Nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ phải có vốn pháp định 50 tỷ đồng

VOV.VN - Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện phá dỡ tàu biển có thể sử dụng bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận.

Ngày 28/7 Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký Thông tư quy định thủ tục cấp Giấy phép các doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2015.

Thông tư quy định, Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp.

Doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải có văn bản xác nhận vốn pháp định thối thiểu 50 tỷ đồng. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trực tiếp xác nhận vốn của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu tại thời điểm xác nhận.

 

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp. (Ảnh minh họa: KT)
Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện phá dỡ tàu biển có thể sử dụng bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận. Các doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí, lệ phí theo quy định.

Doanh nghiệp vi phạm các điều kiện quy định, cố ý làm sai lệch thông tin hoặc hoạt động sai mục đích, doanh nghiệp đã phá sản hoặc giải thể, thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ bị thu hồi Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.

Trước đó, trao đổi về việc nhập tàu cũ để tiến hành tháo dỡ tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, hiện vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định trình tự, thủ tục, đặc biệt về đảm bảo môi trường trong phá dỡ tàu biển.

Trước thực trạng này, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các Thông tư liên quan về trình tự thủ tục cấp phép cho các cơ sở tham gia nhập khẩu và phá dỡ tàu biển vì đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Các văn bản sẽ khẳng định việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất khi cho phép nhập khẩu tàu biển cũ đã qua sử dụng để phá dỡ. Với công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay, cùng với các quy định chặt chẽ sẽ giúp kiểm soát được vấn đề môi trường, đảm bảo an toàn trong việc phá dỡ tàu biển.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cũng cho rằng, nếu chỉ quy định các điều kiện và yêu cầu các doanh nghiệp đáp ứng nhưng chỉ được phá dỡ tàu biển trong nước thì sẽ có rất ít tàu phá dỡ và sẽ không ai đầu tư. Bên cạnh đó, nếu thiếu sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước trong việc phá dỡ tàu biển, vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ xảy ra một cách nghiêm trọng.

“Bộ GTVT đề xuất và đã được Chính phủ chấp nhận cho phép nhập tàu biển đã qua sử dụng về để phá dỡ, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất thép, giải quyết số lượng lớn công ăn việc làm và mang lại lợi nhuận khá cao”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thứ trưởng Bộ GTVT lý giải việc tiếp tục nhập tàu cũ để phá dỡ
Thứ trưởng Bộ GTVT lý giải việc tiếp tục nhập tàu cũ để phá dỡ

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Công, với công nghệ tiên tiến cùng các quy định chặt chẽ, vấn đề môi trường sẽ được kiểm soát.

Thứ trưởng Bộ GTVT lý giải việc tiếp tục nhập tàu cũ để phá dỡ

Thứ trưởng Bộ GTVT lý giải việc tiếp tục nhập tàu cũ để phá dỡ

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Công, với công nghệ tiên tiến cùng các quy định chặt chẽ, vấn đề môi trường sẽ được kiểm soát.

Tháo dỡ tàu cũ hỏng ở Việt Nam: Cần qui định chặt chẽ
Tháo dỡ tàu cũ hỏng ở Việt Nam: Cần qui định chặt chẽ

VOV.VN - Luật cần quy định cụ thể về điều này tránh tình trạng nhập khẩu phế thải vào Việt Nam, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường gây thiệt hại về kinh tế.

Tháo dỡ tàu cũ hỏng ở Việt Nam: Cần qui định chặt chẽ

Tháo dỡ tàu cũ hỏng ở Việt Nam: Cần qui định chặt chẽ

VOV.VN - Luật cần quy định cụ thể về điều này tránh tình trạng nhập khẩu phế thải vào Việt Nam, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường gây thiệt hại về kinh tế.