long nhận định và cho rằng, cách tính này đang “hỗ trợ” tốt cho các DN đầu mối nhập khẩu trục lợi.
Dẫn trường hợp với nhà kinh doanh đầu mối xăng dầu lớn nhất nước là Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex), các chuyên gia kinh tế khẳng định, những chính sách giảm thuế liên quan đến nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường mà VN đã ký kết hợp tác thương mại, chính người tiêu dùng chưa thật sự “chạm” đến khoản lợi đó mà chủ yếu là nhà kinh doanh. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Petrolimex, doanh thu của DN này giảm, chỉ đạt hơn 70% kế hoạch. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế riêng mảng xăng dầu của tập đoàn lại chiếm hơn một nửa (56,9%) tổng số lợi nhuận của cả tập đoàn, đạt xấp xỉ 1.600 tỉ đồng.
Thực tế, đến nay người tiêu dùng không thể biết được sự chênh lệch này và thực tế DN đang hưởng lợi bao nhiêu từ cách tính thuế này. Bởi nếu áp mức thuế đúng thực tế thị trường nhập khẩu, theo chuyên gia nhận định, chắc chắn người tiêu dùng và nền kinh tế được hưởng lợi hơn chứ không phải cứ “è đầu” ra mà gánh thêm quỹ bình ổn nữa.
Trong đợt điều chỉnh tăng giá xăng hôm qua, Quỹ bình ổn xăng dầu của Petrolimex đã được tăng thêm 48 tỉ đồng, nâng mức tồn quỹ bình ổn của DN đầu mối lớn nhất nước này lên 1.678 tỉ đồng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết việc không minh bạch công khai giá đầu vào tạo ra sự bất hợp lý lớn cho người tiêu dùng.
“Ngày nào chúng ta còn dung túng cho việc không minh bạch trong công bố giá đầu vào, ngày đó nhà nước vẫn còn thất thu và quan trọng hơn, người tiêu dùng vẫn chịu thiệt thòi. Nếu giá đầu vào công khai, trong bối cảnh xăng dầu nhập từ các thị trường có mức thuế giảm sâu, chắc chắn phải thấp hơn chứ không có chuyện tăng kiểu “phòng ngừa” như hiện nay”, ông Phong nhận xét và cho biết thêm, nếu nói DN lỗ nên phải trích quỹ dự phòng, tại sao lại có chuyện trích hoa hồng cho các đại lý từ 1.000 - 1.300 đồng/lít mà các đại lý kinh doanh xăng dầu từng tiết lộ với ông.
Giá xăng tăng hơn 150 đồng/lít
Từ 15 giờ hôm qua (20.9), giá xăng RON 92 được các DN bán ra phổ biến ở mức 16.230 đồng/lít, tăng hơn 150 đồng/lít, theo quyết định trước đó của liên bộ Tài chính - Công thương.
Sau khi quyết định giữ nguyên thuế phí và các mức chi, trích lập quỹ bình ổn xăng dầu như lần trước (chi sử dụng quỹ với mỗi lít xăng là 300 đồng), cơ quan quản lý cho phép điều chỉnh giá xăng, dầu như sau: xăng RON 92 được phép tăng 156 đồng/lít, mức giá mới không quá 16.232 đồng/lít; xăng E5 tăng 145 đồng/lít, giá bán mới không quá 15.981 đồng/lít. Dầu diesel giảm 133 đồng/lít, giá bán ra 12.255 đồng/lít; dầu hỏa giảm 99 đồng/lít, giá mới không cao hơn 10.886 đồng/lít. Riêng dầu ma zút tăng, song không đáng kể, chỉ 4 đồng/kg./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá xăng dầu trong nước sẽ tăng trở lại trong ngày hôm nay?
Giá xăng dầu trong nước sẽ tăng trở lại trong ngày hôm nay?

VOV.VN - Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, giá xăng, dầu có thế được điều chỉnh tăng đến 400 đồng/lít.

Giá xăng dầu trong nước sẽ tăng trở lại trong ngày hôm nay?

Giá xăng dầu trong nước sẽ tăng trở lại trong ngày hôm nay?

VOV.VN - Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, giá xăng, dầu có thế được điều chỉnh tăng đến 400 đồng/lít.

Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều nay
Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều nay

VOV.VN - Giá xăng RON 92 tăng 675 đồng/lít lên mức 15.374 đồng/lít, giá dầu các loại tăng từ 200 – 253 đồng/lít.

Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều nay

Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều nay

VOV.VN - Giá xăng RON 92 tăng 675 đồng/lít lên mức 15.374 đồng/lít, giá dầu các loại tăng từ 200 – 253 đồng/lít.

Dự báo giá xăng sẽ tăng mạnh khoảng 1.000 đồng/lít từ ngày mai 5/9
Dự báo giá xăng sẽ tăng mạnh khoảng 1.000 đồng/lít từ ngày mai 5/9

VOV.VN -Dự báo trong lần điều chỉnh giá xăng dầu ngày mai (5/9), giá bán lẻ xăng dầu trong nước có thể tăng mạnh, mức tăng khoảng 1.000 đồng/lít A92.

Dự báo giá xăng sẽ tăng mạnh khoảng 1.000 đồng/lít từ ngày mai 5/9

Dự báo giá xăng sẽ tăng mạnh khoảng 1.000 đồng/lít từ ngày mai 5/9

VOV.VN -Dự báo trong lần điều chỉnh giá xăng dầu ngày mai (5/9), giá bán lẻ xăng dầu trong nước có thể tăng mạnh, mức tăng khoảng 1.000 đồng/lít A92.

Chồng thuế khiến giá xăng “cõng” thêm 200 đồng/lít?
Chồng thuế khiến giá xăng “cõng” thêm 200 đồng/lít?

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng sẽ khiến giá xăng hiện tại bị vênh với giá xăng theo cách tính cũ lên đến 200 đồng/lít.

Chồng thuế khiến giá xăng “cõng” thêm 200 đồng/lít?

Chồng thuế khiến giá xăng “cõng” thêm 200 đồng/lít?

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng sẽ khiến giá xăng hiện tại bị vênh với giá xăng theo cách tính cũ lên đến 200 đồng/lít.

Áp lực thuế nghìn tỷ lên giá xăng dầu
Áp lực thuế nghìn tỷ lên giá xăng dầu

Quy định gần đây đối với thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh đầu tháng này.

Áp lực thuế nghìn tỷ lên giá xăng dầu

Áp lực thuế nghìn tỷ lên giá xăng dầu

Quy định gần đây đối với thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh đầu tháng này.

Giá xăng tăng 700 đồng/lít từ 15h hôm nay
Giá xăng tăng 700 đồng/lít từ 15h hôm nay

VOV.VN -Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định về việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay (5/9).

Giá xăng tăng 700 đồng/lít từ 15h hôm nay

Giá xăng tăng 700 đồng/lít từ 15h hôm nay

VOV.VN -Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định về việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay (5/9).