Những công trình khiến “đại lục đen” thay da đổi thịt

VOV.VN - Nhiều công trình hạ tầng lớn đã, đang và sẽ được triển khai tại Châu Phi với kỳ vọng giúp "đại lục đen" thay da đổi thịt.

Năm 2015, nhà sản xuất xi măng lớn nhất châu Phi Dangote Cement đã ký hợp đồng trị giá 4,3 tỷ USD với một công ty Trung Quốc nhằm tăng sản lượng lên 100 triệu tấn tại 15 quốc gia vào năm 2020. Sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho nhiều dự án xây dựng tại châu Phi.
Dự án mở rộng kênh đào Suez khởi công năm 2014 kéo dài kênh đào này thêm 35 km, và được kỳ vọng tăng gấp đôi doanh thu.
Bắt đầu hoạt động tại Nam Phi năm 2014, trang trại năng lượng mặt trời Jasper sản xuất gần 180.000 MW mỗi năm, cung cấp điện cho 80.000 hộ dân. Đây là dự án năng lượng mặt trời lớn nhất tại châu Phi.
Đập thủy điện Grand Inga Dam là nơi sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới. Công trình này dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Với chi phí 4,8 tỷ USD, đập thủy điện Grand Ethiopian Renaissance sẽ cung cấp điện cho Ethiopia và các nước lân cận. Công trình khiến 20.000 người phải di dời chỗ ở.
Đầu tháng 7/2016, Trung Quốc và Nigeria ký hợp đồng xây dựng đường sắt ven biển Lagos-Calabar với chi phí 11 tỷ USD. Đường sắt này dài gần 4.000 km và dự kiến hoàn thành vào năm 2018.
Năm 2013, Morocco khởi động dự án đô thị tại thung lũng Bouregreg trị giá 420 triệu USD. Công trình nối liền Rabat và Salé - hai thành phố sôi động nhất Morocco bị ngăn cách bởi thung lũng.
Kenya đang có dự án thành phố công nghệ Konza trị giá 14,5 tỷ USD ở ngoại ô thủ đô Nairobi. Chính phủ nước này gọi đây là nơi khởi nguồn "thung lũng Silicon của châu Phi".
Năm 2013, công ty xây dựng Trung Quốc Zendai công bố dự án công trình thành phố Modderfontein New City ở ngoại ô Johannesburg trị giá 8 tỷ USD. Công trình này sẽ là trung tâm thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại châu Phi.
Cảng Bagamoyo của Tanzania sẽ trở thành cảng lớn nhất tại châu Phi, xử lý được 20 triệu container mỗi năm. Dự án này được xây dựng với chi phí ước tính 11 tỷ USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2045.
Năm 2009, Tổ chức Thị trường chung các nước Đông và Nam châu Phi (COMESA) khởi động dự án North South Corridor (Hành lang Bắc Nam) - chuỗi đường bộ và đường sắt trải dài hơn 11.200 km qua 7 quốc gia châu Phi. Tổng chi phí ước tính 1 tỷ USD.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những ‘chiến binh thầm lặng’ tạo nên chuyện khó tin châu Phi
Những ‘chiến binh thầm lặng’ tạo nên chuyện khó tin châu Phi

Ngoài những “chiến binh” Việt Nam vững vàng bám trụ để điều hành tại quốc gia Đông Phi lúc bất ổn chính trị, nhiều nhân viên Burundi cũng góp công rất lớn trong việc đảm bảo dịch vụ viễn thông luôn thông suốt.

Những ‘chiến binh thầm lặng’ tạo nên chuyện khó tin châu Phi

Những ‘chiến binh thầm lặng’ tạo nên chuyện khó tin châu Phi

Ngoài những “chiến binh” Việt Nam vững vàng bám trụ để điều hành tại quốc gia Đông Phi lúc bất ổn chính trị, nhiều nhân viên Burundi cũng góp công rất lớn trong việc đảm bảo dịch vụ viễn thông luôn thông suốt.

Nhiều doanh nghiệp còn e ngại thị trường Trung Đông - Châu Phi
Nhiều doanh nghiệp còn e ngại thị trường Trung Đông - Châu Phi

VOV.VN - Doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi mở rộng xuất khẩu tại thị trường Trung Đông – Châu Phi do chi phí vận chuyển xa, khó khăn mở LC…

Nhiều doanh nghiệp còn e ngại thị trường Trung Đông - Châu Phi

Nhiều doanh nghiệp còn e ngại thị trường Trung Đông - Châu Phi

VOV.VN - Doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi mở rộng xuất khẩu tại thị trường Trung Đông – Châu Phi do chi phí vận chuyển xa, khó khăn mở LC…