Nhà nước phải tạo cơ chế, chính sách để kinh tế tư nhân phát triển

VOV.VN - PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng: Phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

PV: Thưa ông, vấn đề Kinh tế tư nhân đang là một chủ đề được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XII.  Nghị quyết này sẽ là “ một động lực quan trọng  của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm của ông thế nào về nhận định này?

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng: Có thể nói việc xác định kinh tế nhiều thành phần được đảng ta xác định từ rất sớm. Ngay từ Đại hội VI đã quán triệt nền kinh tế nhiều thành phần và trong đó có kinh tế tư nhân. Đến ĐH lần thứ XI của Đảng đã xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát triển. ĐH lần thứ XII xác định Kinh tế tư nhân (KTTN)  là động lực quan trọng phát triển trong nền Kinh tế quốc dân (KTQD).

Chúng tôi đánh giá rất cao chủ trương, quan điểm này. Mặc dù  chủ trương, quan điểm này không mới, nhưng đó là chủ trương phù hợp quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng

PV: Thưa ông, trong thời gian qua kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân vì đâu?

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng: Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhắc đến vấn đề này. Ai cũng thừa nhận rằng KTTN là động lực phát triển kinh tế và trong thời gian vừa qua, nó đã đóng góp một phần đáng kể trong GDP của nền KTQD.

Nhưng rõ ràng qui mô, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân của chúng ta hiện tại so với thế giới và  khu vực thì còn nhiều điều phải suy nghĩ. Đó là KTTN sau nhiều năm phát triển, bên cạnh mặt tích cực vẫn còn những hạn chế. Quy mô không lớn, số lượng siêu nhỏ rất nhiều. Mặc khác, KTTN  trong quá trình phát triển cũng đã vi phạm phát luật Nhà nước.

Do đó, khi tạo môi trường cho KTTN phát triển, một mặt là khơi dậy động lực cho sự phát triển, nhưng đồng thời cũng kiểm soát khuynh hướng chạy theo lợi nhuận tối đa, gây ảnh hưởng đến xã hội. Do vậy, Hội nghị Trung ương 5 lần này bàn chuyên đề nền Kinh tế tư nhân. Đây là sự tháo gỡ động lực và tạo động lực mới cho sự phát triển.

Tuy nhiên, khi tạo điều kiện phát triển KTTN thì cần đẩy mạnh trách nhiệm của tầng lớp doanh nhân với đất nước trong đó xây dựng đạo đức của kinh doanh là vấn đề quan trọng. Tôi nghĩ KTTN chỉ là động lực phát triển thực sự khi chúng ta có tầng lớp doanh nhân được đào tạo chuyên nghiệp, năng động và trách nhiệm đối với xã hội; phải hiểu là quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho cá nhân thì đồng thời phải làm giàu cho xã hội.

Thời gian vừa qua, trong những chính sách cụ thể ở từng địa phương, bộ ngành, chúng ta đã dành sự ưu ái quá nhiều cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Sự quan tâm quá mức như vậy sẽ làm cho DNTN không phát triển được.

Thí dụ trên cùng một lĩnh vực có cả doanh nghiệp tư nhân và  DNNN cùng hoạt động thì sự ưu ái đó là bất công, không thúc đẩy DN tư nhân;  rồi một số địa phương, bộ ngành lại thực hiện cơ chế độc quyền cho DNNN. Vậy khi đẩy mạnh phát triển KTTN thì đồng thời phải tiếp tục kiểm soát và giải độc quyền từ DNNN. Cần phải tuyên truyền trong nhân dân nhận thức về KTTN là một động lực quan trọng cho nền kinh tế. Nhà nước phải tạo điều kiện bằng cơ chế, chính sách để KTTN phát triển.

Phải tháo gỡ việc cạnh tranh không lành mạnh hiện nay ở các doanh nghiệp mà hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là rất quan trọng. Nhà nước phải quan tâm đúng mức hỗ trợ, tạo điều kiện về  vốn, đồng thời phải hình thành một cơ chế pháp lý, tức là hành lang pháp lý cho KTTN phát triển. Về nguyên tắc Nhà nước chỉ tạo điều kiện cho KTTN phát triển hướng vào thực hiện quá trình dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh nếu vượt hành lang đó thì luật pháp phải điều chỉnh.

PV: Được biết, Hội đồng Lý luận Trung ương đã xây dựng 2 dự thảo báo cáo tư vấn cho hội nghị "về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" và "đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân". Là thành viên của Hội đồng lý luận Trung ương  ông có thể nói rõ thêm những nội dung và cơ sở lý luận để xây dựng  bản báo cáo này?

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng: Có thể nói một trong những nhiệm vụ trọng tâm vừa qua của Hội đồng Lý luận Trung ương đó là tư vấn cho Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về những vấn đề lý luận của Đảng. Trong những tháng vừa qua Hội đồng đã tập trung thảo luận, trao đổi, cung cấp những luận cứ về tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN. Hai văn bản này được lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Trong cuộc họp cuối cùng của Hội đồng cũng có rất nhiều ý kiến.

Về cơ bản thì tất cả đều  đồng tình. Bởi vì thể chế kinh tế thị trường là một trong những điểm nghẽn được đặt ra từ đầu ĐH lần thứ XI. Sau 5 năm thực hiện NQ ĐH lần thứ XI và đến ĐH lần thứ XII điểm nghẽn này mặc dù được tháo gỡ từng bước nhưng vẫn là một vấn đề lớn. Thể chế kinh tế thị trường ngày nay được xem là động lực của sự phát triển quốc gia. Khi mà những động lực phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới hạn  thì việc mà khai thông và hoàn thiện thể chế KTTT là yêu cầu bức xức hiện nay.  

Tất cả những văn bản này đã được trình bày trong dự thảo các cung cấp luận cứ của Hội đồng. Khẳng định sự cần thiết của KTTT cũng như phát triển KTTN, đưa ra những quan điểm cơ bản mang tính nguyến tắc để hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN cũng như phát triển KTTN. Đặc biệt là đề xuất một số giải pháp cho hai vấn đề lớn trên. Giải quyết được 2 vấn đề thể chế KTTT cũng như phát triển KTTN là tạo động lực mới cho sự phát triển.

Có thể nói rằng ở Đại hội lần thứ VI của Đảng là Đại hội đổi mới, trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế, thì Đại hội lần thứ XII và đặc biệt là Hội nghị Trung ương 5 là những quan điểm đổi mới mang tính đột phá về kinh tế mà trong đó là những quan điểm về thể chế KTTT và KTTN.

PV: Thưa ông, việc tái cơ cấu trong các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn cũng sẽ là chủ đề cần xem xét tại Hội nghị Trung ương 5. Theo ông thì việc tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng nào để doanh nghiệp Nhà nước phát huy hiệu quả, là đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế phát triển?

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng: Chuẩn bị ĐH lần thứ XII,  Đảng đã ra chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó chú ý đến tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Vấn đề kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo đó là vấn đề đã được hiến định. Đất nước muốn phát triển vững chắc theo định hướng XHCN cần thiết có nền KT nhà nước mạnh đi đầu trong những lĩnh vực quan trọng của nền KTQD, trong những ngành mà kinh tế tư nhân không muốn hoặc không dám đầu tư.

Chỉ có điều là  KTNN trong thời gian vừa qua có sự nhận thức khác nhau. Ví dụ có người cho rằng KTNN giữ vai trò chủ đạo thì đồng nghĩa với độc quyền doanh nghiệp là sai. Về nguyên tắc vai trò chủ đạo chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó tạo ra năng suất cao hơn KTTN

Mặc dù, trong chừng mực nhất định sự phát triển của DNNN trong thời gian qua đã góp phần cho sự phát triển đất nước. Nhưng cho đến giờ phút này đánh giá cách một cách công bằng, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, “đắp chiếu” hoặc tỷ suất lợi nhuận đầu tư không tương xứng với vốn của Nhà nước bỏ ra, hệ số sinh lời  thấp. Ở đây có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến công tác cán bộ. Việc bố trí cán bộ trong các DNNN thời gian qua chưa chuyên nghiệp, cơ chế ràng buộc giữa lợi ích và trách nhiệm của người lãnh đạo DNNN của chúng ta chưa rõ ràng. Đó cũng là bất cập hiện nay trong hoạt động của các DNNN.

Trước hết DNNN không đước phát triển tràn lan trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Ở lĩnh vực trọng yếu cần có sự tham gia để tạo một cú huých cho nền kinh tế phát triển trong điều kiện mà KTTN không tha thiết tham gia do lợi nhuận thấp... thì Nhà nước phải đầu tư. Cần tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN nhằm một mặt tăng sức sống của doanh nghiệp mặt khác nhà nước có điều kiện rút vốn đầu cho các lĩnh vực khác. Cần tiếp tục tái cơ cấu DNNN theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Nhà nước phải lựa chọn những lĩnh vực nào để đầu tư và đầu tư ở mức độ nào. Bài học lớn từ những đổ vỡ của DNNN hiện nay là cán bộ lãnh đạo thiếu tài năng, phẩm hạnh kém, tham ô, tham nhũng./.

PV: Xin cảm ơn ông! ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế tư nhân: Ý nguyện và lợi ích của đông đảo người dân
Kinh tế tư nhân: Ý nguyện và lợi ích của đông đảo người dân

VOV.VN - Sau 30 năm khu vực kinh tế tư nhân đã chứng tỏ định hướng đúng khi đang đảm bảo an sinh phúc lợi, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.

Kinh tế tư nhân: Ý nguyện và lợi ích của đông đảo người dân

Kinh tế tư nhân: Ý nguyện và lợi ích của đông đảo người dân

VOV.VN - Sau 30 năm khu vực kinh tế tư nhân đã chứng tỏ định hướng đúng khi đang đảm bảo an sinh phúc lợi, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.

Kinh tế tư nhân ngày càng được nhận thức rõ và đánh giá đúng
Kinh tế tư nhân ngày càng được nhận thức rõ và đánh giá đúng

VOV.VN - Kinh tế tư nhân đang khẳng định là động lực quan trọng, đóng góp ngày càng lớn hơn trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân ngày càng được nhận thức rõ và đánh giá đúng

Kinh tế tư nhân ngày càng được nhận thức rõ và đánh giá đúng

VOV.VN - Kinh tế tư nhân đang khẳng định là động lực quan trọng, đóng góp ngày càng lớn hơn trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân: Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
Kinh tế tư nhân: Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

VOV.VN - Trong phát triển của kinh tế tư nhân, thể chế về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Kinh tế tư nhân: Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Kinh tế tư nhân: Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

VOV.VN - Trong phát triển của kinh tế tư nhân, thể chế về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Phát triển kinh tế tư nhân: Trên mở đường rộng dưới vẫn có rào
Phát triển kinh tế tư nhân: Trên mở đường rộng dưới vẫn có rào

VOV.VN - Cơ chế và chính sách cần phù hợp với thực tiễn để khơi nguồn cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

Phát triển kinh tế tư nhân: Trên mở đường rộng dưới vẫn có rào

Phát triển kinh tế tư nhân: Trên mở đường rộng dưới vẫn có rào

VOV.VN - Cơ chế và chính sách cần phù hợp với thực tiễn để khơi nguồn cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

Kinh tế tư nhân cần “không gian” để lớn mạnh
Kinh tế tư nhân cần “không gian” để lớn mạnh

VOV.VN - Với các nguồn lực tài nguyên, đất đai, vốn… nếu DN được tiếp cận, cạnh tranh công khai sẽ tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Kinh tế tư nhân cần “không gian” để lớn mạnh

Kinh tế tư nhân cần “không gian” để lớn mạnh

VOV.VN - Với các nguồn lực tài nguyên, đất đai, vốn… nếu DN được tiếp cận, cạnh tranh công khai sẽ tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.