Nhiều dự án đầu tư công gây lãng phí nghiêm trọng

VOV.VN - Nhiều dự án, công trình được xây dựng, hoàn thành nhưng chưa khai thác một cách hiệu quả…

Sáng nay (1/11), Quốc hội thảo luận về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015.

Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu. Ảnh: Quang Trung

Theo giám sát của Ủy ban Kinh tế, một số dự án đầu tư công chậm tiến độ, phát sinh chi phí, khả năng phải tăng vốn ở mức cao. Nhiều dự án, công trình được xây dựng, hoàn thành nhưng chưa khai thác một cách hiệu quả, gây lãng phí không nhỏ.

Một số dự án đầu tư công chậm tiến độ, phát sinh chi phí, khả năng phải tăng vốn ở mức cao. Nhiều dự án, công trình được xây dựng, hoàn thành nhưng chưa khai thác một cách hiệu quả, gây lãng phí không nhỏ. Ví dụ như việc xây dựng trụ sở làm việc; xây dựng một số cầu mới thay cầu cũ ở Quốc lộ 1 từ Trung Lương đi Mỹ Thuận, Quốc lộ 91 Long Xuyên đi Châu Đốc, cầu cũ dài từ 75m – 200m bắc qua sông, rạch nhỏ lại thay bằng cầu mới dài 500m; một số đường giao thông nội thị, thị xã (thành phố) thuộc tỉnh với quy mô chưa đến 100.000 dân nhưng xây dựng đường với 8 làn xe, 6 làn xe có dải phân cách cứng cây xanh, vườn hoa.

Theo Ủy ban Kinh tế, hạn chế dễ thấy nhất là việc đầu tư từ NSNN vẫn còn tập trung vào một số ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân sẵn sàng tham gia đầu tư.

Tình hình kinh tế - xã hội và khả năng cân đối NSNN trong những năm vừa qua có nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu. Bội chi ngân sách ở mức cao, mức trả nợ công vượt ngưỡng 25% là thách thức lớn cho việc triển khai đầu tư công thời gian tới. Do đó, còn nhiều dự án phải giãn hoãn tiến độ, cắt giảm hạng mục để bảo đảm hoàn thành dự án theo đúng thời gian quy định. Một số dự án nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, chưa có đủ vốn để thanh toán nên chưa được bàn giao công trình, đưa vào sử dụng. Đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chất lượng công trình, dự án thấp vẫn chưa được xử lý triệt để. Chưa thực sự chú trọng đến việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý giữa các vùng, ngành, lĩnh vực để tạo sự lan tỏa, làm động lực cho nền kinh tế. Tổng số vốn ứng trước NSNN và trái phiếu Chính phủ chưa có nguồn thu hồi còn khá lớn. Nhiều bộ, ngành và địa phương có số vốn ứng trước vượt quá kế hoạch được giao hàng năm. Nợ xây dựng cơ bản phát sinh chủ yếu từ các dự án đầu tư công của địa phương (chiếm 93,8% tổng số nợ đọng) là hiện tượng cần được xem xét nghiêm túc cả về quy hoạch và kỷ luật ngân sách. Trong kế hoạch trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015 có 807/873 dự án giao thông, thủy lợi, y tế đang đầu tư dở dang. Qua khảo sát tại một số địa phương, cho thấy việc đầu tư vào các dự án chưa dựa trên việc xác định, xem xét thấu đáo tính ưu tiên của các dự án. Một số dự án được bố trí kế hoạch, nhưng đến hết thời hạn quy định vẫn không thực hiện và giải ngân hết số vốn kế hoạch được giao, phải xin kéo dài thời gian thanh toán sang năm sau.

Việc chấp hành các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn kế hoạch ở một số bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm, dẫn đến phải bổ sung, sửa đổi phương án phân bổ vốn nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ giao kế hoạch đầu tư phát triển. Một số bộ, ngành và địa phương vẫn đề xuất khởi công mới các dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách trong khi chưa cân đối đủ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Một số dự án khởi công mới chưa đủ thủ tục đầu tư hoặc bố trí vốn dàn trải, không đáp ứng yêu cầu hoàn thành theo quy định của pháp luật.

Chế độ báo cáo, nhất là báo cáo kết quả thực hiện, giải ngân của một số bộ, ngành, địa phương chưa được thực hiện nghiêm túc, nên việc tổng hợp thông tin về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư rất khó khăn.

Phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung hơn

Về kết quả thực hiện tái cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn 2011-2013, theo Ủy ban Kinh tế, có một số nổi bật so với giai đoạn trước 2010.

Theo đó, đầu tư từ khu vực nhà nước đóng góp đáng kể trong tổng đầu tư toàn xã hội trong bối cảnh tổng cầu giảm, đầu tư từ các khu vực khác giảm sút. Huy động vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước thu được kết quả nhiều hơn, tiêu biểu là huy động xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

Với những khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế, tổng cầu giảm, đầu tư khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm và thiếu ổn định. Riêng năm 2013 cho thấy tỷ trọng đóng góp của hai khu vực này giảm tương xứng là 0,9% và 2,5% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với năm 2011. Trong bối cảnh đó, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối (năm 2013 chiếm khoảng 37,6%, tăng 0,6% so với năm 2011, thấp hơn 0,2% so với năm 2012). Do vậy, mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư khu vực nhà nước tăng với tốc độ thấp hơn thời kỳ trước, nhưng tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội tăng lên, trong khi tỷ trọng đầu tư của các khu vực khác đều suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển trong bối cảnh môi trường kinh tế khó khăn. Điều này phản ánh đầu tư công luôn đóng vai trò quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng nước ta.

Việc huy động vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước đã thu được kết quả nhiều hơn, tiêu biểu huy động xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thu hút gần 117.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 48 dự án, có 15 dự án BOT, BT trên Quốc lộ 1 và 3 dự án BOT, BT trên Quốc lộ 14. Có 16 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư theo hình thức BOT và BT trong các lĩnh vực nhiệt điện, nước, hạ tầng đô thị.

Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung hơn; bố trí vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm tập trung cho các dự án quan trọng, cấp bách.

Trong giai đoạn 2011-2013, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN đã giảm mạnh so với các năm trước; bình quân giai đoạn 2011-2013 là 19,57%/năm (nếu tính cả dự kiến năm 2014 là 18,73%) trong khi giai đoạn 2006-2010 là 28%. Kết quả này đòi hỏi các bộ, ngành trung ương, địa phương phải có sự đổi mới quyết liệt về tư duy trong quản lý đầu tư công nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của dự án, tập trung nguồn vốn cho những dự án thực sự cần thiết, hiệu quả, tránh bố trí vốn phân tán, dàn trải.

Yêu cầu đổi mới trên đã từng bước được cụ thể hóa trong công tác chỉ đạo của Chính phủ, việc triển khai thực hiện của các bộ, ngành. Cụ thể, việc rà soát sử dụng và bố trí vốn cho từng dự án được kiểm soát chặt chẽ. Kiên quyết cắt giảm, chỉ bố trí vốn đầu tư đối với những dự án đủ điều kiện về hồ sơ, hiệu quả kinh tế-xã hội (năm 2012, bố trí thực hiện ngay 6.877/8.165 dự án với số vốn là 69.024 tỷ đồng; năm 2013 là 5.832/6.052 dự án với vốn là 62.455 tỷ đồng; năm 2014 là 5.615/5.657 dự án với số vốn là 61.660 tỷ đồng). Kết quả cũng cho thấy, số dự án bố trí không đúng quy định mặc dù vẫn còn nhưng đã giảm đáng kể qua các năm: 1.288 dự án (năm 2012), 220 dự án (năm 2013), 42 dự án (năm 2014). Hơn nữa, số lượng dự án được bố trí cũng giảm hàng năm đã góp phần tăng số vốn bố trí bình quân từ 9,54 tỷ đồng/dự án (năm 2012) lên 10,68 tỷ đồng (năm 2013) và 11,04 tỷ đồng (năm 2014). Điều này khẳng định xu hướng là phân bổ vốn đầu tư phát triển được chú trọng, tập trung hơn, rút ngắn thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng của dự án, công trình.

Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2014, Chính phủ đã bố trí kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ theo xu hướng tăng (năm 2014 khoảng 100 nghìn tỷ đồng, gấp 2,22 lần so với năm 2011 và năm 2012; gấp 1,67 lần so với năm 2013), tập trung vào các mục tiêu trên cơ sở triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Một giải pháp quan trọng đã được triển khai quyết liệt là việc cắt giảm, giãn, hoãn tiến độ các dự án công để hạn chế khởi công các dự án mới, tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp, đang triển khai dở dang (Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011). Kết quả đạt được là số dự án khởi công mới được kiểm soát chặt chẽ, tập trung vốn kế hoạch hàng năm cho các dự án có hiệu quả đang thực hiện dở dang; do đó, số dự án hoàn thành tăng đáng kể, tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản giảm mạnh, tác động tích cực đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, cung ứng vật tư, góp phần làm nợ xấu của các TCTD giảm. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công tác quản lý số nợ đọng xây dựng cơ bản còn chưa kịp thời, đến nay mới có số nợ đọng xây dựng cơ bản đến ngày 30/6/2013 là 43.358 tỷ đồng của 15.638 dự án.

Trong bối cảnh nguồn cân đối ngân sách dành cho đầu tư phát triển có hạn, việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi trở thành nguồn vốn vô cùng quan trọng. Mặc dù còn thấp so với mức trung bình của khu vực, nhưng mức giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi ký kết đã được cải thiện qua các năm. Về mặt kinh tế nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã góp phần tác động tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mặc dù nguồn này chỉ chiếm khoảng 4% GDP song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn đầu tư từ NSNN (bình quân chiếm khoảng 15-17%). Các công trình sử dụng vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân. Về vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, trong giai đoạn 2011-2013 Ngân hàng Phát triển Việt Nam luôn bảo đảm huy động đủ vốn theo kế hoạch phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trong những năm này bình quân giải ngân tín dụng đầu tư đạt khoảng 93%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP HCM chú trọng đầu tư công nghiệp công nghệ cao
TP HCM chú trọng đầu tư công nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Thành phố hướng phấn đấu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao sẽ trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vào năm 2020.

TP HCM chú trọng đầu tư công nghiệp công nghệ cao

TP HCM chú trọng đầu tư công nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Thành phố hướng phấn đấu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao sẽ trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vào năm 2020.

Hạn chế việc “xin-cho” trong đầu tư công
Hạn chế việc “xin-cho” trong đầu tư công

VOV.VN - Việc triển khai Luật Đầu tư công sẽ chuyển từ làm công tác kế hoạch hàng năm sang làm kế hoạch trung hạn 5 năm.

Hạn chế việc “xin-cho” trong đầu tư công

Hạn chế việc “xin-cho” trong đầu tư công

VOV.VN - Việc triển khai Luật Đầu tư công sẽ chuyển từ làm công tác kế hoạch hàng năm sang làm kế hoạch trung hạn 5 năm.

Tái cơ cấu đầu tư công phải gắn liền với mục tiêu an toàn nợ công
Tái cơ cấu đầu tư công phải gắn liền với mục tiêu an toàn nợ công

VOV.VN - Theo TS Trần Du Lịch, nếu không có dự báo xa, đến khi thấy sự mất an toàn xuất hiện, thì không thể chống đỡ kịp.

Tái cơ cấu đầu tư công phải gắn liền với mục tiêu an toàn nợ công

Tái cơ cấu đầu tư công phải gắn liền với mục tiêu an toàn nợ công

VOV.VN - Theo TS Trần Du Lịch, nếu không có dự báo xa, đến khi thấy sự mất an toàn xuất hiện, thì không thể chống đỡ kịp.

Từ 2015, để phát sinh nợ đọng đầu tư công sẽ bị xử lý
Từ 2015, để phát sinh nợ đọng đầu tư công sẽ bị xử lý

VOV.VN - Ngày 5/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành chỉ thị về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.

Từ 2015, để phát sinh nợ đọng đầu tư công sẽ bị xử lý

Từ 2015, để phát sinh nợ đọng đầu tư công sẽ bị xử lý

VOV.VN - Ngày 5/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành chỉ thị về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.

Tái cơ cấu đầu tư công: mới làm phần... ngọn
Tái cơ cấu đầu tư công: mới làm phần... ngọn

VOV.VN -Định hướng giải pháp chung thì tốt, nhưng triển khai cụ thể trong thực tiễn thì chậm, làm không rõ. 

Tái cơ cấu đầu tư công: mới làm phần... ngọn

Tái cơ cấu đầu tư công: mới làm phần... ngọn

VOV.VN -Định hướng giải pháp chung thì tốt, nhưng triển khai cụ thể trong thực tiễn thì chậm, làm không rõ.