Nhập siêu vì phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài

(VOV) -Để giải bài toán nhập siêu, mục tiêu xuất khẩu bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với các doanh nghiệp hiện nay.

Từ nhiều năm nay, xuất khẩu luôn đóng góp tỷ trọng lớn vào tăng trưởng kinh tế của nước ta. Mục tiêu giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội luôn được Chính phủ đặt lên hàng đầu, nhưng thời gian gần đây, nhập siêu đã quay trở lại và ở mức cao.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam nửa đầu tháng 4 đạt gần 6 tỷ USD, tăng 1,1 tỷ USD so với cùng kỳ tháng trước. Điều này khiến cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt gần 950 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu cả nước giảm hơn 600 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, điện thoại, dầu thô, sắt thép, dệt may...

Một nguyên nhân của tình trạng nhập siêu là phải nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất và xuất khẩu
 (Ảnh: diendandautu.vn)

Đặc biệt, 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu gần 1,7 tỷ USD nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện. Trong đó, nhập để kinh doanh chỉ có hơn 260 triệu USD, nhập đầu tư hơn 13 triệu USD, phần còn lại là nhập để gia công và sản xuất hàng xuất khẩu. Điều đáng nói là nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn ở mức cao, với kim ngạch 7,6 tỷ USD.

Ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thực tế này là do 85% cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và gia công xuất khẩu. Do không chủ động được nguyên liệu nên việc tăng xuất khẩu luôn đi kèm với tình trạng nhập siêu, điều này không chỉ gây áp lực cho công tác quản lý nhập siêu mà còn ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao giá trị xuất khẩu.

Theo ông Đào Ngọc Chương, để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc hay các thị trường khác, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: “Một giải pháp cơ bản là giải quyết tổng thể vấn đề nhập siêu không chỉ từ Trung Quốc mà còn từ các nước Châu Á khác, như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan là những nước chúng ta phải chịu nhập siêu nhưng không cao bằng Trung Quốc. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra luật đầu tư, mục tiêu của thu hút đầu tư của Chính phủ là hướng nền kinh tế Việt Nam định hướng xuất khẩu. Chúng ta thu hút đầu tư để thay thế hàng nhập khẩu”.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, một trong những nguyên nhân của tình trạng nhập siêu là ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng để đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất và xuất khẩu. Cùng với đó là tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên, nhiên liệu của các ngành dệt may, giày dép, linh kiện điện tử... Để góp phần hạn chế nhập siêu, rất cần có chính sách đủ mạnh để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng cường phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án lớn xây dựng các cơ sở sản xuất mang tầm khu vực tại Việt Nam.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng, Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nhận định: Tình hình khó khăn của các doanh nghiệp trong kinh doanh sản xuất nói chung và xuất khẩu nói chung làm giảm tình trạng nhập siêu. Tính chung lại, chúng tôi thấy rằng, trong năm 2013 Việt Nam xuất siêu vẫn là lớn, tuy nhiên sau giai đoạn đó khi mà kinh tế đã phục hồi, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện phục hồi trở lại thì nhập siêu, nhập khẩu trở lại sẽ tăng lên, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công suất của họ đạt được ngưỡng thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu cũng sẽ giảm đi.

Để giải bài toán nhập siêu, mục tiêu xuất khẩu bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với các doanh nghiệp hiện nay. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp căn cơ về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu; gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhập siêu trở lại vào tháng 2
Nhập siêu trở lại vào tháng 2

(VOV)-Theo Tổng cục Hải quan, tháng 2/2013 nước ta thâm hụt thương mại 94 triệu USD, và là tháng nhập siêu đầu tiên kể từ tháng 5/2012.

Nhập siêu trở lại vào tháng 2

Nhập siêu trở lại vào tháng 2

(VOV)-Theo Tổng cục Hải quan, tháng 2/2013 nước ta thâm hụt thương mại 94 triệu USD, và là tháng nhập siêu đầu tiên kể từ tháng 5/2012.

Nhập siêu 4 tháng đầu năm đạt 941 triệu USD
Nhập siêu 4 tháng đầu năm đạt 941 triệu USD

(VOV) - Trong đó khối FDI xuất siêu tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 58% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Nhập siêu 4 tháng đầu năm đạt 941 triệu USD

Nhập siêu 4 tháng đầu năm đạt 941 triệu USD

(VOV) - Trong đó khối FDI xuất siêu tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 58% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Nhập siêu giảm xuống 139 triệu USD trong nửa đầu tháng 3
Nhập siêu giảm xuống 139 triệu USD trong nửa đầu tháng 3

(VOV) -Mức nhập siêu này giảm mạnh so với mức nhập siêu 656 triệu USD của kỳ 2 tháng 2/2013.

Nhập siêu giảm xuống 139 triệu USD trong nửa đầu tháng 3

Nhập siêu giảm xuống 139 triệu USD trong nửa đầu tháng 3

(VOV) -Mức nhập siêu này giảm mạnh so với mức nhập siêu 656 triệu USD của kỳ 2 tháng 2/2013.

Việt Nam nhập siêu 547 triệu USD trong tháng 3
Việt Nam nhập siêu 547 triệu USD trong tháng 3

(VOV) - Tính chung 3 tháng đầu năm, cả nước vẫn xuất siêu khoảng 270 triệu USD.

Việt Nam nhập siêu 547 triệu USD trong tháng 3

Việt Nam nhập siêu 547 triệu USD trong tháng 3

(VOV) - Tính chung 3 tháng đầu năm, cả nước vẫn xuất siêu khoảng 270 triệu USD.

Hà Nội nhập siêu trên 4 tỷ USD
Hà Nội nhập siêu trên 4 tỷ USD

(VOV) -Tính riêng tháng 4, Hà Nội nhập siêu hơn 1,2 tỷ USD

Hà Nội nhập siêu trên 4 tỷ USD

Hà Nội nhập siêu trên 4 tỷ USD

(VOV) -Tính riêng tháng 4, Hà Nội nhập siêu hơn 1,2 tỷ USD